Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 73: Ôn tập Tiếng Việt

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 73: Ôn tập Tiếng Việt

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

A-Mục đích yêu cầu

 Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức về phương châm hội thoại, lời dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp, xưng hô trong hội thoại.

 Tích hợp với các văn bản Văn và bài tập Tập làm văn đã học.

 Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về sử dụng các phương châm hội thoại, lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp trong khi nói và viết.

B- Chuẩn bị

 Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án.

 Trò: Ôn lại kiến thức

C- Phương pháp.

- Tổng hợp, vấn đáp

D-Lên lớp.

I.Tổ chức

II.Kiểm tra: kết hợp trong giờ.

III.Bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 73: Ôn tập Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.. Tiết 73
Ngày dạy:9A
 9B :
ôn tập tiếng việt
A-Mục đích yêu cầu
	Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức về phương châm hội thoại, lời dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp, xưng hô trong hội thoại.
	Tích hợp với các văn bản Văn và bài tập Tập làm văn đã học.
	Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về sử dụng các phương châm hội thoại, lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp trong khi nói và viết.
B- Chuẩn bị
	Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án.
	Trò: Ôn lại kiến thức
C- Phương pháp.
- Tổng hợp, vấn đáp
D-Lên lớp.
I.Tổ chức
II.Kiểm tra: kết hợp trong giờ.
III.Bài mới.
 I- Ôn lí thuyết
1. Các phương châm hội thoại.
H? Em hãy kể tên các phương châm hội thoại đã học?
Phương châm về lượng
Phương châm về chất.
Phương châm quan hệ.
Phương châm lịch sự.
Phương châm cách thức.
H? Thế nào là phương châm về lượng, về chất?
Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu không thừa.
Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
H? Mỗi phương châm về lượng, chất em hãy lấy 2 ví dụ, một trường hợp sử dụng đúng, một trường hợp sử dụng sai, hãy chỉ rõ?
Phương châm về lượng:
A:- Anh ăn cơm chưa?
B 1 - Tôi đã ăn rồi (đúng phương châm về lượng).
B 2- Từ lúc tôi mặc chiếc áo hàng hiệu, tôi vẫn chưa ăn cơm. (sai).
Phương châm về chất.
+ Con bò to bằng con trâu (đúng phương châm về chất).
+ Con bò to bằng con voi (sai).
H? Phương châm cách thức, phương châm quan hệ, lịch sự như thế nào?
Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề.
Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
H? Tìm ví dụ cho 3 phương châm trên và phân tích?
Phương châm quan hệ:
Hỏi: Anh đi đâu đấy?
Trả lời: Tôi đi bơi (đúng)
 Con mèo đen nhà tôi bị chết (sai).
Phương châm cách thức:
+ Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không? (đúng).
+ Con có thích ăn quả táo mà mẹ để trên bàn không? (sai).
Phương châm lịch sự:
+ Anh làm ơn cho tôi hỏi đường ra quốc lộ 1 đi lối nào ạ?
+ Bác cứ đi thẳng khoảng một trăm mét rồi rẽ phải là tới ạ? (đúng).
+ Đi thẳng 100 mét là tới (sai).
2. Xưng hô trong hội thoại.
H? Khi tham gia hội thoại người tham gia hội thoại phải đảm bảo yêu cầu gì khi xưng hô? Ví dụ?
Người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Ví dụ: 
Đối với người trên: Bác- cháu, anh, chị- em.
Đối với bạn bè: bạn- tớ, cậu- tớ.
Đối với trường hợp buổi hội nghị trong lớp: bạn- tôi, các bạn- chúng tôi.
3. Cách dẫn trực tiếp, cách dãn gián tiếp.
Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật.
+ Dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
+ Lời dẫn gián tiếp: lời nói hay ỹ nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong ngoặc kép.
H? Lấy ví dụ cách dẫn trực tiếp của một trong những tác phẩm đã học và chuyển thành cách dẫn gián tiếp?
Bao nhiêu nỗi mong chờ được gặp con, mới nhìn thấy con thôi ông Sáu đã kêu to “Thu con”.
Bao nhiêu nỗi mong chờ mong được gặp con, mới nhìn thấy con ông Sáu đã kêu to gọi tên con.
 II-Luyện tập
Bài tập 1: Hãy tìm một số tình huống giao tiếp mà người tham gia không tuân thủ các phương châm hội thoại và chỉ rõ mục đích không tuân thủ?
H? Muốn làm bài tập này chúng ta cần lưu ý điều gì?
Người vô ý, vụng về thiếu văn hoá.
Người nói ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác hoặc yêu cầu khác quan trọng hơn.
Người nói muốn gây sự chú ý.
H? Căn cứ vào đó em hãy tìm?
VD 1: Trong giờ vật lí, Thầy giáo hỏi một học sinh đang nhìn ra cửa sổ:
Em cho thầy biết sóng là gì?
Thưa thầy “sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!
Bài tập 2: Trong Tiếng Việt, xưng hô thường tuân thủ theo yêu cầu “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ.
“ Xưng khiêm hô tôn” thuộc loại từ thuần Việt hay Hán Việt?
Từ hán Việt.
H? Em hiểu 2 cụm từ trên ntn?
Khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường là “xưng khiêm” và gọi người đối thoại một cách tôn kính gọi là “hô tôn’.
H? Lấy ví dụ?
Bạn bè xưa xưng “tiểu đệ” gọi người khác là “đại ca”.
Bài tập 3: Đọc đoạn trích “Vua Quang Trung  dẹp tan”.
Em hãy chuyển đối thoại trong đoạn trích này thành lời dẫn gián tiếp. Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại?
Gọi học sinh làm và nhận xét.
Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào. Nguyễn thiếp trả lời rằng bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh bị dẹp tan.
Nhận xét: “tôi” chuyển thành người kể gọi “nhà Vua”, vua QT ( ngôi 3).
IV. Hướng dẫn về nhà
Ôn tập lại hệ thống các phương châm
ôn các bài tiếng Việt đã được học.
V. Rút kinh nghiệm
E- Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docT 73.doc