Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 46 đến tiết 50

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 46 đến tiết 50

ỒNG CHÍ

 (Chính Hữu)

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh của người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích hình ảnh thơ trữ tình.

3. Thái độ: Lòng tự hào về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâmcủa dân tộc.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Chân dung tác giả, tranh minh hoạ.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Đọc thuộc lòng 6 câu cuối trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn. Phân tích cuộc sống của ngư ông.

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Hs nghe bài hát tình đồng chí và dẫn vào bài.

2. Triển khai bài:

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 46 đến tiết 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 46 	 Ngày soạn:......../......./.....
	Ngày dạy:......./......./.....
đồng chí 
	(Chính Hữu)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh của người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích hình ảnh thơ trữ tình.
3. Thái độ: Lòng tự hào về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâmcủa dân tộc. 
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Chân dung tác giả, tranh minh hoạ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng 6 câu cuối trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn. Phân tích cuộc sống của ngư ông.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Hs nghe bài hát tình đồng chí và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích, trình bày những hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bỏ sung.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 2:
* Qua hai câu thơ đầu, các hình ảnh trong thơ cho chúng ta liên tưởng đến những vùng quê nào?
Hs: Thảo luận, trình bày.
* Nhận xét về quê hương của các anh? Điều đó được thể hiện qua những hình ảnh nào?
* Các anh từ những vùng quê xa lạ nhưng họ có điểm chung gì?
* Cuộc sống của các anh ở quê hương được thể hiện qua những chi tiết nào? Nhận xét?
* Trong chiến trường, cuộc sống của các anh được thể hiện qua những chi tiết nào? Qua đó ta thấy cuộc sống của các anh nơi chiến trường như thế nào?
* Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng trước năm 1945?
Hoạt động 3:
* Tình cảm của các anh được thể hiện như thế nào?
* Tính cảm đó dựa trên cơ sở nào?
* Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo.
Hs: Thảo luận, trình bày.
Hoạt động 4:
Hs: Thảo luận, khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Gv: Nhận xét, bổ sung, chốt lại.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Chính Hữu: Nhà thơ cách mạng, hầu như chỉ viết về người chiến sĩ và chiến tranh. 
* Bài thơ: Được sáng tác vào năm 1948, được in trong tập đầu súng trăng treo. 
2. Đọc bài:
II. Phân tích:
1. Hình ảnh các anh chiến sĩ:
* Quê hương: Nghèo khổ, đất đai bạc màu. 
ề Các anh từ mọi miền quê đến gặp nhau vì chung một lý tưởng.
* Họ là những người nông dân côi cút, nhọc nhằn.
* Trong chiến trường: Cuộc sống của các anh gặp nhiều thiếu thốn, thữ thách.
ằ Họ là những người nông dân cầm súng vì lòng yêu nước, cămthù giặc nên họ đã vượt qua mội khó khăn, gian khổ, tiến lên trong chiến trường.
2. Tình đồng chí:
* Tình cảm chân thành, yêu thương đùm bọc lấy nhau.
ằ Tình cảm yêu tthương của người chung cảnh ngộ, chung nổi gian khổ, chung chí hướng.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 47 	 Ngày soạn:......../......./.....
	Ngày dạy:......./......./......
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
	(Phạm Tiến Duật)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe, thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích thể thơ tự do.
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Chân dung tác giả, tranh minh hoạ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ đồng chí. Nêu cảm nhận của mình về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv cho hs quan sát tranh minh hoạ và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích, trình bày hiểu biết của mình vềtác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
* Nội dung của tác phẩm được thể hiện qua hình ảnh nào? Hình ảnh đó gây ấn tượng gì?
Hoạt động 2:
* Hình ảnh chiếc xe không kính gây cảm giác, ấn tượng gì cho người đọc?
* Vì sao chiếc xe không có kính và bị trầy xước?
* Chiếc xe không kính gây nên những khó khăn gì cho người lái?
* Em có nhận xét gì về hoàn cảnh chiến tranh?
Hoạt động 3:
* Tư thế lái xe của các anh chiến sĩ được thể hiện qua những chi tiết nào? Nhận xét?
* Sự nguy hiểm nơi chiến trường có gây trở ngại cho các anh không?
* Thái độ của các anh trước khó khăn được thể hiện như thế nào?
* Cuộc sống của các anh nơi chiến trường được thể hiện qua những chi tiết nào? Nêu cảm nhận của mình về cuộc sống của các anh nơi chiến trường?
* Cảm nhận của em về hình ảnh của người chiến sĩ lái xe?
Hoạt động 4:
Hs: Thảo luận, khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Gv: Nhận xét, bổ sung, chốt lại.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Phạm Tiến Duật: từng lăn lộn trên tuyến đường Trường Sơn. Được xem là nhà thơ tiêu biểu trong những năm kháng chiến chống Mĩ.
* Bài thơ: Được sáng tác năm 1969, in trong tập Vầng trăng, quầng lữa.
2. Đọc bài:
* Hình ảnh chiếc xe không có kính ề Gây ấn tượng mạnh về sự ác liệt, dữ dội của chiến tranh.
II. Phân tích:
1. Hình ảnh chiếc xe không kính:
* Gây ấn tượng mạnh mẽ về hình anh chiếc xe không lành lặn.
* Vì bom giật, bom rung ề cuộc chiến tranh dữ dội, ác liệt.
* Gió ùa vào buồng lái, bụi xoa mắt đắng, mưa ướt áo quần.
ằ Hoàn cảnh khó khăn gian khổ, đầy thử thách đối với các anh chiến sĩ lái xe.
2. Hình ảnh các anh chiến sĩ lái xe:
* Tư thế ung dung, bình tỉnh, đàng hoàng trên buồng lái.
* Không có kính nên nhìn rỏ sao trời, nhìn rỏ chim bay... ềSự nguy hiểm trở thành sự thân mật giữa con người với thiên nhiên.
* Đó còn là cớ để cười đùaề thể hiện thái độ lạc quan, ung dung vượt qua khó khăn.
* Cuộc sống chung bát đủa thể hiện tình đoàn kết gắn bó và sự quyết tâm không lùi bước.
ằ Qua bài thơ, người đọc thấy hiện lên hình ảnh các chiến sĩ dũng cảm lạc quan, yêu đời trong chiếc xe trầy xước, các anh xứng đáng là anh bộ đội cụ Hồ.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, học thuộc lòng bài thơ, ôn tập kiến thức về truyện trung đại chuẩn bị cho bài kiểm tra.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 48 	 Ngày soạn:......../......./.......
	Ngày dạy:......./......./.....
Kiểm tra truyện trung đại
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố, khắc sâu kiến thức về các tác phẩm văn học trung đại.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hành làm bài kiểm tra, kĩ năng diễn đạt lưu loát.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Ra đề, đáp án.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào mục đích của bài học.
2. triển khai bài: 
đề bài:
Phần i: trắc nghiệm
Trả lời câu hỏi bằng cách chọn phương án trả lời đúng nhất.
câu hỏi
phương án trả lời
Câu 1: Truyên Kiều ra đời ở giai đoạn văn học nào?
Câu 2: Truyên truyền kỳ có đặc điểm gì nổi bật, tiêu biểu nhất?
Câu 3: Bộ mặt xấu xa cảu bọn vua chúa phong kiến được thể hiện rỏ nhất trong tác phẩm nào?
A. Từ thế kỉ 10 - 15.
B. Từ thế kỉ 16 - nữa đầu thế kỉ 18.
C. Từ cuối thế kỉ 18 - đâug thế kỉ 19.
D. Nữa cuối thế kỉ 19.
A. Ghi chép sự thật ly kì.
B. Ghi chép những chuyện ly kì trong dân gian.
C. Xây dựng nhân vật phụ nữ đức hạnh nhưng gặp nhiều bất hạnh.
D. Xây dựng nhân vật trí thức có tâm huyết nhưng bất mản với thời cuộc.
A. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
B. Truyện Lục Vân Tiên.
C. Hoàng Lê Nhất thống chí.
D. Chuyện người con gái Nam Xương.
Phần ii. Tự luận:
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của người phụ nữ qua tác phẩm chuyện người con gái Nam Xương.
đáp án:
- Giới thiệu tác phẩm về người phụ nữ.
- Làm nổi rỏ vẻ đẹp của Vũ Nương: Đức hạnh, nết na, thuỷ chung, son sắt (lấy dẫn chứng, phân tích)
- Nhận xét, đánh giá của mình vể chuẩn mực, vai trò, ý nghĩa của vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương.
- Tác giả ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
IV. Củng cố: 
Gv nhận xét buổi học.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Ôn tập kiến thức về văn học trung đại, chuẩn bị bài Đoàn thuyền đánh cá.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 49 	 Ngày soạn:......../......./.....
	Ngày dạy:......./......./.....
Tổng kết từ vựng
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố, khắc sâu kiến thức về từ vựng đã học.
2. Kĩ năng: Tổng kết, hệ thống hoá kiến thức.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, mẫu câu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài dạy.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Có những hình thức phát triển nghĩa của từ vựng nào?
* Sự phát triển từ vựng có vai rò như thế nào đối với từ vựng tiếng Việt?
Hoạt động 2:
Hs: Nhắc lại khái niệm từ mượn.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3:
Hs: Nhắc lại khái niệm từ Hán Việt.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hs: Thảo luận, chọn quan điểm đúng.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4:
Hs: Trình bày khái niệm về thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hs: Liệt kê một số thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
Hoạt động 5:
Hs: Trình bày các hình thức trau dồi vốn từ.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hs: Thảo luận sau đó trình bày bài tập tại lớp.
I. Sự phát triển từ vựng:
* Các hình thức phát triển từ vựng:
- Phát triển nghĩa của từ.
- Phát triển số lượng từ ngữ.
+ Mượn từ nước ngoài.
+ Cấu tạo thêm từ mới.
ề Làm cho từ vựng tiếng Việt phong phú đa dạng ngày càng phát triển.
II. Từ mượn:
1. Khái niệm:
2. Thực hành:
Các nhận định đúng: a, b.
III. Từ Hán Việt:
1. Khái niệm:
2. Thực hành:
Các quan điểm đúng: a,b 
IV: Thuật ngữ, biệt ngữ xã hội:
1. Khái niệm về thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:
2. Thực hành:
V. Trau dồi vốn từ:
1. Các hình thức trau dồi vốn từ:
- Nắm vứng nghĩa của từ.
- Tìm hiểu thêm từ chưa biết.
2. Thực hành:
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, ôn lại kiến thức về từ vựng đã học.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 50	 Ngày soạn:......../......./......
	Ngày dạy:......./......./......
nghị luận trong văn tự sự
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu thến nào là nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố lập luận trong văn bản từ sự.
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng phân tích yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, bài văn mẫu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Văn bản nghị luận khác văn bản tự sự như thế nào? 
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc ví dụ, thảo luận theo hướng dẫn.
* Nhân vật nêu ra luận điểm gì?
* Để làm rỏ luận điểm đó, người viết đã đưa ra những luận cứ gì? và cách lập luận như thế nào?
Hoạt động 2:
* Từ ví dụ trên rút ra dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong văn bản tự sự?
* Nhận xét câu, từ ngữ lập luận?
Hoạt động 3:
Hs: Đọc kỉ bài, thảo luận, thực hiện yêu cầu bài tập.
Gv: hướng dẫn, nhận xét, bổ sung.
I. Nghị luận trong văn bản tứ sự:
1. Ví dụ:
* Nhân vật chứng minh vấn đề: Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi nên ích kỉ, tàn nhẫn.
* Chứng cứ: Khi người ta đau chân, thì luôn nghĩ đến cái chân đau.
ề Khổ thì không chịu nghĩ đến ai, bản chất tốt bị cái khổ che mất rồi.
* Kết luận: Tôi buồn chứ không nở giận.
2. Kết luận:
* Nghị luận trong văn bản tự sự xuất hiện ở các đoạn văn.
* Đặc điểm: Nêu lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục người nghe một vấn đề.
* Các từ ngữ lập luận: Tại sao, thật vậy, tuy thế... câu khẵng định, phủ định.
II. Luyện tập:
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về nghị luận trong văn bản tự sự.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm các bài tập, Tìm hiểu đặc điểm của thể thơ tám chữ, tập sáng tác một bài, một đoạn thơ tám chữ.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct46-t50.doc