Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 11: Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 11: Xây dựng đoạn văn trong văn bản

XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

 - Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.

 - Giáo dục ý thức xây dựng đoạn văn trước khi viết văn bản hoàn chỉnh.

 - Rèn kỹ năng viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.

II.Chuẩn bị:

 - Giáo viên:

 + PTDH:Bảng phụ ghi ví dụ.

 + Nội dung tích hợp: Tức nước vỡ bờ ,Trường từ vựng.

- Học sinh: Bút dạ thảo luận nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 11: Xây dựng đoạn văn trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11: Tập làm văn	 Ngày giảng: 30/08/08 
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I. Mục tiêu cần đạt: 
Học sinh:
 - Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
 - Giáo dục ý thức xây dựng đoạn văn trước khi viết văn bản hoàn chỉnh.
 - Rèn kỹ năng viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
II.Chuẩn bị:
 - Giáo viên:
 + PTDH:Bảng phụ ghi ví dụ.
 + Nội dung tích hợp: Tức nước vỡ bờ ,Trường từ vựng.
- Học sinh: Bút dạ thảo luận nhóm.
III.Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 8a/29 (vắng)
 2. Bài cũ: 
 a. Câu hỏi: Thế nào là bố cục của văn bản ? Nêu mối quan hệ giữa các phần của bố cục?
 b. Đáp án: Nêu được khái niệm về bố cục và mối quan hệ chặt chẽ giữa các phần văn bản: (10 đ)
3. Bài mới: Giơí thiệu vào bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
PHẦN GHI BẢNG
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Hình thành khái niệm đoạn văn.
- Giáo viên cho học sinh đọc mục 1 trong SGK .
- Văn bản trên gồm có mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn? 
( 2 ý, mỗi ý được viết thành một đoạn)
- Em dựa vào dấu hiệu, hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
- Hãy khái quát các đặc điểm của đoạn văn và cho biết đoạn văn là gì?
+ Chốt kiến thức: Đoạn văn là đơn vị trên câu, có vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản.
* Hoạt động 2: Hình thành từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
+ Đọc thầm đoạn văn ở ví dụ 1.
- Từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn (từ ngữ chủ đề )
- Đọc đoạn thứ hai của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn văn(câu chủ đề) Vì sao em biết đó là câu chủ đề?
- Từ những nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
+ Khái quát ghi nhớ 2.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu cách trình bày nội dung trong một đoạn văn.
- Nội dung đoạn văn có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Hãy phân tích và so sánh cách trình bày trên ý của hai đoạn văn trong văn bản nêu trên?
+ Đoạn 1 có câu chủ đề không? Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn? Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn như thế nào? 
+ Nội dung của đoạn văn được triển khai theo trình tự nào? 
+ Câu chủ đề của đoạn thứ hai đặt ở vị trí nào? Ý của đoạn văn này được triển khai theo trình tự nào?
+ Đọc đoạn văn b / tr35.
- Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có ở vị trí nào?
- Nội dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào?
đoạn b có câu chủ đề, cuối đoạn, các câu phía trước cụ thể hoá cho ý câu cuối)
+ Khái quát phần ghi nhớ Sgk/ tr36
I. Thế nào là đoạn văn?
 1. Ví dụ:
 Đoạn 1: Giới thiệu tác giả
 Đoạn 2: Giới thiệu tác phẩm
 2. Ghi nhớ 1: ( Sgk/tr 36)
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn: 
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề 
 a. Ví dụ:
b. Ghi nhớ 2: ( Sgk/ 36)
2. Cách trình bày nội dung trong một đoạn văn: 
 a. Ví dụ:
 Có 4 cách thông dụng:
 + Diễn dịch
 + Quy nạp 
 + Song hành
 + Móc xích.
 b. Ghi nhớ 3. ( Sgk/ 36) 
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động4: Hướng dẫn luyện tập.
- Bài 1: Cho học sinh xác định yêu cầu bài tập và trả lời nhanh.
-Bài 2: Phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn.
- Gợi ý: Muốn xem đoạn văn trình bày cách nào cần tìm vị trí của câu chủ đề và từ ngữ chủ đề trước – xác định.
+ Lên bảng làm.
- Bài 3: ( gợi ý qua bảng phụ cho HS tìm ý cơ bản, sau đó giao viết vào giấy nháp - trình bày hoàn chỉnh đoạn văn)
+ Trình bày – sửa chữa. 
III. Luyện tập
Bài 1/36:
 Văn bản có 2 ý, mỗi ý được diễn đạt thành 1 đoạn. 
- Đoạn 1: Nói về ông thầy lười.
- Đoạn 2: Tính ngang ngược của thầy đồ.
Bài 2/36
a.Diễn dịch b.Song hành. c.Song hành.
Bài 3/37
- Cho câu chủ đề: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta
 + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
 + Chiến thắng Ngô Quyền.
 + Chiến thắng nhà Trần.
 + Chiến thắng của Lê Lợi.
 + Kháng chiến chống Pháp, Mỹ thành công.
- Thay đổi câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn.
- Trước câu chủ đề thường có các từ: Vì vậy, cho nên, tóm lại, do đó
4. Củng cố: Nêu hiểu biết của em về cách xây dựng đoạn văn?
5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Hoàn chỉnh bài 3 - 4a / tr 37.
 - Ôn lại văn miêu tả, văn biểu cảm ở lớp 6 &7
 - Tìm hiểu 3 đề văn ở Sgk/37, lập dàn ý chi tiết cho cả 3 đề, chuẩn bị tốt cho tiết sau viết bài.
***************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT10.doc