TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A/ Mục tiêu:
Qua tiết học, HS có thể :
- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
- Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Một số đoạn thơ, bài thơ tám chữ (sưu tầm).
- HS: Thực hiện trước các yêu cầu của mục I, II, III ra vở nháp.
C/ Phương pháp.
- Phân tích, trực quan, vấn đáp
D/ Hoạt động trên lớp:
1) Ổn định tổ chức: ( 1 phút): KT sĩ số:
2) KT bài cũ: ( 3 phút)
- Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS theo yêu cầu.
Dạy :9a........................... Tiết 54 9b. Tập làm văn : Tập làm thơ tám chữ A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS có thể : - Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ. - Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca. B/ Chuẩn bị: - GV: Một số đoạn thơ, bài thơ tám chữ (sưu tầm). - HS: Thực hiện trước các yêu cầu của mục I, II, III ra vở nháp. C/ Phương pháp. - Phân tích, trực quan, vấn đáp D/ Hoạt động trên lớp: 1) ổn định tổ chức: ( 1 phút): KT sĩ số: 2) KT bài cũ: ( 3 phút) - Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS theo yêu cầu. 3) Bài mới : (35 phút) - GV dẫn vào bài: nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học Hoạt động của GV& HS Ghi bảng - GV hướng dẫn HS nhận diện thể thơ tám chữ: hướng dẫn HS đọc 3 đoạn thơ ở SGK và trả lời câu hỏi để nhận diện thể thơ tám chữ. * 3 HS đọc 3 đoạn thơ trong SGK. Yêu cầu: đọc đúng nhịp, đúng loại câu. ? Hãy nêu nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên. ? ? Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn. Vận dụng kiến thức về vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách đã học để nhận xét về cách gieo vần của từng đoạn ? ? Nhận xét về cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn ? ? Như vậy để nhận diện thể thơ tám chữ cần căn cứ vào những dấu hiệu nào ? * HS khái quát lại các đặc điểm về số chữ trong câu, cách gieo vần, ngắt nhịp. ộ GV bổ sung, chốt lại: - Mỗi dòng có tám chữ. - Gồm nhiều đoạn dài, số câu không hạn định. - Gieo vần chân, có thể là vần liền hoặc cách. - Cách ngắt nhịp linh hoạt, đa dạng. - GV hướng dẫn luyện tập điền từ, sửa vần trong thơ tám chữ. * Bài tập 1+2: Phân lớp thành 2 nhóm , mỗi nhóm thực hiện một bài tập. Lưu ý: cách gieo vần liền hoặc cách. * HS làm theo nhóm, thảo luận, điền từ thích hợp vào chỗ trống. * Đại diện các nhóm trình bày kết quả điền từ. Các HS khác theo dõi, nhận xét * HS tự ghi đáp án vào vở. - GV nhận xét chung và nêu yêu cầu cần đạt. * Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc kĩ đoạn thơ bị chép sai câu thứ ba trong bài “ Tựu trường ” của Huy Cận để giúp các em chỉ ra được chỗ sai và biết cách sửa . - GV yêu cầu HS chỉ ra vì sao hai chữ đó lại sai. * HS nêu cảm nhận về vần và thanh điệu, chỉ ra được câu thơ thứ ba bị chép sai ở từ “rộn rã ” mang thanh trắc và không hiệp vần với chữ “gương” ở cuối câu thơ trên. HS đọc lại đoạn thơ sau khi đã chữa. - GV hướng dẫn HS thực hành làm thơ tám chữ. 1) Hướng dẫn HS tìm những từ thích hợp (đúng thanh, đúng vần) để điền vào chỗ trống trong khổ thơ ở bài “ Trưa hè ” của Anh Thơ. * GV gợi ý: Từ điền vào chỗ trống ở dòng thứ ba phải mang thanh bằng. Từ điền vào chỗ trống ở cuối dòng thứ tư phải có khuôn âm (a) để hiệp vần với chữ “ xa ” cuối dòng thứ hai và mang thanh bằng. - GV nhận xét chung, nếu HS tìm chưa đúng, GV đưa ra hai từ cần điền là “ vườn”, “ qua” 2) Hướng dẫn HS làm thêm câu cuối cho khổ thơ còn thiếu một câu được nêu trong SGK. Yêu cầu: câu phải có tám chữ, chữ cuối phải có khuôn âm “ ương” hoặc “ a ” mang thanh bằng. Sau khi HS trình bày, GV có thể đưa ra một số câu thơ có thể làm thêm. VD: - Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương. - Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta. - Thuở đến trường thương biết mấy là thương. * HS ghi một số câu vào vở để làm tư liệu 3) Đọc, bình bài thơ đã chuẩn bị ở nhà: - Hướng dẫn HS trao đổi theo nhóm về các bài thơ theo thể thơ tám chữ đã làm ở nhà để chọn bài của nhóm mình sẽ trình bày trước lớp. * HS trao đổi theo nhóm ( tổ) và lựa chọn bài. - Cả lớp tham gia nhận xét, đánh giá các bài thơ đã đọc, bình theo các gợi ý của SGK. - GV nhận xét, đánh giá chung kết quả đạt được của từng nhóm. I) Nhận diện thể thơ tám chữ (10’ ) - Mỗi dòng gồm tám chữ. - Gieo vần : a) tan- ngàn; mới- gội; bừng- rừng; gắt- mật. b) về- nghe; học- nhọc; bà- xa. c) ngát- hát; non- son; đứng- dựng; tiên-nhiên. - Các đoạn thơ đều gieo vần chân nhưng ở đoạn a, b là vần liền còn đoạn c là vần cách. - Cách ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt ( 2/3/3; 3/2/3; 3/3/2 ) II) Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ (12 phút) Bài 1: các từ cần điền theo thứ tự là : “ca hát ”, “ ngày qua ”, “ bát ngát ”, “ muôn hoa ”. Bài 2: “cũng mất ”, “ tuần hoàn ”, “ đất trời ” - sửa: thay từ “rộn rã ” bằng hai từ “vào trường ”. III) Thực hành làm thơ tám chữ (13 phút) * Mỗi nhóm cử đại diện đọc và bình bài thơ của nhóm mình trước lớp. 4) Củng cố : (3 phút) - GV đọc một số đoạn thơ, bài thơ tám chữ tiêu biểu mà mình sưu tầm được cho HS nghe 5) HD về nhà : (3 phút) - Ghi nhớ những kiến thức cơ bản về thể thơ tám chữ đã được tìm hiểu trong tiết học - Sưu tầm và chép vào vở một bài thơ tám chữ mà em thích Đọc và tìm hiểu trước tiết TLV : “ Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận” E/ Rút kinh nghiệm .
Tài liệu đính kèm: