Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 104, 105: Viết bài tập làm văn số 5 văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống (nghị luận xã hội)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 104, 105: Viết bài tập làm văn số 5 văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống (nghị luận xã hội)

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 - Nắm chắc yêu cầu nội dung, hình thức của một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng tập phân tích tổng hợp, kỹ năng diễn đạt, trình bày, chữ viết

 3. Thái độ:

 - Học sinh biết quan tâm đến các sự việc, hiện tượng đời sống xung quanh mình, biết bày tỏ thái độ, đánh giá cảm nhận của bản thân về sự việc, hiện tượng đó.

 - Trung thực, tự giác, độc lập.

 - Bồi dưỡng kiến thức bộ môn.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 1. Giáo viên: Đề bài, dàn ý chi tiết, đáp án, biểu điểm.

 2. Học sinh: Vở viết văn.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 104, 105: Viết bài tập làm văn số 5 văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống (nghị luận xã hội)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:.. 
NG:9A:
Tuần 21
Tiết 104 – 105 (tập làm văn)
 9B
viết bài tập làm văn số 5
văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng 
đời sống (nghị luận xã hội)
(Làm tại lớp)
a. mục tiêu:
	1. Kiến thức:	 Giúp học sinh:
	- Nắm chắc yêu cầu nội dung, hình thức của một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng tập phân tích tổng hợp, kỹ năng diễn đạt, trình bày, chữ viết
	3. Thái độ:
	- Học sinh biết quan tâm đến các sự việc, hiện tượng đời sống xung quanh mình, biết bày tỏ thái độ, đánh giá cảm nhận của bản thân về sự việc, hiện tượng đó.
	- Trung thực, tự giác, độc lập.
	- Bồi dưỡng kiến thức bộ môn.
b. chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	1. Giáo viên: Đề bài, dàn ý chi tiết, đáp án, biểu điểm.
	2. Học sinh: Vở viết văn.
c. phương pháp:
	- Học sinh viết bài độc lập, trung thực.
d. tiến trình giờ dạy:
	1. ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số:	
	2. Giảng bài mới:
	A. Đề bài: Đề 4 SGK – 34.
	Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện trượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
	B. tìm hiểu đề và tìm ý:
	- Kiểu đề: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
	- Bài làm cần có nhan đề tự đặt.	
	- Ví nhận xét:	+ Hãy lắng nghe môi trường kêu cứu;
	+ Nỗi đau của môi trường;
	+ Tiếng kêu cứu của môi trường;
	+ Hãy bảo vệ môi trường;
	+ Hãy dừng tay vì môi trường;
	+ Góp tay xây dựng môi trường sống: "Xanh – Sạch - Đẹp".
	+ Môi trường SOS!
	- Tìm ý:
	+ Em đã thấy hành động đó bao giờ chưa? ở đâu?
	+ Nó ảnh hưởng đến ý thức như thế nào của người dân?
	+ Cần phải làm gì để ngăn chặn?...
	+ Rút ra bài học gì?
	c. dàn ý:
	1. Mở bài:
	- giới thiệu chung, khái quát hiện trạng môi trường.
	- Hành động được nêu ra (đề bài) là hành động gây ô nhiễm môi trường đ cần phải sửa.
	2. Thân bài:
	*) Phân tích cụ thể thực trạng môi trường địa phương:
	- Môi trường ngày càng ô nhiễm;
	- Bầu không khí, nguồn nước bị ảnh hưởng;
	- Mỹ quan đường phố không được đảm bảo;
	- Rác thải còn vứt bừa bãi, đặc biệt rác thải ni-lông.
	*) Tác hại:
	- Môi trường sống bị ảnh hưởng;
	- Cảnh quan bị ảnh hưởng đ giảm sự thu hút khác du lịch, tham quan
	- Công tác bảo vệ môi trường gặp khó khănghị luận
	- Gây ô nhiễm nguồn nước, không khí đ gây chết các sinh vật ở ao, hồ, biển
	- Hình thành thói quen xấu ở mỗi người dân;
	- Môi trường bị ô nhiễm đ dịch bệnh tăng cao và có cơ hội thêm phát triển
	*) Nguyên nhân:
	- ý thức người dân;
	- Sự thiếu quan tâm, thiếu đầu tư của các ngành chức năng
	- Công tác tuyên truyền giáo dục chưa tốt;
	- Chưa có chế tài phù hợp với các hành vi vi phạm
	*) Hướng khắc phục:
	- Từ nguyên nhân đ Có hướng khắc phục xong quan trọng nhất là ý thức của người dân đ vì môi trường sống tốt đẹp cho hôm nay và mai sau đ mỗi chúng ta hãy góp phần bảo vệ môi trường dù đó là việc làm nhỏ nhất.
	3. Kết bài:
	- Kết luận lại vấn đề nghị luận: đưa ra đánh giá của bản thân;
	- Bài học cùng lới khuyên đ cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu tất cả chúng ta đều có ý thức bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi
	d. biểu điểm:
	1. Điểm 8 – 9:
	- Làm đúng kiểu bài, bài làm đủ ý, diễn đạt mạch lạc.
	- Liên hệ thực tế tốt
	- Chữ viết sạch đẹp, trình bày khoa học, bố cục 3 phần.
	- Sai không quá 3 lỗi chính tả.
	2. Điểm 5 – 6 – 7:
	- Làm đúng kiểu bài, bài làm đủ ý xong chưa thực sự sâu sắc, đôi chỗ diễn đạt còn lủng củng.
	- Liên hệ thực tế chưa nhiều.
	- Chữ viết sạch đẹp, trình bày khoa học, bố cục 3 phần.
	- Sai không quá 5 lỗi chính tả.
	3. Điểm 3 – 4:
	- Bài làm còn sơ sài, cẩu thả, bố cục không rõ.
	- Nội dung không sâu sắc, chữ viết cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả.
	4. Điểm 1 – 2:
	- Làm sai kiểu bài, diễn đạt yếu, chữ viết quá xấu, bài biết thiếu nhiềi ý.
	- ý thức làm bài kém.
	- Lạc đề
4. Củng cố bài:
	- Giáo viên thu bài, đếm bài về chấm.
	- Nhận xét học sinh làm bài, RKN.
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:
	- Xem lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học.
	- Đọc và tìm hiểu nội dung bài tiếp theo: "Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý".
e. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT 104+105.doc