Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 18: Xưng hô trong hội thoại

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 18: Xưng hô trong hội thoại

 Tiếng việt:

XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

A/ Mục tiêu :

 Qua tiết học, HS có thể :

- Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong TV.

- Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.

- Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô.

B/ Chuẩn bị :

 - GV : Bảng phụ.

 - HS : Xem trước nội dung tiết học, thực hiện yêu cầu 1. I

C/ Phương pháp.

- Nêu và giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế

D/ Hoạt động trên lớp :

1) Ổn định tổ chức: KT sĩ số :

2) Kiểm tra bài cũ : (4 )

 Câu 1: Để không vi phạm các phương châm hội thoại cần phải làm gì ?

 A. Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp

 B. Hiểu rõ nội dung mình định nói

 C. Biết im lặng khi cần thiết

 D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 18: Xưng hô trong hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy : 9a Tiết 18 
 9b:.
 Tiếng việt: 
Xưng hô trong hội thoại
A/ Mục tiêu : 
 Qua tiết học, HS có thể :
- Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong TV.
- Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.
- Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô.
B/ Chuẩn bị :
 - GV : Bảng phụ.
 - HS : Xem trước nội dung tiết học, thực hiện yêu cầu 1. I
C/ Phương pháp.
- Nêu và giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế
D/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: KT sĩ số :
2) Kiểm tra bài cũ : (4’ )
 Câu 1: Để không vi phạm các phương châm hội thoại cần phải làm gì ?
 A. Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp
 B. Hiểu rõ nội dung mình định nói
 C. Biết im lặng khi cần thiết
 D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau
 Câu 2: Theo em, để hiểu ý của người nói, chúng ta phải xét những lớp nghĩa nào?
 A. Nghĩa tường minh C. Cả hai nghĩa trên
 B. Nghĩa hàm ẩn D. Không nghĩa nào trong hai nghĩa trên
 (Yêu cầu HS lựa chọn đúng hai đáp án theo thứ tự là A và C )
3) Bài mới: ( 36 phút)
Hoạt động của GV & HS
Ghi bảng
- GV yêu cầu HS nêu một số từ ngữ xưng hô trong TV và cho biết cách dùng những từ ngữ đó.
* HS trình bày:
- Ngôi thứ nhất: tôi, tao, ta,chúng tôi. chúng ta..
- Ngôi thứ hai: mày, mi, chúng mày,.
- Ngôi thứ ba: nó, họ, chúng nó,.
- Suống sã: mày, tao,..
- Thân mật: cậu, tớ,.
- Trang trọng: quý ông, quý bà,..
 GV: nêu yêu cầu: xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích.
* HS đọc VD 2- SGK.
 GV yêu cầu HS phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích a, b. Giải thích sự thay đổi đó.
* HS trao đổi, thảo luận, phân tích :
a) Cách xưng hô không bình đẳng giữa một kẻ có mặc cảm thấp hèn, cần nhờ vả người khác với một kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng và hách dịch.
b) Cách xưng hô bình đẳng, ngang hàng
- Lí do thay đổi: Dế Choắt không còn coi mình là kẻ thấp hèn, đàn em nữa mà nói những lời trăng trối với tư cách là một người bạn. Dế Mèn không còn ngạo mạn vì đã nhận ra tội của mình.
? Từ việc tìm hiểu mục1, 2, em rút ra nhận xét gì ?
* HS rút ra 2 nhận xét:
- Trong TV có rất nhiều từ ngữ dùng để xưng hô với nhiều sắc thái khác nhau
- Cần căn cứ vào đối tượng và tình huống giao tiếp để sử dụng từ ngữ xưng hô cho thích hợp.
ộ GV chốt:
- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong TV rất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm
- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô thích hợp.
c) Kết luận: ( ghi nhớ : SGK - )
- GVchỉ định một HS đọc mục (ghi nhớ- SGK ) .
 GV phân lớp thành 4 nhóm và giao bài tập cho từng nhóm.
Nhóm 1: Bài1 Nhóm 3: Bài 4
Nhóm 2: Bài 3 Nhóm 4: Bài 5
Yêu cầu HS thảo luận, làm bài tập theo nhóm .
- GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung và nêu yêu cầu cần đạt ở mỗi bài tập. HS ghi kết quả vào vở.
2) Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và tổ chức cho HS thảo luận chung yêu cầu của bài tập. Sau đó gọi 1 hs trả lời.
3) Bài 6:
- GV cho HS đọc thầm nội dung và yêu cầu của bài tập.
- GV gọi 1 HS trả lời và cho 1 số HS khác nhân xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung và nêu yêu cầu cần đạt.
I/ Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô (18 phút)
1) Những từ ngữ xưng hô trong TV:
2) Việc sử dụng từ ngữ xưng hô :
a) Ví dụ:
b) Nhận xét:
a) tôi, anh- em, ta- chú mày :Không bình đẳng
b) tôi- anh: Bình đẳng
* Ghi nhớ: SGK
II) Luyện tập: (18 phút)
1) Bài 1, 3, 4, 5:
2) Bài tập 2
- Dùng " chúng tôi" thay cho "tôi" là để thể hiện tính khách quan và sự khiêm tốn.
3) Bài tập 6
4) Củng cố: ( 2 phút) 
 ? Khi sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại cần căn cứ vào những yếu tố nào?
5) HD về nhà: ( 2 phút)
 - Học thuộc phần ghi nhớ- SGK
 - Làm hoàn thiện 6 bài tập SGK và bài tập bổ sung SBT vào vở
 ’ Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết TV: " Cách dẫn trực tiếp..gián tiếp".
D/ Rút kinh nghiệm.
.
-------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docT 18.doc