Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 116: Tìm hiểu các yêu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 116: Tìm hiểu các yêu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

TÌM HIỂU CÁC YÊU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ

TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

I.Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

- Thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận,vì chúng có khả năng giúp người nghe(người đọc)nhận thức được nội dung nghị luận một cách rõ ràng,sáng tỏ hơn.

- Nắm được yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài nghị luận,để sự nghị luận có sự thuyết phục cao hơn.

II. Chuẩn bị:

III. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định: / 25 (vắng )

 2. Kiểm tra: Nêu vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận?

 3. Bài mới: Trong bài văn nghị luận không chỉ có các yếu tố biểu cảm mà các yếu tố tự sự và miêu tả cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng – dẫn vào bài.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 116: Tìm hiểu các yêu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 116: Tập làm văn Ngày dạy: 7 / 4 /09
TÌM HIỂU CÁC YÊU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I.Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận,vì chúng có khả năng giúp người nghe(người đọc)nhận thức được nội dung nghị luận một cách rõ ràng,sáng tỏ hơn.
- Nắm được yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài nghị luận,để sự nghị luận có sự thuyết phục cao hơn.
II. Chuẩn bị:
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định: / 25 (vắng)
 2. Kiểm tra: Nêu vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận?
 3. Bài mới: Trong bài văn nghị luận không chỉ có các yếu tố biểu cảm mà các yếu tố tự sự và miêu tả cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng – dẫn vào bài.
Gv
Hs
Gv
 Hs
Gv
Hs
 Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận:
- Gọi học sinh đọc văn bản a,b trong Sgk /rt.113.114
-Xác định các yếu tố tự sự trong đoạn văn a
-Vì sao đoạn văn a có rất nhiều các yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự?
+ Xác định các yếu tố miêu tả trong đoạn văn b.
-Vì sao đoạn văn b có rất nhiều các yếu tố miêu tả nhưng không phải là văn miêu tả?
- Gợi ý: Muốn xác định văn bản tự sự, miêu tả hay nghị luận cần xác định rõ văn bản ấy tạo lập nhằm mục đích gì?
+ Mục đích của hai văn bản trên là nhằm vạch trần bộ mặt tàn bạo giả dối của bọn thực dân. 
+ Đọc văn bản phần 2(Sgk/tr115)
-Tìm những yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản trên và cho biết tác dụng của chúng.
+ Miêu tả: đêm đêm soi xuống dòng thác pông gơ nhi những vầng sáng bạc.Gần đấy có những vũng,những ao chi chít
->Người viết dùng chi tiết miêu tả và tự sự làm luận cứ nhằm chứng tỏ hai chuyện cổ ở miền núi có nét giống với chuyện Thánh Gióng.
-Vì sao người viết lại không kể hết các chuyện Chàng Trăng và Nàng Han trong bài viết của mình mà chỉ kể một số chi tiết và tả cụ thể một vài hình ảnh trong chuyện?
->Người viết không kể lại toàn bộ truyện chàng trăng và nàng han mà chỉ tập trung kĩ các chi tiết có sự giống nhau ở các truyện như:chàng Trăng không nói không cười,cưỡi ngựa đá,sau khi chiến thắng kẻ thù 
+ Miêu tả như thế sẽ không tràn lan, không phá vỡ mạch văn nghị luận.
- Khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận chúng ta cần chú ý vấn đề gì?
+ Khái quát kiến thức cơ bản (ghi nhớ)
I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận:
 1.Ví dụ 1: Sgk/tr. 113,114
 a. kể về thủ đoạn bắt lính của quan cai trị
 b. tả nhiều về cảnh khổ sở của những người bị bắt lính.
->Làm nổi bật luận cứ.
* Ví dụ 2: Sgk/tr.115
-Truyện chàng Trăng và nàng Han.
-> Đuợc dùng làm luận cứ giúp làm nổi bật luận điểm.
2.Ghi nhớ:Sgk/tr.116
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
+ Xác định yêu cầu của bài tập 1.
- Hướng dẫn cách làm.
- Chia lớp làm 2 nhóm thảo luận:
+ Nhóm 1: tìm yếu tố tự sự và nêu tác dụng.
+ Nhóm 2: tìm yếu tố miêu tả và nêu tác dụng.
- Theo dõi – hướng dẫn thêm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
+ Lớp nhận xét – góp ý.
- Hướng dẫn cách làm bài tập 2.
- Nếu làm bài Tập làm văn theo đề bài “Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen” thì em có cần vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả vào bài làm không? Vì sao?
II.Luyện tập:
Bài tập 1/116: Xác định tác dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạnvăn:
* Yếu tố tự sự giúp người đọc hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và tâm trạng của nhà thơ
* Yếu tố miêu tả giúp người đọc như hình dung thấy khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người tù, để nhận rõ chiều sâu tâm trạng.
Bài tập 2/116: Nếu làm đề bài trên ta nên sử dụng yếu tố miêu tả để gợi lại vẻ đẹp của hoa sen. Cũng có thể sử dụng yếu tố tự sự khi cần kể lại một kỉ niệm về bài ca dao đó.
 4. Củng cố: Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận?
 5. Hướng dẫn - dặn dò:
 a. Bài học: Tiếp tục rèn cách viết viết các đoạn văn nghị luận có sử dụng các yếu tố miêu tả và tự sự
 b. Chuẩn bị: 
 - Soạn bài “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, nghiên cứu, tìm hiểu yếu tố gây cười.
 + Nhóm 1: đóng màn kịch “Giuốc-đanh và phó may”
 + Nhóm 2: đóng màn kịch “Giuốc-đanh và thợ phụ”
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 116.doc