Văn bản:
LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
(Trích "Truyện Lục Vân Tiên"- Nguyễn Đình Chiểu )
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS có thể :
-Thấy rõ thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động và những điều tốt đẹp trên đời. Nghệ thuật kể chuyện, sắp xếp tình tiết, ngôn ngữ lời kể rất giản dị, rất gần gũi với cách kể chuyện dân gian
- Rèn kĩ năng đọc , kể chuyện, phân tích lời kể, tả
B/ Chuẩn bị:
- GV: Tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên" ; Bảng phụ .
- HS: Đọc kĩ đoạn trích và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
C/ Phương pháp.
- Nêu và giải quyết vấn đề, Phân tích, Bình giảng.
D/ Hoạt động trên lớp :
1) Ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số:
2) KT bài cũ: (4 phút)
? Vân Tiên đã thể hiện là chàng trai như thế nào qua hành động và trò
chuyện với Nguyệt Nga ? Đọc một vài câu thơ để dẫn chứng.
? Nguyệt Nga đã thể hiện những phẩm chất gì qua đoạn trích ?
3) Bài mới : (33 phút)
Day :9a .......................... Tuần 9: & 9b: Bài 9 - Tiết 41 Văn bản: Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích "Truyện Lục Vân Tiên"- Nguyễn Đình Chiểu ) A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS có thể : -Thấy rõ thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động và những điều tốt đẹp trên đời. Nghệ thuật kể chuyện, sắp xếp tình tiết, ngôn ngữ lời kể rất giản dị, rất gần gũi với cách kể chuyện dân gian - Rèn kĩ năng đọc , kể chuyện, phân tích lời kể, tả B/ Chuẩn bị: - GV: Tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên" ; Bảng phụ . - HS: Đọc kĩ đoạn trích và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK. C/ Phương pháp. - Nêu và giải quyết vấn đề, Phân tích, Bình giảng. D/ Hoạt động trên lớp : 1) ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số: 2) KT bài cũ: (4 phút) ? Vân Tiên đã thể hiện là chàng trai như thế nào qua hành động và trò chuyện với Nguyệt Nga ? Đọc một vài câu thơ để dẫn chứng. ? Nguyệt Nga đã thể hiện những phẩm chất gì qua đoạn trích ? 3) Bài mới : (33 phút) - GV giới thiệu bài (1 phút) Hoạt động của GV & HS Ghi bảng I/ Tìm hiểu chung: (2 phút) - GV hướng dẫn đọc: Phân biệt rõ các lời đối thoại, đọc đúng các từ địa phương. - GV đọc 1 đoạn, nhận xét cách đọc của HS. GV: Cho HS quan sát chú thích và rút ra nhận xét. * HS tìm hiểu các chú thích, rút ra nhận xét. Dùng nhiều từ Hán Việt, từ cổ, từ địa phương. ? Hãy xác định hai sự việc chính được đề cập đến trong VB. Từ đó tìm bố cục? * HS xác định: ? Dựa vào phần tóm tắt cốt truyện, em hãy nêu vị trí và nội dung của VB trong tác phẩm “Truyện LVT “. ? ộ GV chốt lại : - Nằm ở phần thứ 2 của tác phẩm. * HS đọc lại 8 câu thơ đầu. ? LVT đã gặp nạn gì ? * HS phát hiện: ? Trịnh Hâm đã dùng những thủ đoạn nào ? * Phát hiện, trả lời ? Em có nhận xét gì về các thủ đoạn giết người này ? * HS thảo luận, trả lời: Thủ đoạn được tính toán, sắp đặt kĩ lưỡng ? Qua đó Trịnh Hâm hiện ra là con người như thế nào ? ? Từ sự việc trên em thấy nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong 8 câu đầu có gì đặc sắc ? ( ngôn ngữ, sắp xếp các chi tiết, diễn biến sự việc ). * Thảo luận, phát hiện: - Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị - Sắp xếp tình tiết hợp lí - Diễn biến sự việc nhanh gọn ộ GV chốt lại: Tác giả sử dụng lời thơ mộc mạc, giản dị, sắp xếp các tình tiết hợp lí, diễn biến các sự việc nhanh gọn qua đó làm nổi bật bản chất độc ác, giả dối nham hiểm của Trịnh Hâm ? Vì lòng ghen ghét, đố kị, Trịnh Hâm đã hãm hại bạn. Từ đó em có suy nghĩ gì về lòng ghen ghét, đố kị của con người ? * HS tự bộc lộ: ? Thủ đoạn của Trịnh Hâm làm ta nhớ đến nhân vật nổi tiếng thâm độc nào trong truyện cổ dân gian nước ta ? * HS Trả lời: Nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh ” * HS đọc phần còn lại. GV: Theo dõi phần tiếp theo của VB cho biết: ? Vân Tiên đã được cứu thoát chết như thế nào ? ? Chú thích (5 ) trong SGK cho biết gì về chi tiết giao long cứu người? Chi tiết này gợi cho em liên tưởng đến nhân vật đặc biệt nào trong một truyện trung đại đã học ở lớp 6 ? * HS trình bày chú thích (5 ) VB "Con hổ có nghĩa " ? Có gì đặc biệt trong hành động cứu người của gia đình ông ngư ? * HS phát biểu: ? Việc làm của gia đình ông ngư nói lên đức tính gì của người lao động ? ? Không chỉ cứu giúp, ông ngư còn có ý định gì với LVT ? Lời nói nào thể hiện ý định đó ? Em có nhận xét gì về lời nói này ? ? Khi Vân Tiên tỏ ý e ngại, ông ngư đã nói gì với chàng ? So sánh câu nói của ông với câu nói của LVT khi Nguyệt Nga tỏ ý muốn đền ơn cho chàng ở VB trước * HS phát hiện, trả lời: - "Ngư rằng lòng lão.trả ơn ". - Ông ngư cũng giống LVT: làm việc nghĩa không vụ lợi, không tính toán ? Để giữ VT ở lại, ông ngư đã cảm hoá chàng bằng cách gợi lên cảnh vui thú của cuộc sống chài lưới. Em có cảm nhận gì về các câu thơ đó và em thấy đó là một cuộc sống như thế nào ? * HS thảo luận nhóm, phát biểu: ộ GV chốt lại: Với một ngôn ngữ dân dã, bình dị nhưng giàu cảm xúc, khoáng đạt, tác giả cho ta thấy phẩm chất cao quý của những con người lao động: giàu lòng nhân ái, tốt bụng, không vụ lơị, yêu lao động, tự do, thiên nhiên lòng tin yêu và quý trọng của tác giả với những người lao động bình dân. 4) Tổng kết: ( ghi nhớ: SGK - ) - GV cho HS tổng kết những nét đặc sắc về NT và ND của VB dựa vào mục (ghi nhớ). * HS khái quát lại NT và ND chính. Sau đó đọc mục (ghi nhớ). GV nêu câu hỏi 4- SGK để HS luyện tập. GV nhận xét chung. Chú ý đến việc trình bày cảm nhận có sát với câu thơ lựa chọn không. * HS tự lựa chọn, trình bày: A. Tìm hiểu chung ( 25 phút) 1) Đọc- hiểu chú thích: 2) Bố cục: - Hành động tội ác của Trịnh Hâm: 8 câu đầu. - Việc làm nhân đức của gia đình ông Ngư: Phần còn lại. 3) Vị trí đoạn trích. - Nằm ở phần thứ 2 của tác phẩm. 4) Phân tích 4.1) LVT gặp nạn: - Có kẻ âm mưu hại chết. - Thủ đoạn: + Đưa xuống thuyền, hứa chở về quê + Lợi dụng đêm khuya, đẩy xuống sông + Vờ kêu trời thương tiếc để xoá tội -> Kẻ phản bội, kẻ độc ác, nham hiểm, kẻ bất nhân, hèn hạ 4.2) LVT thoát nạn: - Giao long dìu đỡ - Gia đình ông chài cứu chữa. + Khẩn trương, không nề hà, tính toán +Tận tình cứu chữa. tốt bụng, nhân hậu, giàu lòng thương người. - Mời Vân Tiên ở lại cùng gia đình - "Ngư rằng.cho vui " Lời của người nghèo mộc mạc, chân thật. - Các câu thơ đó giàu tình cảm, cảm xúc, hình ảnh, nhạc điệu, ngôn ngữ chọn lọc, trau truốt, sử dụng phép đối chặt chẽ, đặc sắc. - Cuộc sống trong sạch, tự do, ngoài vòng danh lợi. 5) Tổng kết. - Nội dung - Nghệ thuật - Ghi nhớ: SGK B/ Luyện tập : (5 phút) 4) Củng cố : (5 phút) - GV dùng bảng phụ: ? Các tình tiết của đoạn trích này giống với mô típ nào trong truyện cổ dân gian mà em biết ? A. Người tốt bị hãm hại nhưng được cứu giúp, hỗ trợ B. Người nghèo khổ nhưng chăm chỉ nên đượcđền bù xứng đáng C. Người xinh đẹp nhưng đội lốt xấu xí D. Dũng sĩ cứu người gặp nạn và được trả ơn ? Nêu chủ đề của truyện ? 5) HD về nhà : (2 phút) - Học thuộc ghi nhớ, nắm nội dung và nghệ thuật chính của văn bản - Cố gắng học thuộc những câu thơ miêu tả việc làm nhân nghĩa và cuộc sống của gia đình ông ngư Chuẩn bị cho tiết chương trình địa phương phần Văn theo yêu cầu của SGK mục I. E/ Rút kinh nghiệm .
Tài liệu đính kèm: