Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 27: Chị em Thuý Kiều

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 27: Chị em Thuý Kiều

CHỊ EM THUÝ KIỀU

( " Truyện Kiều"- Nguyễn Du )

A/ Mục tiêu:

 Qua tiết học, HS có thể :

-. Thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của ND: khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận của Thuý Vân( TV), Thuý Kiều( TK) bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.

 - Thấy được cảm hứng nhân đạo trong " Truyện Kiều": trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp của con người.

-Rèn kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ thơ.

B/ Chuẩn bị :

 - GV: Tác phẩm Truyện Kiều , Bảng phụ.

 - HS: Đọc kĩ đoạn trích, tìm hiểu vị trí đoạn trích.

C/ Hoạt động trên lớp :

1) Ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số :

2) KT bài cũ: (3 phút)

 - GV dùng bảng phụ:

 Câu 1: Lựa chọn một ý kiến đúng trong các ý kiến sau đây

 A. ND đã dịch " Kim Vân Kiều truyện" thành " Truyện Kiều"

 B. ND đã hoàn toàn sáng tạo ra "Truyện Kiều"

 C. ND đã phỏng dịch ( biên dịch) tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân để sáng tạo “ truyện Kiều ”.

 D. ND đã dựa vào cốt truyện " Kim Vân Kiều truyện " của Thanh Tâm Tài Nhân để sáng tạo “ truyện Kiều ” đáp án : D

 Câu 2: Nhắc lại một cách vắn tắt hai giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật nhất của “ truyện Kiều ” ?

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 27: Chị em Thuý Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy:9a ............................. Tiết 27 
 9b.
 Văn bản : 
Chị em Thuý Kiều
( " Truyện Kiều"- Nguyễn Du )
A/ Mục tiêu: 
 Qua tiết học, HS có thể :
-. Thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của ND: khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận của Thuý Vân( TV), Thuý Kiều( TK) bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.
 - Thấy được cảm hứng nhân đạo trong " Truyện Kiều": trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp của con người.
-Rèn kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ thơ.
B/ Chuẩn bị :
 - GV: Tác phẩm Truyện Kiều , Bảng phụ.
 - HS: Đọc kĩ đoạn trích, tìm hiểu vị trí đoạn trích.
C/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số :	
2) KT bài cũ: (3 phút)
 - GV dùng bảng phụ:
 Câu 1: Lựa chọn một ý kiến đúng trong các ý kiến sau đây
 A. ND đã dịch " Kim Vân Kiều truyện" thành " Truyện Kiều"
 B. ND đã hoàn toàn sáng tạo ra "Truyện Kiều"
 C. ND đã phỏng dịch ( biên dịch) tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân để sáng tạo “ truyện Kiều ”.
 D. ND đã dựa vào cốt truyện " Kim Vân Kiều truyện " của Thanh Tâm Tài Nhân để sáng tạo “ truyện Kiều ” ’ đáp án : D
 Câu 2: Nhắc lại một cách vắn tắt hai giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật nhất của “ truyện Kiều ” ?
3) Bài mới : ( 37 phút) 
 - GV giới thiệu bài (1 phút)
Hoạt động của GV& HS
Ghi bảng
- GV yêu cầu HS tự nêu cách đọc.
- GV định hướng cách đọc : giọng tình cảm, trang trọng, nhấn vào các từ gợi tả, chỗ ngắt nhịp trong các dòng thơ.
- GV đọc mẫu một số câu thơ.
* 3 HS đọc VB:
- Yêu cầu HS nêu và giải nghĩa một số từ khó.
* HS Nêu và giải nghĩa các từ khó theo yêu cầu của GV.
? Dựa theo diễn biến của cốt truyện, hãy xác định vị trí của đoạn trích ?
? Dựa vào nội dung có thể chia VB thành mấy đoạn? Nêu nội dung chính của từng đoạn ?
? Em có nhận xét gì về kết cấu của đoạn trích ?
’ Kết cấu chặt chẽ, thể hiện cách miêu tả nhân vật tinh tế của tác giả.
3) Tìm hiểu VB :
? Có những PTBĐ nào xuất hiện trong VB này ? PT nào là nổi bật ?
* HS phát hiện, trả lời:
Tự sự, miêu tả và biểu cảm’ miêu tả là nổi bật nhất.
- 1 HS đọc diễn cảm 4 câu thơ đầu.
? Tác giả giới thiệu chị em TK như thế nào ?
* HS phát hiện qua các chi tiết :
Đầu lòng hai ả tố nga.
? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu và từ ngữ trong câu ấy ?
* HS thảo luận và có thể trả lời:
Sử dụng kết hợp giữa từ Thuần Việt với từ Hán Việt’ lời giới thiệu vừa tự nhiên vừa trang trọng.
? Tác giả giới thiệu vẻ đẹp của 2 chị em Kiều như thế nào ?
* HS phát hiện:
Mai cốt cách..vẹn mười.
? Cách miêu tả của tác giả có gì đặc sắc ?
Qua cách miêu tả đó tác giả làm nổi bật điều gì ?
ộ GV chốt lại :
Bằng bút pháp ước lệ, tượng trưng, tác giả đã khái quát được vẻ đẹp chung: trong trắng, thanh tao, trang nhã và vẻ đẹp riêng mỗi người một vẻ của hai chị em Thuý Kiều.
* 1 HS đọc 4 câu thơ tiếp:
? Những chi tiết nào trong vẻ đẹp của Thuý Vân được tác giả chú ý ?
* HS phát hiện:
- trang trọng
- khuôn trăng.
- nét ngài..
- hoa .ngọc
- mây tuyết..
? Bút pháp miêu tả của tác giả có gì giống với đoạn thơ trên ?
? Qua cách m/tả ấy, em thấy Thuý Vân có vẻ đẹp như thế nào ?
ộ GV bổ sung và chốt lại:
T/giả đã sử dụng ngh/thuật ước lệ, kết hợp với những h/ả ẩn dụ đặc sắc và các từ ngữ giàu sức gợi tả, b/cảm làm nổi bật vẻ đẹp tươi trẻ, đầy sức sống, cao sang, quý phái nhưng phúc hậu, đoan trang của TV.
? Tác giả muốn dự báo điều gì qua vẻ đẹp đó ? ( Chú ý các từ "thua", " nhường" )
* HS thảo luận, phát biểu:
Vẻ đẹp của Vân tạo sự hoà hợp, êm đềm với xung quanh. Điều đó dự báo nàng sẽ có một cuộc sống êm ả, bình yên
? Theo em, tại sao tác giả lại miêu tả vẻ đẹp của TV trước, TK sau. Hãy chọn một trong các lí do sau đây :
 A. Vì TV không phải là nhân vật chính.
 B. Vì TV đẹp hơn TK.
 C. Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều.
 D. Cả A, B, C đều sai.
* HS thảo luận và lựa chọn đáp án : C
 GV bổ sung, nói rõ về NT đòn bẩy được tác giả sử dụng khi miêu tả TK.
- GV sử dụng phiếu học tập đối với câu hỏi 3- SGK để cho HS thảo luận:
? Khi gợi tả nhan sắc của TK, tác giả cũng sử dụng hình tượng NT mang tính ước lệ. Theo em, có những điểm nào giống và khác so với tả TV ?
* HS trình bày các ý kiến thảo luận:
- Giống: dùng những hình tượng NT ước lệ như thu thuỷ( nước mùa thu), xuân sơn( núi mùa xuân), hoa, liễu
- Khác: không miêu tả cụ thể từng bộ phận với những nét đẹp riêng như TV mà tập trung miêu tả vẻ đẹp của đôi mắt bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ.
? Với cách miêu tả đó, ta thấy Kiều có vẻ đẹp như thế nào 
? Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp nào ở TK ?
? Qua đó chứng tỏ điều gì ở nàng ?
ộ GV chốt lại :
Tác giả đã dùng NT so sánh đòn bẩy, kết hợp với những hình tượng NT mang tính ước lệ, các điển cố, điển tích.làm nổi bật vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, toàn vẹn, toàn mĩ cả về nhan sắc lẫn tài năng của TK.
? Thông qua việc miêu tả tài sắc của Kiều, tác giả ngầm cho người đọc biết điều gì ? ( chú ý các từ " ghen", " hờn").
* HS thảo luận, phát biểu:
Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hoá phải phát ghen, phải đố kị’ dự báo một số phận gặp nhiều trắc trở, sóng gió.
* 1 HS đọc 4 câu cuối.
? 4 câu cuối đoạn trích đã khắc hoạ cuộc sống của hai chị em như thế nào ?
Tổng kết: ( ghi nhớ : SGK - )
- GV yêu cầu HS khái quát lại những nét đặc sắc về NT, ND của đoạn trích.
? Qua việc miêu tả vẻ đẹp của hai chị em TK, ND đã bộc lộ tư tưởng và quan điểm như thế nào ?
HS: Bộc lộ tư tưởng nhân đạo, quan điểm thẩm mĩ tiến bộ: trân trọng, yêu thương, quan tâm, lo lắng cho số phận con người
- GV chốt lại và cho HS đọc mục ( ghi nhớ ).
- GV sử dụng câu hỏi 6- SGK cho HS LT
* HS thảo luận theo gợi ý của SGK:
* HS khá giỏi trả lời:
Chân dung TK nổi bật hơn vì tác giả đã tả TV trước làm đòn bẩy, số lượng câu thơ tả nhiều hơn, vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc và tài năng, tâm hồn.
I/ Tiếp xúc văn bản :(30 phút)
1) Đọc, tìm hiểu chú thích :
2) Vị trí đoạn trích:
- Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm
3) Bố cục đoạn trích:
- 4 câu đầu: giới thiệu khái quát chị em Thuý Kiều.
- 4 câu tiếp: chân dung Thuý Vân.
- 12 câu tiếp: chân dung Thuý Kiều.
- 4 câu cuối: nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em.
II/ Hiểu văn bản.
1) Giới thiệu hai chị em TK:
- Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng, sử dụng thành ngữ, chọn các hình ảnh mĩ lệ của thiên nhiên’ vẻ đẹp trong trắng, thanh tao và vẻ đẹp riêng của mỗi người.
2) Chân dung Thuý Vân:
- Tác giả vẫn dùng bút pháp ước lệ, tượng trưng để miêu tả vẻ đẹp của TV như trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết
’ Vẻ đẹp của TV là vẻ đẹp phúc hậu, quý phái, đoan trang, tươi trẻ.
.
3) Chân dung của TK:
- Vẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân không ai sánh kịp.
- Vẻ đẹp của tài năng, tâm hồn gồm tài đàn, tài thơ, tài hoạ đặc biệt là tài đàn.
’ Kiều là cô gái toàn vẹn cả về nhan sắc lẫn tài năng.
4) Cuộc sống của hai chị em:
- Đó là một cuộc sống phong lưu, khuôn phép.
* Ghi nhớ : SGK
III/ Luyện tập : (4 phút)
4) Củng cố : ( 2 phút)
 - GV cho HS đọc phần Đọc thêm để thấy được tài năng của ND khi sáng tạo 
 “ Truyện Kiều ” nói chung và đoạn trích “ Chị em TK ” nói riêng.
5) HD về nhà : (2 phút)
 - Học thuộc lòng đoạn thơ, nắm giá trị nội dung và NT
 - Làm bài tập 1, 2- SBT
 ’ Soạn VB: " Cảnh ngày xuân "
D/ Rút kinh nghiệm.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docT 27.doc