Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học: Mã giám sinh mua Kiều

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học: Mã giám sinh mua Kiều

A/ Mục tiêu:

 Qua tiết học, HS có thể :

 - Hiểu nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: Tả ngoại hình để làm nổi bậtbản chất xấu xa của Mã Giám Sinh

 -.Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, cảm thụ nghệ thuật

 - GD cho HS sự căm ghét đối với những kẻ làm giàu trên thân phận những người phụ nữ

B/ Chuẩn bị :

 - GV: Tác phẩm Truyện Kiều ; Bảng phụ

 - HS: Đọc kĩ đoạn trích, tìm hiểu vị trí đoạn trích. ; Soạn bài

C/ Phương pháp.

- Nêu và giảI quyết vấn đề, phân tích, bìmh giảng

D/ Hoạt động trên lớp :

1) Ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số :

2) KT bài cũ: (4 phút)

 - Đọc thuộclòng, diễn cảm 8 câu thơ cuối đoạn trích" Kiều ở lầu Ngưng Bích"

 ? Đoạn thơ đó đã thể hiện tài năng nghệ thuật của ND như thế nào?

3) Bài mới : (37 phút) - GV giới thiệu bài (1 phút)

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học: Mã giám sinh mua Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : ......................... Tuần 7 : &
Dạy(tiết 31) : ................... Tiết 31+ 32 
Văn bản: 
Mã Giám Sinh mua Kiều
( "Truyện Kiều"- Nguyễn Du )
A/ Mục tiêu:
 Qua tiết học, HS có thể :
 - Hiểu nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: Tả ngoại hình để làm nổi bậtbản chất xấu xa của Mã Giám Sinh
 -.Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, cảm thụ nghệ thuật
 - GD cho HS sự căm ghét đối với những kẻ làm giàu trên thân phận những người phụ nữ
B/ Chuẩn bị :
 - GV: Tác phẩm Truyện Kiều ; Bảng phụ 
 - HS: Đọc kĩ đoạn trích, tìm hiểu vị trí đoạn trích. ; Soạn bài
C/ Phương pháp.
- Nêu và giảI quyết vấn đề, phân tích, bìmh giảng
D/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số :	
2) KT bài cũ: (4 phút)
 - Đọc thuộclòng, diễn cảm 8 câu thơ cuối đoạn trích" Kiều ở lầu Ngưng Bích"
 ? Đoạn thơ đó đã thể hiện tài năng nghệ thuật của ND như thế nào? 
3) Bài mới : (37 phút) - GV giới thiệu bài (1 phút)
Hoạt động của thầy & trò
Ghi bảng
- GV nêu vị trí đoạn trích. 
H? Kể tóm tắt phần trước và sau đoạn trích? 
GV: Yêu cầu đọc: Đọc theo lối kể chuyện thơ? 
Lục bát, ngắt nhịp 2/2/2, nhấn mạnh giọng ở những từ 
ngữ miêu tả ngoại hình MGS, những từ ngữ miêu tả 
cuộc mua bán: “Mày râu bao, đắn đo, cò kè, ép”
Đoạn trích miêu tả tâm trạng Kiều với giọng trầm 
lắng thể hiện nỗi đau buồn của nàng.
Giáo viên đọc mẫu- gọi học sinh đọc nhận xét.
Trong đoạn 1 có 11 từ khó đã được giải thích. 
H? Đọc chú thích 2,5,7,8,9,11.
GV: Các từ khó còn lại trong quá trình tìm hiểu các em 
sẽ giải thích.
H? Đoạn trích chia làm mấy cảnh? Đó là những cảnh nào?
Ba cảnh: + Cảnh MGS đến nhà Kiều
 + Cảnh MGS mua Kiều.
 + Cảnh Kiều ra trình diện MGS.
H? Trong hai cảnh MSG đến nhà Kiều và MGS mua 
Kiều, tác giả tập trung làm nổi bật nhân vật nào?
Tác giả tập trung làm nổi bật nhân vật MGS.
GV: Tin nàng Kiều bán mình chuộc cha làm xa gần bàn tán xôn xao. Gần miền có một mụ mối đưa MGS đến với danh nghĩa đến hỏi Kiều về làm thiếp. Vậy MGS đến nhà Kiều như thế nào? 
H? Đọc “ gần  sỗ sàng”
H? Khi mụ mối đưa đường cho MGS đến nhà Kiều, 
MGS được giới thiệu như thế nào?
- Mã Giám Sinh được giới thiệu là một “viễn khách”-
người khách phương xa đến.
H? Người khách phương xa đến nhà Kiều để làm gì?
Tìm đến để làm lễ vấn danh (lễ đến hỏi và xin cưới).
H? Khi đến hỏi Kiều người viễn khách giới thiệu như 
thế nào?
Giới thiệu là: Tên MGS- quê huyện Lâm Thanh
GV: Đến nhà được hỏi tên thì MGS không thưa gửi gì hết, y trả lời cộc lốc.
H? Em hiểu gì về tên MGS mà hắn xưng ra ở đây?
- Mã là họ, Giám Sinh không phải là tên của hắn mà là tên chung cho những nho sinh học ở trường Quốc Tử Giám.
GV: Rõ ràng anh chàng họ Mã này đưa ra một cái tên mập mờ, chung chung, không biết hắn thuộc MGS nào?
Còn hỏi quê thì ở “ Lâm Tri cũng gần”- Đọc tác phẩm ta thấy hắn ở Lâm Tri – ở xa lại nói là ở gần.
 H? Qua cách giới thiệu tên tuổi quê quán em thấy hắn là người như thế nào?
NG(tiết 32):.
H? Tiếp theo tác giả giới thiệu, miêu tả hắn ra sao?
“ Quá niên đã  bảnh bao”.
H? ở hai câu thơ này tác giả miêu tả ở những mặt nào?
Giới thiệu tuổi tác, diện mạo.
H? Qua việc miêu tả hình dáng em hiểu gì về ngoại 
hình của MGS? 
MGS có vẻ ngoài chải chuốt, bóng bẩy.
H? Đã ngoài 40 rồi mà lại có diện mạo như vậy em hiểu thêm gì về MGS? 
 GV: Thực ra chẳng ai cạo lông mày và- việc tác giả nói quá nhằm châm biếm, mỉa mai cách ăn diện kệch cỡm, tỉa tót thái quá. Ngày xưa 40 tuổi đã để râu dài
H? Thầy đi trước đạo mạo, còn đám đầy tớ “lao xao” 
em hình dung như thế nào về cảnh tượng này?
Một đám người lộn xộn, ầm ĩ.
H? Em có nhận xét gì về việc miêu tả thấy và tớ?
Hình ảnh đối lập giữa thầy và tớ.
H? Sử dụng hình ảnh đối lập có tác dụng gì?
Lột trần sự giả tạo của thầy.
GV: Ta thường nói thấy nào tớ ấy. Nhưng ở đây tác giả khéo léo miêu tả đối lập để lột trần chân tướng giả tạo của thầy.
H? Vào đến nhà Kiều, MGS có cử chỉ, hành động như thế nào? Em hiểu gì về hành động đó?
Ghế trên ngồi tót-> nhảy lên ngồi chễm chệ, thiếu 
lịch sự
GV: Đó lầ cử chỉ thô lỗ, hỗn xược. Ghế trên dành cho 
ông, bà, cha mẹ, thế mà MGS đi làm rể – tức bậc con.
H? Qua cách miêu tả cử chỉ, hành vi của MGS em hiểu gì về bản chất của hắn? 
H? Qua phần đầu, em nhận xét gì về cách dùng từ 
miêu tả MGS? 
Dùng nhiều từ láy tượng hình, tượng thanh: nhẵn 
nhụi, bảnh bao, lao xao
H? Qua các từ ngữ đó, em hiểu MGS là con người như thế nào?
Tóm tắt lại các ý đã ghi.
 H? Đọc thầm “Đắn đohết” 
H? Khi tận mắt nhìn thấy dung nhan của Kiều, MGS 
có thái độ như thế nào?
Đắn đo cân sắc, cân tài.
GV: Thường thì người ta chỉ cân nhắc những thứ có 
trọng lượng. Nhưng ở đây MGS cân nhắc tài sắc Kiều 
chứ không chú ý đến đức hạnh.
H? Để cân sắc, cân tài MGS đã làm gì?
ép cung
GV: MGS ép Kiều đánh đàn, làm thơ để thử tài nghệ 
của Kiều.
H? Những việc làm đó của MGS thể hiện điều gì?
Thể hiện sự xem xét tỉ mỉ, kỹ lưỡng, sành sỏi của 
một kẻ chuyên buôn bán.
GV:MGS đến nhà Kiều giữa lúc gia đình gặp hoạ. 
Nàng Kiều đang đau xót đến cực độ Thế mà hắn 
không một lời hỏi han chia xẻ-> hắn ép nàng đánh đàn, làm thơ.
H? Sau khi thưởng thức tài đàn, thơ, hắn có thái độ gì?
Mặn nông một vẻ một ưa.
GV: Hắn rất ưng ý, hài lòng về món hàng người có chất lượng hoàn hảo là Thuý Kiều. Thể hiện sự rộng lượng, lịch thiệp, ra vẻ lễ phép lúc này nhập vai anh chàng đi hỏi vợ rất tốt- MGS nói đến “sinh nghi” tức là để dẫn cưới. Vì theo phong tục xưa nhà gái có quyền thách cưới.
H? Hỏi như vậy, nhưng khi mụ mối lên giá “nghìn 
vàng” thì MGS có hành động gì?
Y trả giá, mặc cả.
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.
H? Qua đây em hiểu gì về việc làm của hắn?
MGS trả giá, mặc cả rất riết róng, thêm bớt chi li từng tí một.
GV:Giữa lời nói và việc làm MGS mâu thuẫn trái ngược nhau.
H? Sự trái ngược này giúp em hiểu thêm được điều gì?
Hiểu được bản chất bủn xỉn, keo kiệt, ti tiện của 
MGS
H? Kết quả cuộc mua bán?
Sau hàng giờ lâu thêm bớt từng li từng tí, lời qua 
tiếng lại giữa kẻ mua người bán. MGS mua được nàng 
Kiều với giá 400 lạng vàng.
GV: Đến đây MGS đã hiện nguyên hình là một con 
người đủ mọi thủ đoạn, mánh lới, xảo quyệt, một tên lái buôn nhà nghề.
 H? Từ việc phân tích toàn cảnh mua bán, em thấy 
MGS là người như thế nào? 
GV: Thông qua việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh giúp ta 
hiểu được thái độ bất bình phẫn nộ của nhà thơ đối với phường buôn người vô nhân đạo. Kín đáo bày tỏ nỗi xót xa trước cảnh con người - đặc biệt là người phụ nữ sắc tài bị đem ra mua bán vùi dập.
H? Theo dõi hai câu cuối đoạn trích, nhà thơ nói đến 
những thủ tục gì?
Canh thiếp, nạp thái, vu quy.
H? Đây là những thủ tục cô dâu về nhà chồng thế mà 
tác giả “Tiền  xong”. Em hiểu gì về thái độ của tác 
giả?
Nhà thơ lên án thế lực đồng tiền trong tay bọn bất 
lương- Đi hỏi vợ MGS chỉ dùng tiền.
GV: Không riêng ở đây mà trong toàn tác phẩm có lần Nguyễn Du tố cáo “Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
 H? Khi ra trình diện MGS, Thuý Kiều được miêu tả 
như thế nào?
Nỗi mình- nỗi nhà
Thềm ..hàng.
Ngại ngùng đến gió ngừng hoa mặt dày.
H? Khi mụ mối vén tóc, bắt tay để MGS nhìn thấy 
nàng cho rõ, nàng còn được miêu tả như thế nào?
Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai.
GV: Tác giả sử dụng ẩn dụ: lệ hoa mấy hàng (giọt 
nước mắt – so sánh với giọt lệ của hoa).
So sánh: nét buồn 
Ước lệ: Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên: cúc mai để 
miêu tả vẻ đẹp con người.
Cách dùng biện pháp tiểu đối: Thềm hoa một bước/ lệ hoa mấy hàng.
Từ ngữ gợi tả: ngừng, mặt dày.
H? Tác dụng dùng biện pháp nghệ thuật đó?
Nhấn mạnh nỗi đau đớn tột độ của nàng Kiều.
H? Tại sao nàng đau đớn như vậy?
Nỗi mình: tình duyên dang dở với Kim Trọng.
Nỗi nhà: Cảnh gia đình tan nát.
Bị biến thành món hàng.
H? Qua câu thơ “nét buồn cúc, mai” giúp em hiểu 
điều gì?
Nàng buồn mà vẫn đẹp như hoa cúc, hoa mai.
H? Qua phân tích, qua hình dung miêu tả em hiểu gì 
Về tâm trạng của nàng Kiều trong màn kịch vấn danh 
này?
GV: Nỗi đau khi nhân phẩm bị chà đạp. Nhưng vì tự 
nguyện nên nàng phải làm theo sự điều khiển của mụ 
mối.
H? Qua vần thơ miêu tả Thuý Kiều, em thấy Nguyễn 
Du có thái độ như thế nào?
Nguyễn Du cảm thông, xót xa cho thân phận nàng 
Kiều.
H? Qua đoạn trích em hãy đánh giá thành công về nội 
dung và nghệ thuật?
Bút pháp miêu tả ngoại hình đặc sắc: tả MGS tả 
thực, tả Thuý Kiều: tả ước lệ.
Nội dung: MGS tên buôn người xảo quyệt
 Tâm trạng đau đớn của nàng Kiều.
GV kết luận chung về đoạn trích và cho HS đọc mục (ghi nhớ )
? Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du ở đoạn trích này được thể hiện trên những phương diện nào ? Trên từng phương diện, tấm lòng nhân đạo ấy được biểu hiện như thế nào ?
 - GV nhận xét chung và nêu yêu cầu cần đạt:
 Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện cụ thể trên hai phương diện:
 - Tác giả tỏ thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người ( miêu tả MGS với cái nhìn mỉa mai, châm biếm; Lời nhận xét: “ Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong” thể hiện sự chua xót, căm phẫn, tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người)
 - Niềm cảm thương sâu sắc trước thực trạng nhân phẩm con người bị hạ thấp, bị chà đạp qua hình ảnh Thuý Kiều 
I/ Tiếp xúc văn bản.
1. Vị trí đoạn trích:
 Đoạn trích nằm ở phần đầu gia biến và lưu lạc.
 2. Đọc, giải thích từ khó,tìm hiểu bố cục văn bản.
a. Đọc
b. Giải thích từ khó.
c. Tìm hiểu bố cục văn bản
II/. Tìm hiểu văn bản.
1). Nhân vật Mã Giám Sinh
- MGS đến nhà Kiều.
* MGS là kẻ gian dối.
- MGS có vẻ ngoài đạo mạo kệch cỡm.
- MGS là kẻ thô lỗ hỗn xược, thiếu văn hoá.
- Cảnh MGS mua Kiều
- MGS là một tên buôn người lọc lõi, xảo quyệt.
2)Hình ảnh Thuý Kiều.
- Nàng Kiều đau đớn, xót xa, nhục nhã ê chề.
* Ghi nhớ: SGK
 4) Củng cố : (2 phút)
 ? Bút pháp miêu tả nhân vật MGS của Nguyễn Du có gì khác với bút pháp khi ông miêu tả nhân vật Thuý Kiều, Thuý Vân? Bút pháp đó có tác dụng gì?
5) HD về nhà : ( 1 phút)
 - Học thuộc lòng những câu thơ miêu tả ngoại hình, lời nói, hành động của nhân vật MGS
 - Nắm những nét chính về nội dung và nghệ thuật của phần đã tìm hiểu
 E/ Rút kinh nghiệm.
.. 

Tài liệu đính kèm:

  • docT31-32.doc