Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học: Hướng dẫn đọc thêm: Bến quê

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học: Hướng dẫn đọc thêm: Bến quê

 Hướng dẫn đọc thêm :

 BẾN QUÊ

 (Trích)

 (Nguyễn Minh Châu)

A.Mục tiêu:

 Giúp học sinh cảm nhận từ văn bản:

-Những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống nơi bến quê qua cảm nhận của một người từng trải.

-Tình yêu thiết tha cuộc sống nơi quê hương trong những ngày cuối cùng của cuộc đời một con người.

Sự kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm trong một cốt truyện giàu yếu tố tâm lí là nét nổi bật trong truyện ngắn này.

- Giáo dục tình yêu quê hương, gia đình gắn liền với những gì bình dị, gần gũi.

B. Phương pháp.

-G hướng dẫn học sinh học bài theo các bước tìm hiểu một tác phẩm văn học.

C. Chuẩn bị:

-GV: Giáo án, tuyển tập NMC.

-HS: Học và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi Sgk.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học: Hướng dẫn đọc thêm: Bến quê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 29 
Bến quờ
ễn tập Tiếng Việt
Luyện núi : Nghị luận về thơ
Ngày soạn:..../....../....... Tiết 136
Ngày dạy :9A...../......./.....
 9B...../......./...... 
 Hướng dẫn đọc thêm :
 Bến quê
 (Trích)
 (Nguyễn Minh Châu)
A.Mục tiêu:
 Giúp học sinh cảm nhận từ văn bản: 
-Những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống nơi bến quê qua cảm nhận của một người từng trải.
-Tình yêu thiết tha cuộc sống nơi quê hương trong những ngày cuối cùng của cuộc đời một con người.
Sự kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm trong một cốt truyện giàu yếu tố tâm lí là nét nổi bật trong truyện ngắn này.
- Giáo dục tình yêu quê hương, gia đình gắn liền với những gì bình dị, gần gũi.
B. Phương pháp.
-G hướng dẫn học sinh học bài theo các bước tìm hiểu một tác phẩm văn học.
C. Chuẩn bị:
-GV: Giáo án, tuyển tập NMC.
-HS: Học và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi Sgk.
D. Tiến trình bài dạy:
I. Tổ chức(1p)
II. Kiểm tra.(5p) Đọc thuộc lòng và nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Nói với con của Y Phương.
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề.(1p) G dẫn vào bài.
 2. Triển khai bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.(17p)
G hướng dẫn học sinh học bài theo các bước tìm hiểu một tác phẩm văn học.
?Dựa vào phần giới thiệu ở SGK, em hãy nêu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu?
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và kể tóm tắt cốt truyện.
?Hãy nhận xét về thể loại , phương thức biểu đạt của truyện? Nêu cảm nhận ban đầu của em về tên truyện Bến quê?
Hãy tìm hiểu bố cục văn bản này theo cốt truyện?
* Hoạt động 2.(15p)
? Trong truyện, nhân vật Nhĩ đã được đặt trong tình huống như thế nào?
? Tại sao nói đó là tình huống trớ trêu, nghịch lí nhưng cũng không trái tự nhiên, không phải là hoàn toàn bịa đặt vô lí?
-Tình huống đó đã giúp tác giả thể hiện những điều gì về khắc hoạ nhân vật và chủ đề tác phẩm?
G gợi dẫn bằng những câu hỏi để H tìm hiểu.
? Qua cái nhìn và cảm nhận của Nhĩ, cảnh vật, thiên nhiên hiện lên ở những chi tiết nào?
? Cảnh vật được miêu tả theo trình tự nào? Có tác dụng gì?
Nhĩ đã hỏi Liên những gì? Thái độ của Liên ra sao?
H. Tìm những chi tiết.
?Nhĩ đã cảm nhận được điều gì với mình?
-Tìm hiểu cuộc đối thoại giữa Liên với Nhĩ, qua thái độ, cử chỉ của chị với chồng, qua suy tư của Nhĩ với vợ->Liên là người vợ như thế nào? Nhĩ đã cảm nhận về vợ như thế nào?
? Khao khát cuối cùng của Nhĩ là gì? vì sao anh lại có khao khát đó? Nhận xét gì về tâm trạng của Nhĩ lúc này?
Để thực hiện khao khát đó, Nhĩ đã làm gì? 
Điều đó có thực hiện được không?
Từ đây anh đã rút ra một qui luật nào nữa trong cuộc đời mỗi con người?
 Hành động kì quặc của Nhĩ là gì?
 ý nghĩa của hành động ấy?
* Hoạt động 3.(3p)
Nhận xét về nghệ thuật ,nội dung của truyện? 
H. Đọc phần chốt ở mục Ghi nhớ
I.Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, tác phẩm.
 (Sgk)
2.Đọc, giải thích từ khó.
*Kể tóm tắt:
3.Thể loại: truyện ngắn. 
4. Bố cục:Theo cốt truyện 
-Cuộc trò chuyện của Nhĩ với Liên (...bậc gỗ mòn lõm)
-Nhĩ nhờ con trai sang bên kia sông, lại nhờ bọn trẻ giúp anh ngồi sát cửa sổ để ngắm cảnh và nghĩ ngợi.(Còn lại)
II. Phân tích
1.Tình huống truyện, tình huống của nhân vật chính: Nhĩ
-Căn bệnh hiểm nghèo khiến anh gần như bại liệt toàn thân...Tất cả mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờvào sự giúp đỡ của người khác.
-Tình huống này trớ trêu như một nghịch lí vì Nhĩ là một người làm công việc phải đi nhiều, vậy mà cuối đời anh lại bị buộc chặt vào giường bệnh.
-Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bờ bãi bên kia sông, quen mà lạ và anh không thể đi tới đó được dù chỉ một lần.
=>Từ đó tác giả muốn tâm sự và khái quát những quy luật, triết lí cuộc đời bình thường, giản dị nhưng không phải lúc nào cũng sớm nhận ra mà phải trải qua bao trải nghiệm, có khi phải đến cuối đời, trong những hoàn cảnh trớ trêu mà buộc bản thân phải nếm trải.
=>Đó cũng là chủ đề và đặc sắc của câu chuyện.
2.Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ:
*Cảnh vật, thiên nhiên:
-Những chùm hoa bằng lăng ,dòng sông vòm trời bờ bãi 
=>Cảnh vật được tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa. Tạo thành không gian có chiều sâu, rộng.
*Với Liên:
-Bằng trực giác, Nhĩ đã nhận ra mình chẳng còn sống đựơc bao lâu nữa. 
=> Nhĩ càng thấu hiểu vợ với lòng biết ơn sâu sắc và cảm động. Liên thương yêu chồng, tần tảo, hi sinh vì chồng con.Hình ảnh so sánh thật là sát hợp.
*Khao khát của Nhĩ:
-Đặt chân lên bãi bồi bên kia sông ->Đây chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, sâu xa trong cuộc sống chen vào những ân hận, xót xa.
-Nhờ con sang sông.
- Đứa con bị cuốn hút vào đám cờ thế bên đường nên để lỡ chuyền đò duy nhất trong ngày
=>Đời người thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình.
-Dù rất thương nhau nhưng đâu dễ hiểu nhau. Làm thế nào để các thế hệ thật hiểu nhau, bổ sung cho nhau đem lại niềm vui cho nhau khi chưa muộn.
*Hành động kì quặc của Nhĩ:
-Giơ cánh tay gầy khoát khoát như đang khẩn thiết ra hiệu cho một ai đó
=>Anh muốn giục đứa con nhưng qua đó thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, sống có ích đừng la cà, chùng chình dềnh dàng, vô bổ. Hãy nắm bắt những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
III.Tổng kết:
Nội dung.
Nghệ thuật.
Ghi nhớ SGK
IV. Củng cố(5p)
-Tóm tắt nội dung đoạn trích.
- Chủ đề của truyện này là gì?
- Liên hệ bản thân em có lần nào “chùng chình, vòng vèo” trong một việc nào đó không?
V. Dặn dò (1p).
- Về nhà: Học bài, chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt
E/ Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 136.doc