Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 1, 2: Tôi đi học

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 1, 2: Tôi đi học

I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ và những cảm giác êm dịu, trong sáng của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời, qua áng văn giàu chất hồi tưởng, đầy chất thơ, gợi dư vị man mác của Thanh Tịnh.

 - Liên tưởng đến những kỷ niệm của bản thân và biết yêu thương, quý trọng thầy cô và gắn bó với bạn bè, trường lớp.

 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản, kĩ năng phân tích nhân vật, kĩ năng cảm thụ.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên:

 + ĐDDH: Tranh về ngày khai trường, chân dung nhà văn Thanh Tịnh.

 + Nội dung tích hợp: Văn bản “ Cổng trường mở ra”, Tính tống nhất về chủ đề của văn bản.

- Học sinh: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi, hôi tưởng lại những kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học của mình.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 1, 2: Tôi đi học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1. Bài 1
Tôi đi học.
Cấp độ khái quát nghĩa của từ. 
Tính thống nhất về chủ đề của văn bn
 Tiết 1,2: Văn bản Ngày giảng: 11/08/08 
TÔI ĐI HỌC
 -Thanh Tịnh-
I. Mục tiêu cần đạt: 
 Học sinh:
 - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ và những cảm giác êm dịu, trong sáng của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời, qua áng văn giàu chất hồi tưởng, đầy chất thơ, gợi dư vị man mác của Thanh Tịnh.
 - Liên tưởng đến những kỷ niệm của bản thân và biết yêu thương, quý trọng thầy cô và gắn bó với bạn bè, trường lớp.
 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản, kĩ năng phân tích nhân vật, kĩ năng cảm thụ. 
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: 
 + ĐDDH: Tranh về ngày khai trường, chân dung nhà văn Thanh Tịnh.
 + Nội dung tích hợp: Văn bản “ Cổng trường mở ra”, Tính tống nhất về chủ đề của văn bản.
- Học sinh: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi, hôi tưởng lại những kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học của mình.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định: 8a / (vắng:)
 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh
	3. Bài mới: Cho học sinh hát bài “Ngày đầu tiên đi học” => Dẫn vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
PHẦN GHI BẢNG
Gv
Hs
Gv
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
 Gv
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả – tác phẩm.
- Đọc chú thích * Sgk
+ Xem tranh chân dung tác giả. 
- Dựa vào chú thích và tranh chân dung, em có thể cho biết đôi nét về tác giả?
 ( Sáng tác của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đằm thắm, nhẹ nhàng mà sâu lắng, tình cảm mà êm dịu, trong trẻo)
-Vài nét về tác phẩm? 
(Tôi đi học là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng văn xuôi 30-45)
Tôi đi học được in trong tập Quê mẹ –1941) 
-Hãy khái quát nội dung của văn bản bằng 1 câu?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản. 
- Hưỡng dẫn học sinh cách đọc tác phẩm:( giọng chậm, buồn, lắng sâu chú ý các câu nói của nhân vật cho phù hợp)
+ Đọc tác phẩm. - Học sinh đọc chú thích, giáo viên lưu ý các chú.
- Ôâng đốc là danh từ riêng hay danh từ chung? Tìm xem trong trường ông đốc là ai?
- Lạm nhận là gì? Lớp 5 bây giờ có phải là lớp 5 mà em đã học không? 
-Xét về mặt thể loại, có thể xếp bài này vào loại văn bản nào?
(Truyện ngắn đậm chất trữ tình, cốt truyện đơn giản, có thể xếp vào văn bản biểu cảm vì truyện là cảm xúc tâm trạng nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên )
- Cách tổ chức bố cục truyện có gì độc đáo?
 (5 đoạn ) 
- Có thể tóm tắt văn bản này được không? Vì sao? 
 * Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết. 
- Đọc 4 câu đầu với giọng chậm, bồi hồi.
- Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao?
+ Phát hiện và phát biểu kết quả, lí giải lí do.
-Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại những kỷ niệm cũ như thế nào? Phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy tả cảm xúc ấy?
- Những cảm xúc ấy có trái ngược, mâu thuẫn nhau không? Vì sao?
- Cho HS xem tranh về ngày khai trường.
- Nhìn tranh, em có thể miêu tả quang cảnh ngày khai trường?
- Đọc đoạn 2: “Buổi mai hôm ấytrên ngọn núi” – chú ý những câu đối thoại của hai mẹ con.
- Tác giả viết “ Con đườnghôm nay tôi đi học”
- Tâm trạng thay đổi của nhân vật tôi cụ thể như thế nào? Những chi tiết nào trong cử chỉ, hành động và lời nói khi cùng mẹ đến trường khiến em chú ý? Vì sao?
+ Trả lời nhanh.
Tiết 2:
- Đọc đoạn 3. Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đến trường.
- Khi đến trường, đứng giữa sân, khi nhìn mọi người, cảnh các bạn học sinh cũ vào lớp..thì tâm trạng của tôi như thế nào? Lo sợ, bỡ ngỡ, ước ao thầm vụng hay chơ vơ, lúng túng? Ý kiến của em?
+ Thảo luận, nêu ý kiến của mình.
+ Đọc đoạn 4.
-Tâm trạng của nhân vật tôi khi nghe ông đốc đọc bản danh sách mới như thế nào? 
-Vì sao tôi lại bất giác giúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở, có phải chú bé này tinh thần yếu đuối không?
- Đó là tâm trạng gì?
+ Bàn luận, phát biểu.
- Cho học sinh đọc đoạn cuối.
- Khi bước vào chỗ ngồi trong lớp tâm trạng của nhân vật tôi lạ lùng như thế nào? 
-Hình ảnh con chim liệng vỗ cánh bay cao có phải đơn thuần chỉ là nghĩa thực không? Vì sao? 
- Câu văn: Tôi đi học ở cuối truyện có ý nghĩa gì?
-Trình bày cảm nhận về thái độ, cử chỉ của những người đối với các em bé lần đầu tiên đi học?
-Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn vận dụng trong truyện ngắn?
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
-Văn bản trên có kết hợp các loại văn bản miêu tả, kể chuyện, biểu cảm không? Tác dụng?
-Vai trò thiên nhiên trong truyện ngắn này như thế nào? 
- Chất thơ của truyện được thể hiện những yếu tố nào?
- Khái quát nghệ thuật, nội dung tác phẩm?
+ Học sinh nêu tóm tắt nội dung và nghệ thuật.
*Hoạt động 4: Luyện tập.
- Giáo viên cho học sinh luyện tập theo câu hỏi trong Sgk /tr 9.
- Cho học sinh làm bài 1, gợi ý để các tổ thảo luận đọc bài đại diện của nhóm.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: 
2. Tác phẩm: 
- Hoàn cảnh sáng tác: In trong tập Quê mẹ -1941.
- Nội dung: Kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được ghi nhớ mãi trong lòng tác giả.
II. Đọc - hiểu văn bản:
 1. Đọc - tìm hiểu chú thích:
 2. Bố cục:
3. Phân tích:
 a. Khơi nguồn kỷ niệm:
 - Thời điểm: Cuối thu
 - Cảnh thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc. 
 - Cảnh sinh hoạt: Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
 => Cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.
b. Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi:
 * Trên đường đến trường:
 - Con đườngtự nhiên thấy lạ 
 - Thấy mình trang trọng, đứng đắn
 - Muốn chứng tỏ mình đã lớn. 
 - Trước sân trường Mỹ Lý xinh xắn, oai nghiêm, dày đặc cả người: 
 + Lo sợ vẩn vơ
 + Toàn thân run run, dènh dàng, chân co chân duỗi
=> Tâm trạng hăm hở, háo hức xen lẫn sự chơ vơ, vụng về, lúng túng.
* Nghe gọi tên vào lớp:
 - Tiếng trống “vang dội cả lòng” cậu “cảm thấy mình chơ vơ”
 - Lúc nghe gọi tên từng người, tim cậu như “ngừng đập”
 - Khi gọi đến tên, cậu giật mình, lúng túng.
 - Thấy sợ khi phải xa mẹ.
 => Tâm trạng lo lắng, hồi hộp
* Vào lớp và bắt đầu giờ học đầu tiên.
 - Sự quyến luyến xuất hiện bất ngờ, tự nhiên.
 - Chợt nhớ về những kỉ niệm cũ khi thấy cánh chim.
 - Vòng tay lên bàn, chăm chỉ học tập.
 => Vừa xa lạ vừa gần gũi nhưng vừa ngỡ ngàng lại vừa tự tin.
c. Đặc sắc nghệ thuật:
 - Truyện đậm chất trữ tình.
 - Giàu chất thơ.
 - So sánh độc đáo.
III. Tổng kết:
 * Ghi nhớ: ( Sgk/ tr9.)
IV. Luyện tập: 
4. Củng cố: Hãy đọc một bài thơ ( bài hát ) nói về ngày tựu trường? 
5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, làm bài luyện tập 2.
 + Viết đoạn văn khoảng 10 dòng - cảm xúc chân thật, đúng chính tả, diễn đạt hay.
 + Tìm hiểu ví dụ và cho biết thế nào là từ ngữ nghĩa rộng? Thế nào là từ ngữ nghĩa hẹp?

Tài liệu đính kèm:

  • docT1,2.doc