BẮC SƠN
(Nguyễn Huy Tưởng)
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm được sung đột, diễn biến hành động kịch và ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích hồi bốn của vở kịch Bắc sơn.
2. Kĩ năng: Cảm nhận, phân tích thể kịch nói.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
B/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Chân dung tác giả, tranh minh hoạ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
II. Bài cũ: Không.
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu đôi nét về thể loại kịch nói và dẫn vào bài.
Tiết thứ 161 Ngày soạn:......../......./08 Ngày dạy:......./......./08 bắc sơn (Nguyễn Huy Tưởng) A/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm được sung đột, diễn biến hành động kịch và ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích hồi bốn của vở kịch Bắc sơn. 2. Kĩ năng: Cảm nhận, phân tích thể kịch nói. 3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo. b/ chuẩn bị : 1. Giáo viên: Chân dung tác giả, tranh minh hoạ. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk. c/ tiến trình bài dạy: I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học. ii. Bài cũ: Không. iii. bài mới: 1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu đôi nét về thể loại kịch nói và dẫn vào bài. 2. triển khai bài: hoạt động của thầy + trò nội dung kiến thức Hoạt động 1: Hs: Đọc chú thích, trình bày hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm. Gv: Nhận xét, bổ sung. Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu. Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét. Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích. Gv: Hướng dẫn hs đọc phân vai. Hs: Đọc phân vai. Gv: Nhận xét, đánh giá. Hs: Thảo luận, xác định nội dung chính của văn bản. Gv: Nhận xét, khái quát. Hoạt động 2: * Nhân vật Thơm xuất hiện trong lớp kịch nào? (cả ba lớp) * Tóm tắt hành động kịch trong lớp III? * Lúc này Thơm có những lời nói nào khác thường đối với chồng? Hs: Trình bày. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm: * Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) quê ở Hà Nội, viết văn từ trước năm 1945. Năm 1996, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. * Vở kịch được xem là tác phẩm kịch đầu tiên đã thể hiện thành công một sự kiện cách mạng và những nhân vật mới của thời đại: Quần chúng và người chiến sĩ cách mạng. * Kịch: là một trong ba loại hình nghệ thuật ngôn từ cơ bản, Kịch dùng ngôn ngữ trực tiếp và cữ chỉ, hành động của nhân vật để thể hiện những mâu thuẩn, xung đột trong cuộc sống. 2. Đọc bài: II. Pân tích: 1. Nhân vật Thơm: * Ngọc về, Thơm khôn khéo giữ chồng ở nhà để tạo an toàn cho Thái, Cữu trốn thoát. IV. Củng cố: Gv chốt lại kiến thức cần nắm về thể loại kịch, nội dung văn bản. Hs ghi nhớ. V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, tìm hiểu nội dung còn lại. Quyết chí thành danh Tiết thứ 162 Ngày soạn:......../......./08 Ngày dạy:......./......./08 bắc sơn (Nguyễn Huy Tưởng) A/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm được sung đột, diễn biến hành động kịch và ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích hồi bốn của vở kịch Bắc sơn. 2. Kĩ năng: Cảm nhận, phân tích thể kịch nói. 3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo. b/ chuẩn bị : 1. Giáo viên: Chân dung tác giả, tranh minh hoạ. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk. c/ tiến trình bài dạy: I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học. ii. Bài cũ: Không. iii. bài mới: 1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới. 2. triển khai bài: hoạt động của thầy + trò nội dung kiến thức Hoạt động 1: * Sự khác thường trong lời nói của Thơm là gì? * Vì sao Thơm có những lời nói khác thường đó? * Qua đó, ta hiểu thêm gì điều gì về Thơm? * Trong tình huống này, Thơm đã có những cữ chỉ nào? (gật đầu se sẻ, ngăn lại, hốt hoảng, ngoan ngoản và mau lẹ đẩy hai người vào trong) * Lời nói nào bộc lộ rỏ nhất thái độ của Thơm đối với cm? (Tôi cứ lo hai ông, tưởng hai ông chạy xa rồi, Tôi không báo hai ông đâu, tôi chết thì chết) * Những cữ chỉ, thái độ ấy cho thấyThơm là người như thế nào đối với cm? * Nhận xét về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật Thơm? * Từ đó tính cách của Thơm hiện lên như thế nào? Hoạt động 2: * Nhân vật Ngọc xuất hiện trong những lớp kịch nào? (lớp I và III) * Hành động xuyên suốt lớp kịch này của Ngọc là gì? (lùng bắt hai cán bộ cm là Thái và Cữu để lấy tiền thưởng) * Tính cách của Ngọc được bộc lộ qua những lời nói điển hình nào? Hs: Thảo luận, tìm kiếm, trình bày. * Tính cách của Ngọc qua những lời nói đó? * Nhân vật Ngọc đại diện cho loại người nào trong thời kì khó khăn của cm? * Qua hai nhân vật Thơm và Ngọc, chỉ ra nội dung xung đột của hai tính cách? (Thơm Ngọc - Ngay thẳng >< Quanh co. - Trong sáng >< Hiểm độc. - Giàu tình nghĩa >< Bất nghĩa.) * Sự xung đột này gợi tình cảm gì ở người đọc? Hoạt động 3: Hs: Thảo luận, khái quát giả trị nội dung, nghệ thuật cuae văn bản. Gv: Nhận xét, khái quát. II. Phân tích: 1. Nhân vật Thơm: - Lời nói dịu hơn, thân thiện hơn nhưng là những lời nói cữa miệng, không thật lòng. ề Vờ gây tình cảm với chồng để tạo điều kiện cho Thái, Cữu trồn thoát. ? Làm mọi việc để có lợi cho cách mạng, kể cả nói dối người thân. - Cữ chỉ, thái độ: Có tình cảm đặc biệt với cm, quý trọng người cm, khinh ghét kẻ bán nước theo giặc. - Thể hiện diễn biến tâm lý phức tạp chủa nhân vật bằng các cữ chỉ lời nói điển hình. ? Trong sáng, thẳng thắn, lương thiện. 2. Nhân vật Ngọc: - Qua lời nói ề giả nhân giả nghĩa, hám tiền, hám danh. ề Sợ giặc, làm tay sai cho giặc để mưu cầu lợi riêng, phản bội nhân dân, đất nước. - Thơm - Ngọc có hai tính cách xung đột lẫn nhau. ? Yêu quý cảm động đối với Thơm, ghê sợ, căm ghét đối với Ngọc. III. Tổng kết: Ghi nhớ sgk. IV. Củng cố: Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. Hs ghi nhớ. V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, chuẩn bị bài tổng kết tập làm văn. Quyết chí thành danh Tiết thứ 163 Ngày soạn:......../......./08 Ngày dạy:......./......./08 tổng kết phần tập làm văn A/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Cũng cố khắc sâu kiến thức đã học về tập làm văn. 2. Kĩ năng: Tổng kết, hệ thống hoá kiến thức đã học. 3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo. b/ chuẩn bị : 1. Giáo viên: Bảng phụ, bài văn mẫu. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk. c/ tiến trình bài dạy: I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học. ii. Bài cũ: Không. iii. bài mới: 1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu mục đích của bài học. 2. triển khai bài: hoạt động của thầy + trò nội dung kiến thức Hoạt động 1: Hs: Quan sát bảng tổng hợp. * Phân biệt sự khác nhau của các kiểu văn bản trên? * Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao? * Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Tại sao? 1. Sự khác nhau: ở hai điểm chính: - Khác nhau về phương thức biểu đạt. - Khác nhau về hình thức thể hiện. 2. Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau được, vì: * Phương thức biểu đạt khác nhau. * Hình thức thể hiện khác nhau. * Mục đích khác nhau: - Để cảm nhận được các sự việc hiện tượng (miêu tả) - Để nắm được diễn biến các sự kiện, sự việc (tự sự) - Để tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật (hành chính - công vụ) * Các yếu tố cấu thành văn bản khác nhau: - Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc, sự kiện (tự sự) - Hình tượng về một sự vật, hiện tượng được người viết tái hiện, tái tạo (miêu tả) - Các cảm xúc cụ thể của người viết đối với sự vật, hiện tượng (biểu cảm) - Cung cấp các tri thức khách quan về đối tượng (thuyết minh) - Hệ thống luận cứ, luận điểm, lập luận (nghị luận) -Trình bày theo mẫu (hành chính) 3. Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể, vì: - Trong văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả, thuyết minh, nghị luận... và ngược lại. - Ngoài chức năng thông tin, các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội ; do đó không thể có một văn bản nào đó lại “thuần chủng” một cách cực đoan được. IV. Củng cố: Gv chốt lại kiến thức cần nắm về các kiểu văn bản. Hs ghi nhớ. V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, Tiếp tục ôn tập kiến thức tập làm văn đã học. Quyết chí thành danh Tiết thứ 164 Ngày soạn:......../......./08 Ngày dạy:......./......./08 tổng kết phần tập làm văn A/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Cũng cố khắc sâu kiến thức đã học về tập làm văn. 2. Kĩ năng: Tổng kết, hệ thống hoá kiến thức đã học. 3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo. b/ chuẩn bị : 1. Giáo viên: Bảng phụ, bài văn mẫu. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk. c/ tiến trình bài dạy: I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học. ii. Bài cũ: Không. iii. bài mới: 1. Đặt vấn đề: Gv dẫn trực tiếp vào bài học. 2. triển khai bài: hoạt động của thầy + trò nội dung kiến thức Hoạt động 2: Hs: Tiếp tục quan sát bảng tổng hợp. * Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm có gì giống nhau và khác nhau? Hs: Thảo luận, trình bày so sánh giữa giải thích, thuyết minh, miêu tả. Gv: Nhận xét, khái quát. 3. So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học: * Giống nhau: Các kiểu văn bản và các thể loại văn học có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó, ví dụ: - Kiểu tự sự có mặt trong thể loại tự sự. - Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình. * Khác nhau: - Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học. - Thể loại văn học là “môi trường” xuất hiện các kiểu văn bản. Ví dụ: - Trong các thể loại văn học như tự sự, trữ tình, kịch, kí thì thể loại tự sự có thể sử dụng các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận... - Trong thể loại kịch cũng có thể sử dụng các kiểu văn bản như trên. 4. So sánh: Thuyết minh Giải thích Miêu tả - Phương thức chủ yếu: Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng. - Cách viết: Trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khách quan, khoa học. - Phương thức chủ yếu: Xây dựng một hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận. - Cách viết: Dùng vốn sống trực tiếp (do tuổi đời và hoàn cảnh sống quyết định) và vốn sống gián tiếp (học tập qua sách vở và thu lượm qua các phương tiện thông tin đại chúng) để giải thích một vấn đề nào đó theo một quan niệm, lập trường nhất định. - Phương thức chủ yếu: Tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan. - Cách viết: Xây dựng hình tượng về một đối tượng nào đó thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết. Hoạt động 4: Hs: Thảo luận, trình bày khả năng kết hợp giữa các phương thức. Gv: Nhận xét, khái quát. 5. Khả năng kết hợp giữa các phương thức: Tự sự Miêu tả Biểu cảm Nghị luận Thuyết minh - Có sử dụng bốn phương thức còn lại. - Ngoài ra, tự sự còn có thể kết hợp với miêu tả nội tâm, đối thoại và độc thoại nội tâm (có vai trò quan trọng của người kể và ngôi kể) - Có sử dụng các phương thức tự sự, biểu cảm, thuyết minh. - Có sử dụng các phương thức miêu tả, tự sự, nghị luận. - Có sử dụng các phương thức miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. - Có sử dụng các phương thức miêu tả, nghị luận. IV. Củng cố: Gv chốt lại kiến thức cần nắm về tập làm văn. Hs ghi nhớ. V. Dặn dò: Nắm kiến thức bài học, ôn tập về tập làm văn,chuẩn bị bài Tôi và chúng ta. Quyết chí thành danh Tiết thứ 165 Ngày soạn:......../......./08 Ngày dạy:......./......./08 tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ) A/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta. 2. Kĩ năng: Cảm nhận, phân tích thể kịch. 3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo. b/ chuẩn bị : 1. Giáo viên: chân dung tác giả, tranh minh hoạ. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk. c/ tiến trình bài dạy: I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học. ii. Bài cũ: Cảm nhận của em về nhân vật Thơm trong đoạn kịch Bắc sơn? iii. bài mới: 1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu đôi nét về Lưu Quang Vũ và dẫn vào bài. 2. triển khai bài: hoạt động của thầy + trò nội dung kiến thức Hoạt động 1: Hs: Đọc chú thích, trình bày hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm. Gv: Nhận xét, bổ sung. Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu. Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét. Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích. Hs: Thảo luận, khái quát nội dung chính của văn bản. Gv: Khái quát. Hoạt động 2: * Cuộc họp mở tại phòng gián đốc với đủ thành phần, việc này cho thấy Hoàng Việt có tác phong làm việc như thế nào? * Mục đích của cuộc họp được công bố là gì? Hs: Trình bày. * Người trực tiếp soạn thảo phương án là kỉ sư Lê Sơn. Điều này có ýa nghĩa gì? * Từ đó, ta hiểu gì về phong cách làm việc của Hoàng Việt? * ý tưởng đổi mới ở đây là gì? * Hoàng Việt đã có phản ứng như thế nào trước quan điểm kế hoạch sản xuất là kế hoạch của cấp trên, và có kế hoạch hai, kế hoạch ba làm thêm? * Những ai đã chống đối Hoàng Việt? (Phó giám đốc, trưởng phòng tài vụ, quản đốc xưởng) * Cách chống đối chung của những người này là gì? (dựa vào những quy định, nguyên tác, luật lệ có sẵn) * Hoàng Việt đã có thái độ như thế nào trước những phản ứng này? * Từ đó Hoàng Việt đã bộc lộ vai trò một giám đốc như thế nào? * Đặc điểm nào trong tính cách nhân vật Hoàng Việt được bộc lộ? I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả, tác phẩm: * Lưu Quang Vũ 1948-1988) quê gốc ở Quảng Nam, là nhà thơ, nhà viết kịch. Được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh (2000) * Văn bản được trích trong vở kịch cùng tên. 2. Đọc bài: II. Phân tích: 1. Nhân vật Hoàng Việt: - Tác phong khẩn trương, không câu nệ, dân chủ. - Đề án mới đã được tính toán khoa học, có thể tiến hành được. ề Có mục đích rỏ ràng, khách quan, minh bạch. - ý tưởng đổi mới là mở rộng quy mô sản xuất. - Phê phán bác bỏ. ề Dám nghĩ, dám làm theo cái mới, dám chịu trách nhiệm trong công việc. - Dùng quyền lực để miễn chức, bải chức. Dùng tri thức quản lý kinh tế để phê phán lại. ề Tính cách được bộc lộ trong hàng loạt các quan hệ xung đột. ề Cương quyết, thông minh, táo bạo, dám chịu trách nhiệm. IV. Củng cố: Gv chốt lại kiến thức cần nắm về nội dung văn bản, nhân vật Hoàng Việt. Hs ghi nhớ. V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, phân tích tiếp các phần còn lại. Quyết chí thành danh
Tài liệu đính kèm: