Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 63: Chương trình địa phương

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 63: Chương trình địa phương

 Tiếng Việt:

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

A/ Mục tiêu:

 Qua tiết học, HS có thể :

 - Hiểu được sự phong phú của cá phương ngữ trên các vùng miền đất nước.

 - Có kĩ năng giải thích ý nghĩa của các từ ngữ địa phương và phân tích giá trị của nó trong VB.

B/ Chuẩn bị:

 - GV: Nội dung tiết dạy ; Bảng phụ.

 - HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung và các yêu cầu của tiết học.

C/ Hoạt động trên lớp:

1) Ổn định tổ chức: (1 ): KT sĩ số:

2) KT bài cũ: ( Kiểm tra 15 phút )

 * Đề bài :

 Câu 1 : Kể tên 5 phương châm hội thoại đã học.Trong 5 phương châm hội

 thoại đó, những phương châm nào chi phối nội dung của hội thoại,

 phương châm nào chi phối quan hệ giữa các cá nhân tham gia hội thoại ?

 Câu 2 : “ Mặt trời(1) của bắp thì nằm trên đồi

 Mặt trời(2 ) của mẹ, em nằm trên lưng ”

 ( “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” - NKĐ

 - Từ “mặt trời ” trong câu thơ nào được dùng theo nghĩa gốc ? nghĩa chuyển ?

 Chuyển nghĩa theo phương thức nào ? có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa

 gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không ? vì sao ?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 63: Chương trình địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : ....................... Tiết 63 
Dạy :9A.........................
 9B:
 Tiếng Việt: 
chương trình địa phương
A/ Mục tiêu: 
 Qua tiết học, HS có thể :
 - Hiểu được sự phong phú của cá phương ngữ trên các vùng miền đất nước. 
 - Có kĩ năng giải thích ý nghĩa của các từ ngữ địa phương và phân tích giá trị của nó trong VB.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung tiết dạy ; Bảng phụ. 
 - HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung và các yêu cầu của tiết học.
C/ Hoạt động trên lớp:
1) ổn định tổ chức: (1’ ): KT sĩ số:	
2) KT bài cũ: 	 ( Kiểm tra 15 phút ) 
 * Đề bài : 
 Câu 1 : Kể tên 5 phương châm hội thoại đã học.Trong 5 phương châm hội 
 thoại đó, những phương châm nào chi phối nội dung của hội thoại,
 phương châm nào chi phối quan hệ giữa các cá nhân tham gia hội thoại ?
 Câu 2 : “ Mặt trời(1) của bắp thì nằm trên đồi	
 Mặt trời(2 ) của mẹ, em nằm trên lưng ”
 ( “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” - NKĐ
 - Từ “mặt trời ” trong câu thơ nào được dùng theo nghĩa gốc ? nghĩa chuyển ? 
 Chuyển nghĩa theo phương thức nào ? có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa
 gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không ? vì sao ?
 * Đáp án và biểu điểm :
 Câu 1 : ( 5 điểm )
 - Kể tên được 5 phương châm hội thoại : 2,5 điểm ( đúng 1: 0,5 điểm )
 - Phương châm quan hệ chi phối quan hệ giữa các cá nhân tham giá hội thoại,4 phương châm còn lại chi phối nội dung của hội thoại . ( 2,5 điểm ).
 Câu 2 : ( 5 điểm )
 - Từ “ mặt trời ”(1 ) được dùng theo nghĩa gốc ( 1 điểm ).
 - Từ “ mặt trời ” (2 ) được dùng theo nghĩa chuyển ( 1 điểm )
 ’ Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ ( 1 điểm ).
 - K0 thể coi đây là hiện tượng 1 nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa (1đ ).
 ’ Vì sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời ” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời theo sự cảm nhận chủ quan của nhà thơ. Nó k0 làm cho từ có thêm nghĩa mới và k0 thể đưa vào để giải thích trong từ điển. ( 1 điểm ).
3) Bài mới : (25 ‘ ) 
Hoạt động của GV & HS
Ghi bảng
1) Bài 1 : 
* 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- GV hướng dẫn HS làm Bài tập 1 SGK:
 Tìm trong phương ngữ mà các em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác mà em biết những từ ngữ địa phương theo yêu cầu ở phần a , b , c .
 * HS thảo luận nhóm tìm theo yêu cầu của bài tập. :
- GV sử dụng bảng phụ cho từng phần ( theo mẫu SGK )
* Đại diện các nhóm lên điền vào bảng phụ theo các phần a , b , c.
- GV cho HS nhận xét ( các nhóm nhận xét bài làm của nhau ).
- GV nhận xét chung, chữa bài hoặc bổ sung.
2) Bài 2 : 
* HS đọc yêu cầu của bài 2.
- GV yêu cầu HS thảo luận và đại diện trả lời : 
 ’ HS có thể trả lời : Có những từ ngữ địa phương như trong mục 1 (a) vì có những sự vật hiện tượng ở địa phương này nhưng k0 xuất trong địa phương khác. Điều đó cho thấy Việt Nam là 1 đất nước có sự khác biệt giữa các vùn, miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phonh tục, tập quán ... Tuy nhiên sự khác biệt đó k0 quá lớn vì các từ thuộc nhóm này k0 nhiều.
3) Bài 3 : 
- GV hướng dẫn HS quan sát bảng mẫu ở bài tập 1 ( b, c ) và nêu nhận xét.
- GV lưu ý : Trong phương ngữ Bắc có tiếng Hà Nội - phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới đều lấy phương ngữ có tiếng thủ đô làm chuẩn cho ngôn ngữ toàn dân.
* HS nêu nhận xét:
4) Bài 4 : 
* HS đọc và nêu yêu cầu của bài 4 . 
- GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của bài tập.
1) Bài 1 : 
a) VD: Sầu riêng, chôm chôm ( Nam Bộ )
 nốc ( chiếc thuyền), chẻo ( một loại nước chấm) ’ Nghệ Tĩnh.
 ...
b) Mẹ ( Bắc ) , Mệ ( Trung ) , Má ( Nam )
Bố ( Bắc ) , Bọ ( Trung ) , Tía ( Nam )
c) Sương ( hơi nước ’ Bắc Bộ )
 Sương ( gánh) ’ Thừa Thiên - Huế
 Trái ( bên trái ) ’ Bắc Bộ
 Trái ( quả ) ’ Nam 
’ Phương ngữ được lấy làm chuẩn của ngôn ngữ toàn dân là phương ngữ Bắc Bộ.
* Các từ ngữ địa phương có trong đoạn trích:
- Chi, rứa, nớ, chi, tui, răng, ủng, mụ.
- Các từ ngữ đó thuộc phương ngữ Trung Bộ.
’ Tác dụng: Góp phần thể hiện chân thực hơn h/ả của 1 vùng quê và suy nghĩ, tình cảm, tính cách của 1 người mẹ làm tăng sự sống động gợi cảm của tác phẩm.
4) Củng cố : (3’ ) 
 ? Có nên dùng từ ngữ địa phương hay k0 ? dùng trong những trường hợp nào ?
5) HD về nhà : (1’ )
 - Sưu tầm , chép vào sổ tay văn học 1 số đoạn thơ có sử dụng từ ngữ địa phương mà em cho là đặc sắc. ( Tìm thơ của Tố Hữu )
 -Thực hiện các yêu cầu của mục 1 các mục I, II , III của tiết : Ôn tập phần tiếng Việt. 
 D/ Rút kinh nghiệm.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 63.doc