Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 134, 135: Viết bài tập làm văn số 7

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 134, 135: Viết bài tập làm văn số 7

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7.

A.Mục tiêu :

Bài tập làm văn số 7 nhằm đánh giá HS ở các phương diện chủ yếu sau:

-Biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích), bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trước đó.

--Có kỹ năng làm bài tập làm văn nói chung (bó cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả, .)

- Giáo dục những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh,.trong quá trình làm bài.

B. Phương pháp.

- Viết bài.

C. Chuẩn bị:

-GV: Đề kiểm tra + đáp án chấm bài.

-HS: Ôn luyện kỹ cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ + giấy, bút.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 134, 135: Viết bài tập làm văn số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..../....../....... Tiết 134- 135
Ngày dạy :9A...../......./.....
 9B...../......./...... 
Viết bài tập làm văn số 7.
A.Mục tiêu :
Bài tập làm văn số 7 nhằm đánh giá HS ở các phương diện chủ yếu sau:
-Biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích), bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trước đó. 
--Có kỹ năng làm bài tập làm văn nói chung (bó cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả, ..)
- Giáo dục những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh,...trong quá trình làm bài.
B. Phương pháp.
- Viết bài.
C. Chuẩn bị:
-GV: Đề kiểm tra + đáp án chấm bài.
-HS: Ôn luyện kỹ cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ + giấy, bút.
D. Tiến trình bài dạy:
I. Tổ chức(1p)
II. Kiểm tra.(0p) Không.
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề.(1p) Trong những giờ trước các em đã hiểu được nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là gì, nắm được cách làm dạng bài này. Để vận dụng các kiến thức đã học ở dạng bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, giờ học hôm nay chúng ta cùng thực hành tạo lập dạng văn bản này.
 2. Triển khai bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.(3p)
-GV chép đề bài lên bảng.
-HS đọc lại đề 
G. Nêu sơ lược về yêu cầu cần đạt khii thể hiện trong bài viết. Đáp án.
?Xác định yêu cầu của đề (kiểu văn bản cần tạo lập, vấn đề nghị luận)
-?Văn bản tạo lập cần đảm bảo những nội dung gì
GV nêu yêu cầu về hình thức của bài viết 
* Hoạt động 2.(82p)
I.Đề bài
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp Lửa” của Bằng Việt.
*.Đáp án chấm.
1.Mở bài: (2điểm)
Giới thiệu bài thơ “Bếp lửa”, nêu ý kiến khái quát của mình về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.
2.Thân bài: (5điểm)
Phân tích, nêu nhận xét, đánh giá về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ:
- Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bộ bài thơ.
-Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
-Hình ảnh bếp lửa gợi nhắc cuộc sống –kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh người bà.
-Hình ảnh bếp lửa gợi những suy nghĩ về cuộc đời bà.
-Hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà. Bếp lửa bình dị, thân thuộc mà kỳ diệu , thiêng liêng.
- Sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. 
3.Kết bài: (2 điểm)
 Lòng kính yêu trân trọng, biết ơn của người cháu với người bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
4.Hình thức (1 điểm)
-Trình bày sạch đẹp, khoa học, bố cục mạch lạc, rõ ràng.
II. Viết bài.
IV. Củng cố (2p).
-GV thu bài 
-Nhận xét giờ viết bài:
V. Dặn dò (1p).
-Lập dàn ý chi tiết cho đề văn trên.
-Soạn bài: “Bến quê”. (Hướng dẫn đọc thêm)
E/ Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 134- 135.doc