Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT

 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I: Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản này thêm sinh động, hấp dẫn.

- Biết cách sử dụng một số nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.

- Rèn kĩ năng vậ dụng biện pháp nghệ thuật khi viết văn.

II: Chuẩn bị:

 Giáo viên: - Văn bản Văn hóa chợ quê - Ôn tập Ngữ văn 9.

 - Phương tiện: Bảng phụ ghi những câu văn có sử dụng phép lập luận giải thích.

 Học sinh: - Ôn kiến thức văn thuyết minh lớp 8; Đọc kĩ văn bản Hạ Long – Đá và Nước.

 - Gạch chân những ý văn giải thích cho sự kỳ lạ của Hạ Long.

III: Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định: 9b / (vắng )

2. Kiểm tra: Việc chuẩn bị bài mới.

3. Bài mới: Giới thiệu lại văn bản thuyết minh.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4. Tập làm văn Ngày giảng: 15/08/09
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I: Mục tiêu cần đạt: 
Học sinh: 
- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản này thêm sinh động, hấp dẫn.
- Biết cách sử dụng một số nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
- Rèn kĩ năng vậ dụng biện pháp nghệ thuật khi viết văn.
II: Chuẩn bị: 
 Giáo viên: - Văn bản Văn hóa chợ quê - Ôn tập Ngữ văn 9. 
 - Phương tiện: Bảng phụ ghi những câu văn có sử dụng phép lập luận giải thích.
 Học sinh: - Ôn kiến thức văn thuyết minh lớp 8; Đọc kĩ văn bản Hạ Long – Đá và Nước.
 - Gạch chân những ý văn giải thích cho sự kỳ lạ của Hạ Long.
III: Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định: 9b / (vắng) 
2. Kiểm tra: Việc chuẩn bị bài mới.
3. Bài mới: Giới thiệu lại văn bản thuyết minh.
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh ôn tập văn bản thuyết minh.
- Cho học sinh ôn lại kiến thức lớp 8 bằng câu hỏi.
- Em hiểu thế nào là thuyết minh?
- Mục đích viết văn bản thuyết minh là gì?
- Các phương pháp thuyết minh thường dùng?
* Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
+ Thay nhau đọc văn bản “ Hạ Long – đá và nước”.
- Đối tượng thuyết minh ở đây là gì?
- Văn bản thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng? 
- Văn bản có cung cấp tri thức về đối tượng không?
+ Đối tượng: Đá và Nước ở vịnh Hạ Long.
+ Đặc điểm: Kì lạ.
- Để làm rõ đặc điểm của đối tưông, người viết đã vận dụng phương pháp nào là chủ yếu?
+ Phát hiện các phương pháp chủ yếu.
Miêu tả: Chính nước – đã làm cho đá sống dậy...có tâm hồn
+ Giải thích: Liệt kê cách di chuyển của con rhuyền.
+ Phân tích: Về sự sáng tạo của tạo hoá.
+ Lập luận: Về cái vô tri trở thành cái sống động.
+ So sánh:m Đá với tiên ông, người đi thuyền du lịch như khách bộ hành tuỳ hứng.
- Khẳng định: Bằng cách thuyết minh, văn bản đã thể hiện sự mô tả khách quan, chính xác về đá và nước ở Hạ Long. Bài thuyết minh sở dĩ hấp dẫn bởi tác giả còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật của miêu tả, tự sự.
- Văn bản sử dụng nghệ thuật kể chuyện ở những chi tiết nào? ( Kể kết hợp tả hình thức du thuyền trên vịnh)
- Tìm những chi tiết sử dụng nghệ thuật miêu tả?
+ Tìm những chi tiết tả về tốc độ ánh sáng lúc ban ngà về đêm và khi hửng sáng -> Tả kết hợp kể giúp ta như đang chiêm ngưỡng cảnh biển Hạ Long.
- Hãy phân tích nghệ thuật nhân hoá trong văn bản?
( Gợi ý: Coi đá như thập loại chúng sinh, đá chen chúc khắp vịnh...già trẻ đi lại hay trang nghiêm hơn)
- Nghệ thuật nhân hoá ở đây có tác dụng gì?
- Vậy sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản này có tác dụng gì?
+ Kết luận: BPNT biến Đá vá Nước từ những vật vô tri thành vật sống động, có hồn, bài viết là một lời giới thiệu mời gọi du khách đến với một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam và Thế giới.
* Lưu ý: Các biện pháp nghệ thuật chỉ đóng vai trò phụ trợ làm cho bài văn thêm hấp dẫn, dễ nhớ nhưng không thay thế được thuếy minh là cung cấp tri thức khách quan, chính xác về đối tượng.
+ Đọc ghi nhớ (2 em)
* Hoạt động 3. Hướng dẫn luyện tập.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm văn bản và hướng dẫn thảo luận theo nhóm.(7ph)
+ Nhó1: Câu (a)
+ Nhóm 2: Câu (c)
+ Nhóm 3, 4: Câu (b)
- Văn bản có tính chất thuyết minh không?
-Tính chất ấy thể hiện những điểm nào? Những phương 
pháp thuyết minh nào đã được sử dụng
 - Bài thuyết minh trên có nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- Các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì?
+ Tiến hành thảo luận.
- Theo dõi, hướng dẫn thêm cho nhóm yếu.
- Gọi đại diện 3 nhóm trình bày. 
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
- Sửa chữa, cho điểm tuyên dương.
- Nhận xét chung 3 nhóm.
+ Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2.
- Nêu đối tượng thuyết minh?
- Tác giả phê phán sự mê tín như thế nào?
- Tại sao thuyết minh lại phải qua câu chuyện có đối thoại?
- Cách thuyết minh như vậy, giúp em hiểu thêm về tiếng kêu của con chim cú như thế nào?
+ Thảo luận theo nhóm 2 – trình bày.
- Củng cố kiến thức khái quát:
- Trong văn thuyết minh thường sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Những biện pháp nghệ thuật đó được sử dụng có tác dụng gì?
- Điều cần tránh khi thuyết minh kết hợp với sử dụng một số biện pháp nghệ thuật là gì?
 a. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
 b. Kết hợp với các phương pháp thuyết minh.
 c. Làm lu mớ đối tượng được thuyết minh.
 d. Làm đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
+ Chọn đáp án đúng, khắc sâu kiến thức. 
I. Ôn kiến thức.
II. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
 1. Ví dụ:
 - Đối tượng: Đá và Nước ở Hạ Long.
 - Đặc điểm: Kì lạ.
 - Phương pháp thuyết minh:
 + miêu tả
 + giải thích
 + liệt kê 
 + phân tích
 + lập luận
 + so sánh
- Một số biện pháp nghệ thuật:
+ Kể chuyện: Giúp người đọc hiểu về cách du thuyền trên Hạ Long.
+ Miêu tả: Giúp người đọc như đang chiêm ngưỡng cảnh biển Hạ Long
+ Nhân hoá: Huyền thoại hoá cảnh đẹp của Hạ Long.
2. Ghi nhớ. (Sgk)
III. Luyện tập.
Bài tập 1.
Văn bản: Ngọc Hoàng sử tội Ruồi Xanh.
a. Tính thuyết minh:
Giới thiệu loại ruồi có hệ thống.
(nguồn gốc, lợi, hại và nhắc nhở con người diệt ruồi).
- Phương pháp thuyết minh.
+ Phương pháp phân loại (việ sinh sản của ruồi).
+ Phương pháp phân tích (luật sư bào chữa)
+ Phương pháp nêu ví dụ, số liệu 
b. Biện pháp nghệ thuật.
- Biến bài thuyết minh thành chuyện kể (một vụ xử án) có đối thoại.
- Nhân hóa loài vật.
c. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật.
-> Đảm bảo tính khách quan, chính xác nhưng sinh động hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
Bài tập 2. 
- Đối tượng: Tiếng kêu của chim cú.
- Dựa trên hiểu biết về môn sinh học: chim ăn thịt thường hay bắt chuột, chuột hay ở bãi tha ma.
- Sử dụng biện pháp kể
=> Cú say sưa làm việc, bắt chuột bảo vệ mùa màng.
4. Củng cố: Nêu những biện pháp nghệ thuật có thể sử dụng khi viết văn thuyết minh?
5. Hướng dẫn – dặn dò: 
 - Nắm lại kiến thức cơ bản của bài học.
 - Giao bài tập chuẩn bị cho tiết luyện tập (trang 5).
 + Tổ 1 + 2 lập giàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài “ Thuyết minh cái quạt”
 + Tổ 3 + 4 lập giàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài “ Thuyết minh cái bút”
 + Đọc bài đọc thêm “Họ nhà Kim”
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT4.doc