Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 135: Văn bản thông báo

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 135: Văn bản thông báo

VĂN BẢN THÔNG BÁO

I. Mục tiêu cần đạt

 Học sinh:

 - Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo

 - Nắm được những đặc điểm của văn bản thông báo

 - Biết cách làm một vb thông báo đúng quy cách

II. Chuẩn bị: Bảng phụ

III.Tiến trình lên lớp

 1. Ổn định: / 25 (vắng )

 2. Kiểm tra: ( kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs)

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 135: Văn bản thông báo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 135	 Ngày dạy: 11/ 5 / 2009
VĂN BẢN THÔNG BÁO
I. Mục tiêu cần đạt 
 Học sinh: 
 - Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo 
 - Nắm được những đặc điểm của văn bản thông báo
 - Biết cách làm một vb thông báo đúng quy cách 
II. Chuẩn bị: Bảng phụ 
III.Tiến trình lên lớp 
 1. Ổn định: / 25 (vắng)
 2. Kiểm tra: ( kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs)
 3. Bài mới: 
Gọi hs đọc 2 vb trong sgk 
- Trong các vb trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo? Mục đích của thông báo là gì? 
- người thông báo là cấp trên , đoàn thể gửi xuống để hội viên và người có liên quan thực hiện 
+ VB 1: Người thông báo là ông Phó Hiệu trưởng thay mặt cho trường THCS Hải Nam và phòng GD &ĐT huyện Hải Hậu 
- Người nhận thông báo: các cô giáo chủ nhiệm và lớp trưởng biết lịch duyệt văn nghệ để thực hiện 
+ VB 2: Người thông báo là liên đội trưởng Trần Mai Hoa , thay mặt cho liên đội TNTPHCM trường THCS Kết Đoàn 
-Người nhận thông báo: các chi đội TNTPHCM trong toàn trường 
- Nội dung thông báo thường là gì? Nhận xét về thể thức của vb thông báo? 
+ ai thông bá, thông báo cho ai, nội dung công việc , quy định , thời gian , địa điểm cụ thể , chính xác
- Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường? 
- Thông báo về việc quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bị bão lụt;ủng hộ các bạn học sinh nghèo vượt khó
- Gọi hs đọc 3 tình huống trong sgk 
- Trong 3 tình huống trên, tình huống nào phải viết thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai? 
+ Tình huống a không viết thông báo mà viết tường trình.
+ Tình huống b do BGH nhà trường viết thông báo cho toàn thể hs trong trường biết để tham gia 
+ Tình huống c do Ban chỉ huy liên đội TNTPHCM thông báo cho ban chỉ huy các chi đội trong nhà trường để thực hiện 
- Một vvăn bản thông báo có mấy phần? Hãy nêu từng phần?
- Phần mở đầu:
+ Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc 
+ Quốc hiệu , tiêu ngữ
+ Địa điểm và thời gian làm thông báo 
+ Tên văn bản 
+ Người (cơ quan) nhận thông báo 
- Nội dung thông báo 
- Kết thúc vb thông báo 
 + Nơi nhận 
 + Chữ kí và họ tên người tường trình 
- Khi viết thông báo chúng ta cần lưu ý điều gì?
+ Tên vb nên dùng chữ in hoa cho nổi bất 
+ Chú ý chừa khoảng cách hơn một dòng giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ , địa điểm và thời gian làm thông báo, tên vb và nội dung thông báo để dẽå phân biệt 
+ Không viết sát lề giấy bên trái , không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá lớn 
- Hãy phân biệt điểm giống và khác nhau giữa văn bản tường trình và văn bản thông báo?
I. Đặc điểm của vb thông báo 
 1. Ví dụ: Skg.
 2. Nhận xét:
 - Mục đích: Truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía qua, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nd thông báo được biết để thực hiện hay tham gia
 - Nội dung: ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, quy định, thời gian, địa điểm cụ thể, chính xác
II. Cách làm văn bản thông báo 
 1. Tình huống cần phải viết bản thông báo 
Tình huống b, c viết thông báo
2. Cách làm một vb tường trình 
* Phần mở đầu:
 - Tên cơ quan
 - Quốc hiệu , tiêu ngữ
 - Địa điểm, thời gian làm thông báo 
 - Tên văn bản 
 - Người (cơ quan) nhận bản tường trình 
 * Nội dung thông báo 
 * Kết thúc vb thông báo 
 - Nơi nhận 
 - Chữ kí, họ tên người tường trình
* Lưu ý:
 4. Củng cố: 
 - Thông báo được viết ra với mục đích gì? 
 - Bố cục của văn bản thông báo có mấy phần?
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị: “ Luyện tập làm văn bản thông báo ” 
+ Tìm những tình huống cần viết thông báo.
+ Lựa chọn một tình huống và viết báo có theo bố cục 3 phần.
***********************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 135.doc