Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 102: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 102: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

-Nhận thức được những mặt mạnh, mặt yếu trong tính cách & thói quen của người VN, yêu cầu gấp rút khắc phục điểm yếu, hính thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỉ mới.

-Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.

II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk

 -HS : sgk, bài soạn, bài học.

III-Lên lớp

 1-On định

 2-KT bài cũ :

 a-Nội dung của tiếng nói văn nghệ trong bài “Tiếng nói văn nghệ” là gì?

 b-Tại sao con người cần đến tiếng nói văn nghệ?

 c-Phân tích khả năng kì diệu của tiếng nói văn nghệ.

 3-Bài mới

 A-Vào bài : Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thiên niên kỉ mới, mỗi chúng ta đã trang bị cho mình những gì để bước vào công cuộc xây dựng đất nước trong thế kỉ mới? Đó củng là vấn đề mà Phó thủ tướng Vũ Khoan đã nêu ra cho chúng ta hôm nay.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 102: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN BẢN : 
 -VŨ KHOAN-
I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
-Nhận thức được những mặt mạnh, mặt yếu trong tính cách & thói quen của người VN, yêu cầu gấp rút khắc phục điểm yếu, hính thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỉ mới.
-Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.
II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk
 -HS : sgk, bài soạn, bài học.
III-Lên lớp 
 1-Oån định
 2-KT bài cũ :
 a-Nội dung của tiếng nói văn nghệ trong bài “Tiếng nói văn nghệ” là gì?
 b-Tại sao con người cần đến tiếng nói văn nghệ?
 c-Phân tích khả năng kì diệu của tiếng nói văn nghệ.
 3-Bài mới 
 A-Vào bài : Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thiên niên kỉ mới, mỗi chúng ta đã trang bị cho mình những gì để bước vào công cuộc xây dựng đất nước trong thế kỉ mới? Đó củng là vấn đề mà Phó thủ tướng Vũ Khoan đã nêu ra cho chúng ta hôm nay.
 B-Tiến trình hoạt động
 Hoạt động của thầy & trò
 Ghi bảng
Hoạt động 1 
*HS đọc chú thích (*)
H: Cho biết đôi nét về tác giả.
I-Giới thiệu chung
 1-Tác giả : Vũ Khoan nhà hoạt động chính trị, là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, hiện là Phó Thủ tướng Chính phủ.
H: Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử?
 2-Tác phẩm : Viết đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỉ mới.
Hoạt động 2 
A-Hướng dẫn đọc : Giọng rõ ràng, mạch lạc, tình cảm và phấn chấn.
B-Lưu ý chú thích : 1,4,12 
*Ngoài ra cần chú ý đến các từ :
-Thế giới mạng : liên kết trao đổi thông tin trên phạm vi toàn thế giới nhờ hệ thống máy tính liên thông .
-Bóc ngắn cắn dài : Thành ngữ chỉ lối sống, lối suy nghĩ, làm ăn hạn hẹp, nhất thời, không có tầm nhìn xa.
NG:9A................ TiÕt 102:	
 9B..
II- Đọc hiểu văn bản
1- Đọc, hiểu chú thích
H: Bài viết theo kiểu loại văn bản gì? Theo phương thức nào?
H: Tìm bố cục của bài văn?
Đ: 2 phần
+[I]: Nêu vấn đề : 2 câu đầu “Tết năm nay thiên niên kỉ mới”=>Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
+[II]:Giải quyết vấn đề : “Trong những  hội nhập.”
H: Chuẩn bị cái gì? Vì sao cần chuẩn bị?
 Những cái mạnh và cái yếu của con người VN cần nhận rõ.
+[III]: Kết thúc vấn đề : Việc quyết định đầu tiên đối với thế hệ trẻ Việt Nam.
2-Kiểu loại văn bản : Nghị luận về 1 vấn đề xã hội-giáo dục; nghị luận giải thích.
Hoạt động 3 
*GV: Thông thường sau 1 chặng đường dai, chuẩn bị bước vào 1 chặng đường mới, người ta có nhu cầu nhìn lại, kiểm điểm lại mình trên chặng đường đã đi qua và chuẩn bị đi tiếp chặng đường mới. Thời điểm chuyển giao thời gian có ý nghĩa, đó là sự chuyển giao 2 thế kỉ, 2 thiên kỉ mới. Riêng đối với dân tộc, đây là thời điểm có ý nghĩa quan trọng : công cuộc đổi mới đạt được thành quả, giải quyết nhiệm vụ cơ bản là trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
H: Bài viết đã nêu vấn đề gì?
H: Vấn đề này có ý nghĩa thời sự & ý nghĩa lâu dài ntn? (Gợi ý : Bài viết có nhận rõ mặt mạnh, mặt yếu không?)
Đ: Ý nghĩa thời sự & ý nghĩa lâu dài : là nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu là điều kiện hết sức cần thiết để phát triển, nếu không sẽ bị tụt hậu. Điều đó hết sức cần thiết đối với dân tộc ta khi thực sự bước vào công cuộc xây dựng, phát triển trong xu thế hội nhập, trong nền kinh tế có xu hướng toàn cầu hoá hiện nay.
II-Phân tích
 1-Luận điểm chính : Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
H: Để làm sáng tỏ luận điểm trên, tác giả đã đưa ra hệ thống luận cứ ntn? Tìm các luận cứ đó.
*HS đọc “Trong những hành trang ... nổi trội”
H:Điều quan trọng nhất để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là gì?
*GV: đây là luận cứ quan trọng mở đầu cho cả hệ thống luận cứ của văn bản. 
 2-Hệ thống luận cứ :
 a-Chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Vì :
H: Tác giả đã dùng những lí lẽ nào để xác minh cho luận cứ này?
-Con người là động lực phát triển của lịch sử.
-Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
*HS đọc “Cần chuẩn bị  của nó.”
H: Tìm luận cứ (ý chính) trong 2 đoạn văn là gì?
 b-Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
H: Luận cứ này được triển khai mấy ý?
(Gợi ý : 
H:Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, ta thấy thế giới hiện nay là 1 thế giới ntn?
*GV:
+Khoa học công nghệ phát triển : ti vi, điện thoại di động, các loại xe máy, ô tô, máy bay, máy vi tính
+Hội nhập : Việt Nam đã là thành viên của ASEAN(hội các nước Đông Nam Á); sau 11 năm đàm phán Việt Nam đã được gia nhập vào WTO(Tổ chức Thương mại Thế giới).
-Một thế giới khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.
H: Trước tình hình thế giới như thế, nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách đặt ra cho đất nước ta hiện nay là gì?
-Nước ta đồng thời giải quyết 3 nhiệm vụ : 
 +Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp.
 +Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
 +Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.
*HS đọc “Cái mạnh  không ngừng”
 c-Những điểm mạnh, yếu của người Việt Nam được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới.
H: Tác giả nêu những điểm mạnh, yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam là gì?
H: tác giả cho rằng bản chất thông minh có từ đâu?
Đ: Bản chất trời phú, có nòi, di truyền từ lâu. Đó là cái mạnh cốt tử của tư duy, có tầm quan trọng hàng đầu và lâu dài.
Điểm mạnh
Điểm yếu
-Thông minh, nhạy bén với cái mới.
-Hổng kiến thức.
-hạn chế khả năng thực hành, sáng tạo.
H: Nguyên nhân do đâu có những điểm yếu đó?
Đ: Nguyên nhân : 
+Chạy theo các môn học thời thượng.
+Học chai, học vẹt nặng nề.
*HS đọc “Cái mạnh ghê gớm.”
H: So với đoạn trên, tác giả phân tích những cái mạnh, yếu của người Việt Nam ntn?
Đ: Điểm yếu nhiều hơn.
H: Nguyên nhân gây ra cái yếu?
Đ:-Làm việc qua loa, không cẩn trọng. So với người Nhật, đó là ưu điểm.
-Dựa vào tính tháo vát.
-Chịu ảnh hưởng nặng nề của sản xuất nhỏ và cách sống ở nông thôn thoải mái, tự do theo ý mình.
-Mặt trái là loay hoay.
H:Gây ra tác hại gì?
Đ: Vật cản ghê gớm trong xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp.
-Cần cù, sáng tạo
-Thiếu tỉ mỉ.
-Nước đến chân mới nhảy, liệu cơm gắp mắm.
-Chưa quen với cường độ khẩn trương của công việc.
-Làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt qui trình công nghệ.
*HS đọc”Trong 1”thế giới mạng”đố kị nhau”
H: Một trong những tính cách truyền thống mạnh mẽ của người Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước là gì?
H: Tuy nhiên, trong công việc lao động làm ăn hiện nay, ta lại mắc điểm yếu gì?
H: tác giả xác định nguyên nhân do đâu?
Đ:+ Do ảnh hưởng phương thức sản xuất nhỏ.
 +Do lối sống thứ bậc, tâm lí làng xã khép kín.
-Đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.
-Đố kị nhau
*HS đọc “Bước vào thế kỉ mới  hội nhập.”
H: Bước vào thế giới mới, nước ta sẽ hội nhập nhờ điểm mạnh nào?
H: Trong thế giới hiện đại và hội nhập thông tin phát triển mạnh hiện nay thì lại có điểm yếu gì?
-Bản tính thích ứng nhanh.
-Kì thị kinh doanh, thói quen bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói khôn vặt, ít giữ chữ tín.
H: Dẫn đến tác hại ntn?
Đ: Tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.
H: Vì sao tác giả không chia thành 2 ý rõ rệt mà lập luận điểm mạnh, yếu đi liền nhau?
Đ: Cái yếu ẩn chứa trong cái mạnh, những cái yếu có khi trở thành thói quen, nếp nghĩ, nếp sống của người VN lại lẫn lộn với cái mạnh, có khi lầm tưởng là cái mạnh. Khó khăn và nguy hại là ở đó. 
=>Trong cái mạnh chứa đựng cái yếu, cách lập luận như thế là thấu đáo và hợp lí. Bởi nắm được ưu điểm để phát huy và khắc phục cái yếu để phát triển.
*HS đọc”Bước vào thế kỉ  nhỏ nhất.”
H: Tác giả nêu lại mục đích và sự cần thiết của khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định khi bước vào thế kỉ mới là gì? 
H: Nhiệm vụ đề ra có khó lắm không?
Đ: Nhiệm vụ thật cụ thể, rõ ràng, giản dị, tưởng như ai cũng có thể làm theo.
1. Néi dung: Ph¸t huy nh÷ng ®iĨm m¹nh, h¹n chÕ, vøt bá nh÷ng ®iĨm yÕu ®Ĩ ®­a n­íc ta tiÕn lªn sanh vai víi c¸c quèc gia 5 ch©u.
2. NghƯ thuËt:
 + Ng«n ng÷ b¸o chÝ, g¾n víi ®êi sèng, c¸ch nãi trùc tiÕp, dƠ hiĨu, gi¶n dÞ.
 + Sư dơng c¸ch so s¸nh cđa ng­êi NhËt, ng­êi Hoa trong cïng mét sù viƯc, hiƯn t­ỵng xong l¹i cã c¸c thãi quen vµ øng xư 
kh¸c nhau.
 3-Quyết định đầu tiên đối với thế hệ trẻ Việt Nam 
-Lấp đầy điểm mạnh, vứt bỏ điểm yếu
-Quen dần với thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
III-Tổng kết : (ghi nhớ sgk /T30).
Hoạt động 4 : Luyện tập
 BT2 : Em thấy bản thân mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào trong những điều tác giả đã nêu, và cả những điều tác giả chưa nói tới? Nêu phương hướng khắc phục những điểm yếu đó.
4-Củng cố : Hệ thống kiến thức.
5-Dặn dò : Học bài. Chuẩn bị “Sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten./.
E/ Rĩt kinh nghiƯm ..................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT 102.doc