Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 61, 62: Làng (trích) - Kim Lân

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 61, 62: Làng (trích) - Kim Lân

LÀNG

( Trích) - Kim Lân

A/ Mục tiêu:

Qua tiết học, HS có thể :

 - Có được những hiểu biết cơ bản về tác giả Kim Lân và truyện ngắn “ Làng ”.

 - Bước đầu cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước của nhân vật ông Hai trong truyện và thấy được một trong những đặc sắc của nghệ thuật viết truyện ( trên phương diện ngôn ngữ của nhân vật).

 - Có kĩ năng tóm tắt và năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

B/ Chuẩn bị:

 - GV: Ảnh chân dung nhà văn Kim Lân ; Bảng phụ.

 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.

 Tóm tắt văn bản.

C/ Phương pháp

- Phân tích, chứng minh, nêu và giải quyết vấn đề.

D/ Hoạt động trên lớp:

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 61, 62: Làng (trích) - Kim Lân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : ....................... Tuần 13 : &
Dạy(T 61) :9A......................... Bài 13 - Tiết 61+ 62 
 9B:
Văn bản: 
Làng
( Trích) - Kim Lân
A/ Mục tiêu: 
Qua tiết học, HS có thể :
 - Có được những hiểu biết cơ bản về tác giả Kim Lân và truyện ngắn “ Làng ”.
 - Bước đầu cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước của nhân vật ông Hai trong truyện và thấy được một trong những đặc sắc của nghệ thuật viết truyện ( trên phương diện ngôn ngữ của nhân vật).
 - Có kĩ năng tóm tắt và năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: ảnh chân dung nhà văn Kim Lân ; Bảng phụ. 
 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
 Tóm tắt văn bản.
C/ Phương pháp
- Phân tích, chứng minh, nêu và giải quyết vấn đề.
D/ Hoạt động trên lớp:
I) ổn định tổ chức: (1’ ): KT sĩ số:	
II) KT bài cũ: (5‘ ) ’ GV dùng bảng phụ:
 ? Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ “ ánh trăng ” của Nguyễn Duy. 
 Tư tưởng của nhà thơ gửi gắm qua bài thơ này là gì ?
	A. Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình 
 quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
	B. Thiên nhiên, vạn vật thì vô hạn, tuần hoàn còn cuộc đời con người thì vô hạn
	C. Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người.
	D. Cuộc sống vật chất đầy đủ rồi cũng sẽ tiêu tan, chỉ có đời sống tinh thần 
 là bất diệt.
 ’ HS lựa chọn đáp án đúng là (A).
III) Bài mới : (35 ‘ ) - GV giới thiệu bài (1 phút)
 Mỗi người dân Việt Nam vô cùng gắn bó với làng quê của mình, nơi sinh ra và sống suốt cả cuộc đời cần lao giản dị. Sống ở làng, chết nhờ làng. Không gì khổ bằng phải bỏ làng tha hương cầu thực, lâm vào cảnh sống nơi đất khách, chết chôn quê người ... Tình cảm đặc biệt đó đã được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách độc đáo trong truyện ngắn “ Làng ” thời kì kháng chiến chống Pháp.
Hoạt động của GV& HS
Ghi bảng
 I) Tìm hiểu chung : (3 ‘ )
 - GV yêu cầu HS nêu vài nét khái quát về tác giả.
 - GV cho HS quan sát ảnh chân dung nhà văn Kim Lân, bổ sung nhấn mạnh 2 
đặc điểm cơ bản trong con người và sáng tác của Kim Lân.
 ộ GV chốt lại:
? Truyện ngắn “ Làng ” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
 ộ GV chốt lại :
II) Đọc - hiểu VB : (30’ )
 1) Đọc- tìm hiểu chú thích:
 ’ Trước khi tiến hành đọc, GV kể tóm tắt phần đầu của truyện mà SGK đã lược bớt.
 - GV hướng dẫn đọc : Phân biệt giữa lời kể và lời đối thoại, các từ ngữ địa phương, khẩu ngữ.
 - GV đọc 1 đoạn sau đó nhận xét cách đọc của HS.
* 2 HS đọc tiếp k0 cần hết văn bản. Mà trong quá trình phân tích sẽ đọc tiếp và đọc những phần quan trọng.
 - GV chọn kiểm tra một vài từ trong phần chú thích . Tích hợp phần tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng.
2) Tóm tắt văn bản :
 - GV yêu cầu HS tóm tắt truyện ( Toàn bộ phần trong SGK )
 - GV nhận xét chung và cho HS quan sát phần tóm tắt đã chuẩn bị để cho HS bổ sung hoặc ghi nhớ các diễn biến chính.
3) Bố cục : 
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu bố cục. Chú ý đến diễn biến thời gian, tâm trạng của ông Hai trước, trong và sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
* HS thảo luận, xác định :
4) Tìm hiểu văn bản : 
 ? Truyện “ Làng ” có nhiều nhân vật. Ai là nhân vật chính ? Vì sao em xác định như vậy ?
* HS phát hiện, trả lời :
- Nhân vật ông Hai là nhân vật chính vì diễn biến câu truyện đều xoay quanh ông
? Là một truyện ngắn hiện đại, văn bản 
“ Làng ” đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào ? PTBĐ nào là chủ yếu ? vì sao ?
* HS thảo luận, trả lời:
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.’ Tự sự là chính vì câu chuyện được triển khai theo hệ thống các sự việc.
 ? Câu chuyện được kể từ ngôi nào ? Ngôi kể này có tác dụng gì ?
* HS phát hiện, trả lời:
- Ngôi thứ 3 ’ đảm bảo tính chân thực, khách quan.
a) Cuộc sống của ông Hai ở nơi sơ tán :
* HS quan sát đoạn 1 của VB :
 ? ở nơi sơ tán, mối quan tâm của ông Hai về cái làng của ông được thể hiện trong đoạn văn bản nào ?
* HS phát hiện :
- Đoạn : “ ông lại nghĩ ... ’ nhớ cái làng quá ”.
? Ông hai đã nhớ những gì ở làng ?
* HS phát hiện qua các chi tiết :
 “ Cùng anh em ... khướt lắm ”.
? Vì sao ông Hai cảm thấy “ Vui thế ” khi nghĩ về làng mình ?
? Điều đó cho thấy tình cảm của ông Hai đối với làng quê ntn ?
* HS thảo luận - trả lời :
’ GV bổ sung thêm : ở nơi tản cư ông đã thể hiện nỗi nhớ làng quê, tình yêu làng bằng cách tối đến sang bên gian nhà bác Thứ mà khoe về làng ( đoạn đầu SGK đã lược bỏ ).
 ộ GV chốt:
 - Nỗi nhớ làng quê của ông Hai ở nơi tản cư cho thấy ông rất gắn bó, tư. Hào và yêu mến làng quê của mình.
? Đoạn văn bản nào thể hiện mối quan tâm của ông Hai đến cuộc kháng chiến của dân tộc ?
 * HS phát hiện - trả lời :
- “ Ông Hai đi nghênh ngang ... ’ vui quá ” .
? Sự quan tâm đến cuộc kháng chiến của ông Hai có những biểu hiện đặc biệt nào?
 ? Lời văn của đoạn này có gì đặc biệt ?
* HS thảo luận nhóm - phát biểu:
- Ngôn ngữ quần chúng
- Độc thoại của nhân vật.
? Qua đó, những đặc điểm nào trong con người ông Hai được bộc lộ ở nơi tản cư ?
* HS phát biểu
ộ GV bổ sung, chốt: 
 - Ông Hai là người nông dân có tính tình vui vẻ, chất phác, có tấm lòng gắn bó với làng quê kháng chiến.
 - GV tổng kết lại nội dung chính của tiết học và giới thiệu nội dung tiết sau.
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1) Tác giả:
 - Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài sinh năm 1920, quê ở Bắc Ninh.
 - Ông là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân..
2) Tác phẩm:
- Tác phẩm “ Làng ” được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ( đầu năm 1948 ).
II/ Đọc hiểu văn bản
1/ Đọc -Hiểu từ khó : SGK
2/ Tóm tắt văn bản
3/ Bố cục
’ Bố cục : 3 đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu ... ’ vui quá.
- Đoạn 2: Tiếp ... ’ đôi phần.
- Đoạn 3: Còn lại.
4/ Phân tích
.
a) Cuộc sống của ông Hai ở nơi sơ tán :
- Làng ông là làng tích cực kháng chiến.
’ Gắn bó, tự hào với làng quê của mình.
- Sự quan tâm đến cuộc kháng chiến của ông Hai 
+ Mong nắng cho Tây chết mệt
+ Nghe lỏm đọc báo ở phòng thông tin để biết tin tức.
+ Đầy lòng tin tưởng vào kháng chiến.
+Không giấu cảm xúc vui mừng.
-> Chăm chỉ, chất phác, có lòng yêu làng quê, yêu đất nước.
IV) Củng cố, HD về nhà : (5’ ) 
 ? Nhân vật chính có liên quan đến tên truyện không ? Nếu có thì liên 
 quan như thế nào ?
 - Tóm tắt lại văn bản.
 - Nắm chắc những thông tin chính về PTBĐ, ngôi kể, nhân vật chính và những phẩm chất của nhân vật đã được tìm hiểu ở tiết học.
 - Đọc kĩ phần văn bản còn lại .
E/ Rút kinh nghiệm
 ..................................................................................
Soạn : ....................... Bài 13 - Tiết 61 + 62 
Dạy(T 62) :9A.........................
 9B:
Văn bản: 
Làng ( Tiếp )
( Trích) - Kim Lân
A/ Mục tiêu: 
Qua tiết học, HS có thể :
 - Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp.
 - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, m/tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
 - Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung tiết dạy ; Bảng phụ. 
 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
C/ Phương pháp
- Phân tích, chứng minh, nêu và giải quyết vấn đề. 
D/ Hoạt động trên lớp:
I) ổn định tổ chức: (1’ ): KT sĩ số:	
II) KT bài cũ: (4‘ ) 
	? Tóm tắt lại phần truyện kể về nhân vật ông Hai từ khi nghe tin xấu về làng 
	 trong truyện “ Làng ” của Kim Lân ?
III) Bài mới : (35 ‘ ) - GV giới thiệu chuyển tiếp vào tiết 2 
Hoạt động của GV& HS
Ghi bảng
4) Tìm hiểu văn bản : ( 25’ )
 b) Cuộc sống của ông Hai từ khi nghe tin xấu về làng.
* HS theo dõi vào đoạn 2 của VB.
 ? Ông Hai đã có cảm giác gì khi nghe tin làng mình theo giặc ?
* HS phát hiện qua các chi tiết :
- Cổ nghẹn đắng, da mặt tê rân rân ... lặng đi, tưởng như không thở được, ... rặn è è, nuốt một cái gì đó vướng ở cổ.
? Các chi đó cho thấy tâm trạng của ông Hai lúc này như thế nào ?
 ? Cảm nghĩ “ cực nhục ” của ông Hai được thể hiện ở đoạn văn nào ? 
* HS phát hiện đoạn giữa (trang 166 )
“ Chao ôi ... bán nước ”.
? Vì sao ông Hai cảm thấy “ cực nhục ” ?
* HS thảo luận nhóm-trả lời:
’ Vì nếu làng ông theo Tây thật ông sẽ là kẻ lạc loài với mọi người với giống nòi.
? Ông Hai có suy nghĩ “ làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù ”. Em đọc được những xúc cảm nào đang diễn ra trong nội tâm của ông ? 
? Để nhân vật bộc lộ tiếng nói nội tâm của mình, tác giả đã sử dụng kiểu ngôn ngữ nào ?
* HS phát hiện trả lời:
- Ngôn ngữ độc thoại.
? Nhân vật ông Hai đã bộc lộ tâm trạng gì qua những độc thoại của mình ?
ộ GV chốt:
 - Dùng ngôn ngữ độc thoại để diễn tả tâm trạng cay đắng, tủi nhục, uất hận của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.
- GV yêu cầu HS theo dõi đoạn truyện kể về cuộc trò chuyện của ông Hai với đứa con út và cho biết : 
 ? Nội dung của cuộc trò chuyện này ?
* HS nêu nội dung của cuộc trò chuyện.
? Cuộc trò chuyện này được kể bằng kiểu ngôn ngữ nào ?
 * HS phát hiện :
- Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
? Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con của mình ?
* HS thảo luận nhóm - phát biểu:
Vì ông k0 biết giãi bày tâm sự cùng ai. Ông mượn con để bày tỏ tấm lòng của mình với làng quê, đất nước.
? Cảm xúc của ông khi trò chuyện với con ?
* HS phát hiện qua các chi tiết:
“ Nước mắt ... giàn ra, chảy ròng ròng hai bên má ”.
? Từ đó em cảm nhận điều gì trong tấm?
ộ GV chốt: 
 - Những dằn vặt, khổ tâm của ông Hai đã nói với ta về một con người yêu quê, yêu nước đằm thắm chân thật; một tâm hồn ngay thẳng, trọng danh dự, yêu ghét rạch ròi.
c) Cuộc sống của ông Hai khi thoát khỏi tin xấu về làng.
* HS theo dõi phần VB còn lại.
 ? Khi biết tin làng mình k0 theo giặc : dáng vẻ ông Hai có những biểu hiện khác thường nào ?
* HS phát hiện, trả lời :
- “ Cái mặt buồn thỉu bỗng tươi vui, rạng rỡ ... hấp háy ”.
? Dáng vẻ ấy phản ánh một nội tâm như thế nào ? 
? Tại sao ông Hai lại khoe với mọi người rằng : Tây ... tôi rồi ?
* HS thảo luận, trả lời:
- Vì đó là bằng chứng của việc gia đình ông k0 những k0 theo giặc mà còn là gia đình kháng chiến.
? Lúc này cử chỉ của ông Hai có gì đặc biệt ?
* HS phát hiện, trả lời:
- Lật đật ... múa tay ... vén quần ... 
? Những cử chỉ đó phản ánh một nội tâm ntn ?
5) Tổng kết : ( ghi nhớ: SGK - ) ( 5’ )
? Về nghệ thuật truyện ngắn “ Làng ” thành công ở những điểm nào ?
* HS thảo luận nhóm trả lời :
- Nghệ thuật m/tả tâm lí qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ ( độc thoại, đối thoại )
- Ngôn ngữ nhân vật : mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của nhân dân, vừa có nét chung lại mang đậm cá tính của nhân vật.
* GV bổ sung và chốt lại :
- Nghệ thuật m/tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ và thể hiện cá tính của từng nhân vật
- Cách trần thuật của tác giả linh hoạt tự nhiên khiến cho truyện sinh động.
? Qua nghệ thuật đó, tác giả muốn thể hiện điều gì ?
* HS khái quát qua mục ( ghi nhớ ):
’ Tình yêu làng quê, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân.
- GV gọi 1 HS đọc mục ( ghi nhớ )
III/ Luyện tập : (5’ )
* GV hướng dẫn HS luyện tập .
- ở bài 1: GV gợi ý cho HS lựa chọn những đoạn diễn tả tâm lí nhân vật sinh động.
* HS làm tại lớp bằng hình thức trả lời miệng.
- Có thể chọn đoạn tả ông Hai nghe tin làng mình theo giặc, đoạn ông Hai trò chuyện với thằng con.
- Bài 2 : GV hướng dẫn HS tự làm ở nhà :
 ’ Gợi ý : Có thể là những bài ca dao về tình cảm quê hương, bài thơ “ nhớ con sông quê hương ” ... 
b) Cuộc sống của ông Hai từ khi nghe tin xấu về làng.
’ Xấu hổ, uất ức.
- Cảm xúc xót xa , ân hận.
’ Cay đắng, tủi nhục, uất hận.
’Tấm lòng của ông với làng quê, đất nước: Sự son sắt, thuỷ chung với làng quê, đất nước.
c) Cuộc sống của ông Hai khi thoát khỏi tin xấu về làng.
’ Nhẹ nhõm, vui sướng.
’ Sung sướng đến cực điểm.
5/ Tổng kết
- NT
- ND
* Ghi nhớ: SGK
III/ Luyện tập
IV) Củng cố, HD về nhà : (5’ ) - GV dùng bảng phụ: 
 ? Qua truyện “ Làng ” có thể thấy nhà văn Kim Lân là người như thế nào ?
	A. Am hiểu sâu sắc con người và thế giới tinh thần của con người đặc biệt là 
 người nông dân.
	B. Yêu tha thiết làng quê, đất nước, thuỷ chung với kháng chiến và cách mạng.
	C. Căm thù giặc Pháp và những kẻ làm Việt gian.
	D. Cả A , B , C đều đúng.
- Nắm chắc những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
 - Làm phần luyện tập ( SGK ) và bài tập bổ sung ( SBT ). 
 - Đọc kĩ và soạn văn bản : “ Lặng lẽ Sa Pa ” của Nguyễn Thành Long .
E/ Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 61 + 62.doc