Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 124: Ôn tập Tiếng Việt

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 124: Ôn tập Tiếng Việt

I.Mục tiêu cần đạt:

Tập trung ở 3 hiện tượng:

- Các kiểu câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.

- Các lớp hành động nói: trình bày, hỏi, điều khiển, ước kết, bộc lộ cảm xúc, tuyên bố.

- Chọn trật tự từ trong câu.

II.Chuẩn bị:

III.Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 8a / 25 (vắng )

 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới: Giới thiệu bài:

Ở học kỳ II chúng ta đã được tìm hiểu các nội dung về các kiểu câu, các lớp hành động nói và chọn trật tự từ trong câu. Để có thể hệ thống hóa lại kiến thức đã học, mời các em bước vào tiết ôn tập.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 124: Ôn tập Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết:124: Tiếng việt ÔN TẬP TIẾNG VIỆT Ngày dạy: 21/4/09
I.Mục tiêu cần đạt:
Tập trung ở 3 hiện tượng:
- Các kiểu câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
- Các lớp hành động nói: trình bày, hỏi, điều khiển, ước kết, bộc lộ cảm xúc, tuyên bố.
- Chọn trật tự từ trong câu.
II.Chuẩn bị:
III.Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 8a / 25 (vắng)
 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
Ở học kỳ II chúng ta đã được tìm hiểu các nội dung về các kiểu câu, các lớp hành động nói và chọn trật tự từ trong câu. Để có thể hệ thống hóa lại kiến thức đã học, mời các em bước vào tiết ôn tập.
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập Ngữ pháp
- Hãy kể tên các kiểu câu chia theo mục đích phát ngôn (nói)?
- Muốn xác định chính xác các kiểu câu trên, ta phải căn cứ vào điều gì? 
- Học sinh nêu dấu hiệu hình thức và chức năng của vài kiểu câu?
- Xác định kiểu câu (các câu được đánh số sgk trang 137 phần II)?
- Hãy đặt câu nghi vấn căn cứ vào ý nghĩa của câu “ Các bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất”?
- Các bản tính tốt của người ta có thể bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất không?
- Những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ có thể che lấp mất các bản tính tốt của người ta không?
- Các bản tính tốt của người ta có thể bị những gì che lấp mất?
- Những gì có thể che lấp mất các bản tính tốt của người ta?
- Với từ “ buồn” của câu BT, hãy đặt câu cảm thán, không dùng trong ý nghĩa của chuỗi câu trên?
- Học sinh đọc phần trích “ Tôi bật cười bảo lão... mà lo liệu?”
- Hãy xác định câu trần thuật?
+ Xác định các câu (1), (3), (6).
- Hãy xác định câu cầu khiến? (4)
- Câu nào có hình thức cấu tạo của kiểu câu nghi vấn? 
+ Xác định câu (2), (5), (7).
- Chỉ ra câu nghi vấn dùng để hỏi (nội dung của nó là một vấn đề nghiêm túc, một nỗi băn khoăn cần giải đáp: “Ăn hết tiền đến lúc chết lấy gì mà ma chay ?” ?
- Còn câu 2+5 vì sao không phải là câu nghi vấn dùng để hỏi? Nó dùng để diễn đạt điều gì? 
+ Câu (2): biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên
 + Câu (5): giải thích cho đề nghị nêu ở câu 4.
- Xác định câu phủ định bác bỏ?
- Tóm lại, muốn nhận biết chính xác các kiểu câu thì ta căn cứ vào những cơ sở nào?
* Hoạt động 2: Hành động nói
- Thế nào là hành động nói? Kể tên các kiểu (lớp) hành động nói?
+ Ghi mục đích của hành động nói vào cột cuối cùng theo mẫu (sgk trang 38 phần II)?
- Học sinh nêu hành động cụ thể và đích của vài kiểu hành động nói.
- Tìm hiểu 7 câu ở bài tập 1 phần II, câu nào được dùng trực tiếp, câu nào được dùng gián tiếp?
- Hãy tổng kết 7 câu BT 1 phần II về các phương diện (hình thức của các kiểu câu, hành động nói được thực hiện, cách dùng trực tiếp, gián tiếp) (bảng mẫu sgk trang 139).
* Giáo viên gợi ý để học sinh tự thực hiện việc tổng kết.
- Ở BT vừa thực hiện, em nhận thấy vắng mặt lớp hành động nói nào?
+ Ngiên cứu trả lời.
* Hoạt động 3: Chọn trật tự từ trong câu.
-Em hiểu gì về chọn trật tự từ trong câu? Cách quan niệm của người nói về sự việc được nói đến trong câu?
 - Câu “ Các bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất” là câu chủ động hay bị động? Xác định đề tài?
 - Viết lại thành câu chủ động?
 - Đề tài của câu chủ động này là gì?
 - Hãy đối chiếu 3 câu sau (a và a/) bình luận xem câu nào làm rõ hơn được các cách thức mà hắc ín trong khói thuốc lá gây ra ung thư?
Ngữ pháp:
Các kiểu câu chia theo mục đích phát ngôn (nói):
 - Câu trần thuật.
 - Câu nghi vấn.
 - Câu cầu khiến.
 - Câu cảm thán.
 - Câu phủ định.
2. Hành động nói:
- Hành động điều khiển.
- Hành động hỏi.
- Hành động trình bày.
- Hành động bộc lộ cảm xúc.
- Hành động ước kết.
- Hành động tuyên bố.
3.Chọn trật tự từ trong câu:
- Câu chủ động, câu bị động.
- Từ ngữ chỉ hành động đặt trước cụm chủ vị.
- Từ ngữ chỉ cách thức của hành động đặt trước cụm chủ vị.
4. Củng cố: Nhắc lại các kiểu câu và các kiểu hành động nói?
5.Hướng dẫn - dặn dò: Học kỹ phần lý thuyết.
 - Xem và làm lại các bài luyện tập của mỗi bài, chuẩn bị kiểm tra tiếng Việt (1 tiết)
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 124.doc