Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 44: Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 44: Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

A/ Mục tiêu:

 Qua tiết học, HS có thể:

 - Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 lớp 9( từ đồng âm, đồng nghĩa .trường từ vựng ).

 - Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá, so sánh các kiến thức đã học.

B/ Chuẩn bị:

 - GV: Máy chiếu (hoặc bảng phụ ), phiếu học tập.

 - HS: Ôn lại các kiến thức cơ bản về từ vựng theo các yêu cầu của mục 1 ở các mục V , VI , VII , VIII , IX.

C/ Phương pháp.

- Quy nạp, phân tích

D/ Hoạt động trên lớp:

1) Ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số:

2) KT bài cũ: (Kết hợp khi tổng kết)

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 44: Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy :9a ......................... Tiết 44
 9b..
 Tiếng Việt 
Tổng kết về từ vựng (Tiếp theo)
A/ Mục tiêu: 
 Qua tiết học, HS có thể:
 - Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6’ lớp 9( từ đồng âm, đồng nghĩa..trường từ vựng ).
 - Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá, so sánh các kiến thức đã học.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Máy chiếu (hoặc bảng phụ ), phiếu học tập. 
 - HS: Ôn lại các kiến thức cơ bản về từ vựng theo các yêu cầu của mục 1 ở các mục V , VI , VII , VIII , IX.
C/ Phương pháp.
- Quy nạp, phân tích
D/ Hoạt động trên lớp:
1) ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số:	
2) KT bài cũ: (Kết hợp khi tổng kết)
3) Bài mới: (39 phút)
Hoạt động của GV& HS
Ghi bảng
 1) GV cho HS ôn lại khái niệm từ đồng âm; phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
* HS trình bày lại các khái niệm từ đồng âm; sau đó phân biệt.
 * GV nhận xét, bổ sung sau đó chốt lại:( máy chiếu)
 - Từ đồng âm: những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì.
 - Phân biệt:
 + Hiện tượng từ nhiều nghĩa: một từ có chứa nhiều nét nghĩa giống nhau trên cơ sở nghĩa gốc.
 + Hiện tượng từ đồng âm: hai hoặc nhiều từ có nghĩa rất khác nhau.
 2) GV hướng dẫn HS làm bài tập 2.
* HS đọc yêu cầu của bài tập.
* Thảo luận tìm ra câu trả lời đúng. Sau đó 1 HS trả lời, HS khác nhận xét.
GV : Chiếu bài tập nhanh.
Bài tập: Từ lợi trong trờng hợp sau là từ nhiều nghĩahay từ đồng âm? Vì sao?
Bà già đi chợ cầu đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thày bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhng răng không còn.
- GV đưa đáp án để HS ghi nhớ.
 1) GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm.
* 1 HS trình bày khái niệm.
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
 2) Hướng dẫn HS làm bài tập.
 * 1 HS đọc yêu cầu của bài tập; suy nghĩ và lên khoanh tròn vào cách hiểu đúng là (d) , sau đó lí giải cách lựa chọn.
1) GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm.
* HS Trình bày nhanh khái niệm từ trái nghĩa.
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược 
nhau xét trên một cơ sở chung nào đó.
Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ 
trái nghĩa khác nhau.
 2) Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 2: Yêu cầu HS viết ra phiếu học tập 
 ( giấy trong ) hoặc giấy nháp.
 - GV thu phiếu của một vài em để sửa bài.
 Bài 3: Đây là một bài tập khó, GV có thể giải thích cho HS cách phân chia ( xếp) nhóm 1 và nhóm 2.
 - Nhóm 1: 2 từ biểu thị 2 khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau; khẳng định cái này nghĩa là phủ định cái kia và thường không có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ ( rất, hơi, lắm, quá)
 - Nhóm 2: 2 từ biểu thị 2 khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia; có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ.
 ’ GV chiếu kết quả bảng phụ và chữa bài.
 1) Cho HS ôn lại khái niệm.
* HS nhắc lại khái niệm:
 2) Hướng dẫn HS làm bài tập 2: Điền từ ngữ thích hợp vào sơ đồ.
* HS suy nghĩ thực hiện yêu cầu của bài tập.
 - GV đưa sơ đồ lên bảng và gọi HS lên điền từ thích hợp vào chỗ trống trong sơ đồ.
 - GV cùng HS chữa bài.
 1) Cho HS nhắc lại khái niệm và yêu cầu tìm 1 số VD.
* HS trình bày khái niệm và nêu VD.
 2) Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
* 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - Trước hết GV cho HS tìm các từ có cùng trường từ vựng trong đoạn văn.
- GV yêu cầu HS chỉ ra tác dụng của hai từ có cùng trường từ vựng đó.
V/ Từ đồng âm: (8 phút)
1/ Khái niệm
2/ Bài tập 2
VI/ Từ đồng nghĩa :(7 phút)
1/ Khái niệm
2/ Bài tập2
VII/ Từ trái nghĩa (8 phút) 
1/ Khái niệm
2/ Bài tập2
.
VIII/ Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: (8 phút)
1/ Khái niệm
2/ Bài tập2
IX/ Trường từ vựng(8 phút)
1/ Khái niệm
2/ Bài tập2
- Hai từ có cùng trường từ vựng là " tắm", "bể" ( đều chỉ nước nói chung)
- tác dụng:
 + câu văn có hình ảnh sinh động.
 + Có giá trị tố cáo mạnh mẽ.
4) Củng cố : (3 phút)
 - GV chốt lại toàn bộ các kiến thức cơ bản về từ vựng qua 2 tiết tổng kết.
5) HD về nhà : (2 phút)
- Tự ôn tập lại các kiến thức về từ vựng đã được tổng kết bằng cách học thuộc lòng các khái niệm.
- Làm các bài tập còn lại vào vở.
- Ôn lại nội dung mục 1 các mục I, II, III, IV, V theo yêu cầu của SGK tiết :
 " Tổng kết về từ vựng " (Tiếp theo) ở bài 10.
E/ Rút kinh nghiệm.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docT 44.doc