Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 19: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 19: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Tiếng việt:

CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

A/ Mục tiêu:

 Qua tiết học, HS có thể :

- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong khi viết VB.

- Rèn luyện kĩ năng trích dẫn khi viết VB.

B/ Chuẩn bị :

 - GV: Bảng phụ ghi câu hỏi KT bài cũ; Phiếu học tập ghi nội dung bài tập 2.

 - HS: Xem trước nội dung tiết học.

C/ Phương pháp lên lớp.

- Phân tích, thực hành,

D/ Hoạt động trên lớp :

1) Ổn định tổ chức: ( 1 phút): KT sĩ số :

2) KT bài cũ: (3 phút)

 - GV dùng bảng phụ.

 ? Những việc chúng ta cần phải làm khi muốn lựa chọn đúng từ ngữ xưng hô

 trong hội thoại là ?

 A. Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp.

 B.Xem xét mối quan hệ giữa người nói và người nghe.

 C. Cả A và B đều đúng.

 D. Cả A và B đều sai. ( Đáp án C )

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 19: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy : 9a........................... Tiết 19
 9b:.
Tiếng việt: 	 
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
A/ Mục tiêu:
 Qua tiết học, HS có thể :
- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong khi viết VB.
- Rèn luyện kĩ năng trích dẫn khi viết VB.
B/ Chuẩn bị :
 - GV: Bảng phụ ghi câu hỏi KT bài cũ; Phiếu học tập ghi nội dung bài tập 2.
 - HS: Xem trước nội dung tiết học.
C/ Phương pháp lên lớp.
- Phân tích, thực hành,
D/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: ( 1 phút): KT sĩ số :	
2) KT bài cũ: (3 phút)
 - GV dùng bảng phụ.
 ? Những việc chúng ta cần phải làm khi muốn lựa chọn đúng từ ngữ xưng hô 
 trong hội thoại là ?
 A. Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp.
 B.Xem xét mối quan hệ giữa người nói và người nghe.
 C. Cả A và B đều đúng.
 D. Cả A và B đều sai. ’ ( Đáp án C )
3) Bài mới: ( 36 phút)
Hoạt động của GV & HS
Ghi bảng
- GV gọi HS đọc các VD ở mục I- SGK.
? Trong đoạn trích a, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì ?
* HS thảo luận, trả lời: - Bộ phận in đậm ở VD a là lời nói của nhân vật. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
? Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là lòi nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì ?
HS: Bộ phận in đậm ở VD b là ý nghĩ. Nó cũng được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
? Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận in đậm và không in đậm được không ? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì ?
* HS thảo luận, trả lời:
Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận. Khi đó hai bộ phận sẽ ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang
? Qua hai VD em vừa tìm hiểu thì đó là cách dẫn trực tiếp. Vậy em cho biết cách dẫn trực tiếp là cách dẫn như thế nào ? Cách nhận biết ?
ộ GV chốt lại :
* 1 HS đọc ý 1 của mục ( ghi nhớ )
 GV: hướng dẫn HS tìm hiểu cách dẫn gián tiếp như ở phần trên qua các câu hỏi ở SGK.
* HS đọc, tìm hiểu 2 VD ở mục II.
* HS thảo luận, trả lời các câu hỏi:
? Cách dẫn như ở 2 VD của mục II là dẫn gián tiếp. Em hãy cho biết đặc điểm của cách dẫn này ?
ộ GV chốt lại :
- Dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp. không đặt trong dấu ngoặc kép.
Kết luận : * 1 HS đọc (ghi nhớ- ý 2).
 GV phân lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 phần theo yêu cầu của bài tập.
* 1 HS đọc bài tập và nêu yêu cầu:
* HS làm theo nhóm phân công. Sau đó cử đại diện trả lời:
* Các HS khác nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện:
 GV phân lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu ghi ở phiếu học tập
Nhóm 1: a
Nhóm 1: b
Nhóm 3: c
- GV nhận xét chung kết quả đạt được của từng nhóm dựa trên việc thu phiếu học tập
3) Bài tập 3:
Đây là bài tập tương đối khó. Nếu còn thời gian, GV gợi ý cho HS
Cần phân biệt rõ lời thoại của ai đang nói với ai, trong lời thoại đó có phần nào mà người nghe cần chuyển đến người thứ 3 và người thứ 3 đó là ai.
I/ Cách dẫn trực tiếp : ( 10 phút)
1) Ví dụ :
2) Nhận xét:
- Dẫn trực tiếp: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật và được đặt trong dấu ngoặc kép
II/ Cách dẫn gián tiếp : ( 10 phút)
1) Ví dụ:
2) Nhận xét:
- Phần in đậm ở VD (a) là lời nói.
- Phần in đậm ở VD (b) là ý nghĩ.
- VD (a) không có dấu hiệu gì ngăn cách với bộ phận đứng trước.
- VD (b) có dấu hiệu ngăn cách là từ
 " rằng".
’ Có thể thay bằng từ " là"
* Ghi nhớ: SGK
III/ Luyện tập : ( 16 phút )
1) Bài tập 1:
2) Bài tập 2:
4) Củng cố: ( 3 phút)
 ? Để dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của 1 người hay 1 nhân vật, người ta có những cách nào? Phân biệt từng cách dẫn.
5) HD về nhà: (2 phút)
 - Làm hoàn thiện các bài tập trong SGK và bài tập bổ sung trong SBT vào vở
 - Học thuộc phần ghi nhớ để nắm nội dung cơ bản của tiết học
 ’Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết TV: Sự phát triển của từ vựng 
E/ Rút kinh nghiệm.
..
 .. 

Tài liệu đính kèm:

  • docT 19.doc