Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học: Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học: Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại

 tiếng Việt :

 Các phương châm hội thoại

A/ Mục tiêu:

 Qua tiết học, HS có thể :

- Được củng cố kiến thức đã học về hội thoại ở lớp 8

- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất

- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp

B/ Chuẩn bị :

 - HS : Ôn lại những kiến thức đã học về hội thoai ở lớp 8.

 Đọc, tìm hiểu trước nội dung tiết học.

 - GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập của phần LT.

C/ Phương pháp.

- Phân tích VD rồi rút ra kiến thức

- Phân tích, quy nạp

D/ Hoạt động trên lớp :

1) Ổn định tổ chức: KT sĩ số :

2) Kiểm tra bài cũ :

 ? Em hãy nhắc lại những nội dung kiến thức đã học về hội thoại trong chương trình lớp 8?

* Đáp án:

- Hành động nói

- Hội thoại

3) Bài mới :

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học: Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy: 9A:. Tiết 3 
 9B:
 tiếng Việt : 
 Các phương châm hội thoại
A/ Mục tiêu:
 Qua tiết học, HS có thể :	
- Được củng cố kiến thức đã học về hội thoại ở lớp 8
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp
B/ Chuẩn bị :
 - HS : Ôn lại những kiến thức đã học về hội thoai ở lớp 8.
 Đọc, tìm hiểu trước nội dung tiết học.
 - GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập của phần LT.
C/ Phương pháp.
- Phân tích VD rồi rút ra kiến thức
- Phân tích, quy nạp
D/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: KT sĩ số : 	
2) Kiểm tra bài cũ :
 ? Em hãy nhắc lại những nội dung kiến thức đã học về hội thoại trong chương trình lớp 8?
* Đáp án: 
- Hành động nói
- Hội thoại
3) Bài mới :
Hoạt động của GV & HS
Nội dung ghi bảng
- GV dẫn vào bài, ghi đầu bài và nội dung tiết dạy
 GV gọi HS đọc VD1- SGK
- GV sử dụng câu hỏi cuối VD1 để hướng dẫn HS tìm hiểu
? Khi An hỏi: "học bơi ở đâu"? mà Ba trả lời" ở dưới nước" thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không ? Cần trả lời như thế nào ?
* HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời các câu hỏi :
- Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết
- Cần trả lời rõ một địa điểm cụ thể nào đó: ao làng, bể bơi thành phố
? Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp ?
* HS rút ra bài học :
Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu cua giao tiếp; không nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
b) VD2.
 GV cho HS đọc và tìm hiểu VD2- SGK
? Vì sao truyện này lại gây cười ?
* HS đọc và tìm hiểu VD2. Sau đó thảo luận và trả lời các câu hỏi :
- Truyện gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói
? Lẽ ra 2 anh đó phải hỏi và trả lời như thế nào ?
- Lẽ ra chỉ cần hỏi:"Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không"? và chỉ cần trả lời:" Từ nãy giờ, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả"
? Như vậy cần tuân thủ điều gì khi giao tiếp?
* HS trả lời :
Trong giao tiếp, không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
? Từ việc tìm hiểu 2VD trên , em rút ra nhận xét gì khi giao tiếp ?
ộ GV chốt lại :* 1 HS đọc (ghi nhớ: SGK ) 
 GV tổ chức cho HS vận dụng làm bài tập1- sgk - phần LT: Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi câu.
- GV cho HS đọc truyện cười ở VD
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
? Truyện cười này phê phán điều gì ?
? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh ?
* HS đọc truyện cười "Quả bí khổng lồ"
? Truyện cười này phê phán điều gì ?
* HS trả lời :
- Truyện cười phê phán tính nói khoác
.? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh ?
 - Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thực
 GV hỏi thêm:
? Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn nghỉ học vì ốm ( hoặc đi chơi) k0 ? Vậy cần tránh thêm điều gì ?
* HS suy nghĩ trả lời
- Không
- Trong giao tiếp đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
- GV bổ sung :
Nếu cần nói điều đó thì phải báo cho người nghe biết rằng tính xác thực của điều đó chưa được kiểm chứng bằng cách thêm vào các từ: hình như, có lẽ
- GV: Từ việc tìm hiểu các VD, em có rút ra nhận xét gì về việc giao tiếp ?
ộGV chốt lại :
- GV cho HS đọc (ghi nhớ 2 ) sau khi đã hệ thống hoá kiến thức.
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập còn lại :
- GV sử dụng bảng phụ có ghi sẵn yêu cầu, nội dung bài tập 2
- GV gọi 1 HS lên làm bài tập ở bảng phụ
 GV nhận xét chung và đưa ra đáp án chính xác.
* HS quan sát yêu cầu và nội dung của bài tập trên bảng phụ
* 1 HS lên bảng điền theo yêu cầu của bài tập. Các HS khác quan sát , nhận xét.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm yêu cầu của bài tập 4: chia 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 phần.
- Gv gọi HS các nhóm nhận xét và đưa ra đáp án chính xác.
* 1 HS đọc yêu cầu nội dung bài tập 4
* HS thảo luận theo hai nhóm và cử đại diện trình bày
* HS hai nhóm nhận xét chéo nhau
- Gv tổ chức cho HS tự làm bài tập5. Sau đó gọi đại diện một vài em trả lời và nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét chung và đưa đáp án chính xác ( tài liệu SGV- 10, 11) 
* HS đọc yêu cầu của bài tập 5 và tự làm. Sau đó một vài em trả lời:
I) Phương châm về lượng :
1) Ví dụ:
2) Nhận xét
- Khi giao tiếp, cần nhớ nói cho đúng, đủ, không thừa, không thiếu
* Ghi nhớ: SGK
II) Phương châm về chất 
1) Ví dụ :
2) Nhận xét:
a) Thừa cụm từ : nuôi ở nhà
b) Thừa cụm từ : có hai cánh
Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
3) Ghi nhớ: SGK
III) Luyện tập :
* Bài tập 2 :
* Bài tập 4 :
* Bài tập 5 :
4) Củng cố :
 ? Khi giao tiếp, như thế nào là tuân thủ phương châm về lượng và phương 
 châm về chất ? 
5) HD về nhà: 
 - Học thuộc 2 ( ghi nhớ : SGK )
 - Vận dụng những kiến thức đã học vào việc giao tiếp hàng ngày.
 - Làm các bài tập còn lại trong (SGK ) và bài tập trong (SBT).
 ’ Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết TV : Các phương châm hội thoại ( TT)
E) Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docT3.doc