Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN

A/ Mục tiêu:

 Qua tiết học, HS có thể :

 - Biết cách đưa yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí.

 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.

B/ Chuẩn bị:

 - GV: Nội dung tiết dạy ; bảng phụ.

 - HS: Xem lại nội dung tiết học 50 “ Nghị luận trong VB tự sự ”.

C/ Phương pháp.

- Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích

D/ Hoạt động trên lớp:

I) Ổn định tổ chức: ( 1 ): KT sĩ số:

II) KT bài cũ: ( 4 )

 ? Nghị luận là gì ? Trong văn tự sự nghị luận thường được thể hiện ở

 đâu ? Bằng những hình thức gì ?

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : ......................... Tiết 60 
Dạy :9A........................... 
 9B:. 
Tập làm văn : 
luyện tập viết đoạn văn tự sự
có sử dụng yếu tố nghị luận
A/ Mục tiêu:
 Qua tiết học, HS có thể :
 - Biết cách đưa yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí.
 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung tiết dạy ; bảng phụ. 
 - HS: Xem lại nội dung tiết học 50 “ Nghị luận trong VB tự sự ”.
C/ Phương pháp.
- Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích
D/ Hoạt động trên lớp:
I) ổn định tổ chức: ( 1’ ): KT sĩ số:	
II) KT bài cũ: ( 4’ )
 ? Nghị luận là gì ? Trong văn tự sự nghị luận thường được thể hiện ở
 đâu ? Bằng những hình thức gì ?
III) Bài mới : (35’ )
 - GV dẫn vào bài: nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
Hoạt động của GV& HS
Ghi bảng
 GV yêu cầu HS đọc bài văn “ Lỗi lầm và sự biết ơn ”.
* 1 HS đọc bài văn, các HS khác theo dõi
- GV tổ chức cho HS thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận thể hiện ở đoạn văn.
* HS thảo luận theo nhóm ( bàn) và phát biểu: 
- Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn: Câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của đoạn văn.
 GV sử dụng bảng phụ có ghi sẵn các câu văn thể hiện yếu tố nghị luận.
 ? Chỉ ra vai trò của các yếu tố nghị ấy trong việc làm nổi bật nội dung đoạn văn ?
* HS thảo luận, trả lời:
Yếu tố nghị luận làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao.
ộ GV chốt :
1) GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 của (mục II ).
? Bài tập này nêu lên những yêu cầu gì ?
* HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1.
’ GV gợi ý: 
a) Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào
( thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao ? )
b) Nội dung của buổi sinh hoạt là gì ? Em đã phát biểu vấn đề gì ? tại sao ?
c) Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn rất tốt như thế nào ?
( lí lẽ, ví dụ, lời phân tích )
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn:
* HS thực hành viết đoạn văn ( trong 10 phút ) theo gợi ý của GV.
- GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn văn và hướng dẫn cả lớp phân tích, góp ý.
* 1 HS trình bày đoạn văn viết của mình. 
’ Lớp nhận xét, góp ý.
’ GV nhận xét đánh giá chung.
2) GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 của 
( mục II ).
’ Quy trình giống như bài tập 1.
 Riêng phần nội dung đoạn văn có thể nêu 1 số ý sau:
- Người bà đã để lại việc làm lời nói hay suy nghĩ cho em ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào ?
- Nội dung việc làm hoặc những lời dạy bảo cụ thể của bà là gì ? Nó giản dị, sâu sắc, cảm động như thế nào ?
- Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
 Sau khi GV nhận xét chung đoạn văn HS viết. GV đọc cho HS nghe đoạn văn tham khảo ở sách thiết kế bài giảng.
* HS nghe và học tập cách viết.
I/ Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự : (10’ )
1) Ngữ liệu:SGK 
2) Nhận xét : 
.
-Yếu tố nghị luận giúp cho bài văn thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao.
II/ Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. (25’ )
1/ Bài tập 1
.
2/ Bài tập 2
IV) Củng cố, HD về nhà: (5’ )
 ? Qua tiết thực hành luyện tập hôm nay, em cho biết làm thế nào để đưa được
 Các yếu tố nghị luận vào VB tự sự ?
 - Viết lại các đoạn văn của bài tập 1 , 2 (mục II ) nếu chưa đạt yêu cầu.
 - Làm bài tập bổ sung ( SBT )
 ’ Đọc và tìm hiểu trước tiết TLV : 
 Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
E/ Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docT 60.doc