Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 130: Luyện tập viết văn bản tường trình

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 130: Luyện tập viết văn bản tường trình

LUYỆN TẬP VIẾT

VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH

I.Mục tiêu bài học:

Học sinh:

 - Ôn tập lại các kiến thức về văn bản tường trình: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một bản tường trình.

 - Nâng cao năng lực viết tường trình cho học sinh.

 - Rèn kĩ năng viết văn bản tường trình.

II.Chuẩn bị:

III.Các bước lên lớp:

1. Ổn định: /25 (vắng.)

2. Kiểm tra:

- Mục đích viết tường trình là gì ?

- Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình ? Phần nội dung tường trình cần như thế nào?

3. Bài mới

Giới thiệu bài:

Ở các tiết trước các em đã được cung cấp lý thuyết và cách viết văn bản tường trình. Hôm nay, trong tiết học này, chúng ta chủ yếu là tập trung vào phần luyện tập. Vì chỉ qua tiết luyện tập thực hành, các em mới ghi nhớ và khắc sâu được những kiến thức cần lưu ý về loại văn bản này từ cách làm đến các lỗi thường mắc phải.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 930Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 130: Luyện tập viết văn bản tường trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 130: Tiếng việt Ngày dạy: 05/5/09
LUYỆN TẬP VIẾT 
VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
I.Mục tiêu bài học:
Học sinh:
 - Ôn tập lại các kiến thức về văn bản tường trình: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một bản tường trình.
 - Nâng cao năng lực viết tường trình cho học sinh.
 - Rèn kĩ năng viết văn bản tường trình.
II.Chuẩn bị:
III.Các bước lên lớp:
1. Ổn định: /25 (vắng...............................................)
2. Kiểm tra:
- Mục đích viết tường trình là gì ?
- Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình ? Phần nội dung tường trình cần như thế nào?
3. Bài mới
Giới thiệu bài:
Ở các tiết trước các em đã được cung cấp lý thuyết và cách viết văn bản tường trình. Hôm nay, trong tiết học này, chúng ta chủ yếu là tập trung vào phần luyện tập. Vì chỉ qua tiết luyện tập thực hành, các em mới ghi nhớ và khắc sâu được những kiến thức cần lưu ý về loại văn bản này từ cách làm đến các lỗi thường mắc phải.
* Hoạt động 1: Ôn lại các kiến thức về văn bản tường trình. 
- Cho học sinh đọc phần I ôn tập lý thuyết.
- Mục đích viết tường trình là gì?
+ Trình bày để cấp trên hoặc một tổ chức nào đó hiểu đúng hơn bản chất sự việc.
- Tường trình và báo cáo có gì giống nhau và khác nhau?
-Tường trình và báo cáo có những điểm giống sau:
-Khác nhau:
(Xem phần dưới)
- Nêu bố cục của văn bản tường trình?
- Phần nội dung tường trình cần như thế nào?
+ Cần phải cụ thể, chính xác và trung thực 
- Ngoài các tình huống phải viết báo cáo, tường trình, đôi lúc chúng ta cũng gặp phải tình huống cần viết bản kiểm điểm. Vậy em hãy phân biệt sự khác nhau giữa tường trình và kiểm điểm?
(Học sinh thảo luận)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1: Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng các văn bản ở các tình huống sau:
- Gv hướng dẫn cách làm.
 (Chú ý mục đích của từng sự việc để chọn kiểu văn bản phu hợp)
+ Hs đứng tại chỗ trả lời.
+ Lớp nhận xét.
Bài tập 2: Hãy nêu hai tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho phải làm văn bản tường trình (Học sinh thảo luận theo bàn – trình bày).
a. Khi đi xe ngang qua đường, chẳng may em đụng phải một cụ già, em phải tường trình lại sự việc cho các chú công an giải quyết.
b. Em đánh nhau với các bạn ở lớp phân hiệu, cần tườg trình lại sự việc với cô giáo chủ nhiệm.
- Khái quát kiến thức cơ bản.
I. Ôn lý thuyết:
-Tường trình là loại văn bản để cấp trên hoặc một tổ chức nào đó hiểu đúng bản chất sự việc.
-Tường trình cần được trình bày trang trọng và trung thực.
-Tên người (tổchức) tường trình, nơi nhận tường trình và nội dung tường trình là những phần không thể thiếu trong loại văn bản này.
-Nội dung tường trình (ngày, giờ, địa điểm, diễn biến sự việc) cần phải cụ thể, chính xác và trung thực.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng các văn bản ở các tình huống sau:
a. Học sinh làm tường trình là không phù hợp, trong tình huống này phải viết bản kiểm điểm để nhận khuyết điểm và thành khẩn sửa chữa.
b. Làm bản tường trình là không hợp lý vì đại hội chưa tiến hành, trong tình huống này chi hội trưởng phải chuẩn bị viết báo cáo thành tích năm học qua để báo cáo trước chi hội.
Bài tập 2: Hãy nêu hai tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho phải làm văn bản tường trình (Học sinh thảo luận).
a. Tường trình về việc đụng xe.
b. Tường trình về việc đánh nhau.
4. Củng cố: Vai trò của văn bản tường trình trong đời sống hàng ngày?
5.Hướng dẫn – dặn dò:
a. Bài học: Tiếp tục tìm hiểu những tình huống cần viết bản tường trình.
b. Chuẩn bị: “Tổng kết phần văn” 
 + So sánh sự khác nhau giữa văn bản nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại qua các văn bản đã học (chú ý xem lại các văn ản nghị luận đã học ở lớp 7)
 + Tìm chi tiết chứng minh văn bản “Nước Đại Việt ta” là sự tiếp nối bài “Sông núi nước Nam” (Lớp 7) nhưng có nét mới hơn?
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 130.doc