Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 17: Từ địa phương và biệt ngữ xã hội

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 17: Từ địa phương và biệt ngữ xã hội

TỪ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

 I. Mục tiêu cần đạt:

 - Hiểu rõ thế nào là từ địa phương, biệt ngữ xã hội.

 - Giáo dục ý thức tôn trọng ngôn ngữ của từng địa phương khác nhau, biết sử dụng chúng đúng lúc,đúng chỗ, tránh lạm dụng

 - Kĩ năng dùng từ trong khi giao tiếp.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên:

 + PTDH: Bảng phụ chuẩn bị các từ địa phương của ba miền Bắc – Trung – Nam.

 + Một số bài thơ, ca dao có sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội.

- Học sinh: Lập bảng sưu tầm từ địa phương ở nhiều vùng miền khác nhau.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 17: Từ địa phương và biệt ngữ xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5. Bài 5
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Tóm tắt văn bản tự sự
Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
Trả bài Tập làm văn số 1
Tiết 17: Tiếng việt	 Ngày giảng: 13/9/08	TỪ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
 I. Mục tiêu cần đạt:
 - Hiểu rõ thế nào là từ địa phương, biệt ngữ xã hội.
 - Giáo dục ý thức tôn trọng ngôn ngữ của từng địa phương khác nhau, biết sử dụng chúng đúng lúc,đúng chỗ, tránh lạm dụng
 - Kĩ năng dùng từ trong khi giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: 
 + PTDH: Bảng phụ chuẩn bị các từ địa phương của ba miền Bắc – Trung – Nam.
 + Một số bài thơ, ca dao có sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Học sinh: Lập bảng sưu tầm từ địa phương ở nhiều vùng miền khác nhau.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định: 8a: / 29 (vắng..)
 2. Bài cũ: 
 a. Câu hỏi:
 - Em hiểu thế nào là từ tượng hình, thế nào là từ tượng thanh? 
 - Đặt 2 câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.
 b. Đáp án: Nêu đúng khái niệm: (4 đ ), đặt câu đúng, hay: (6 đ )
3. Bài mới: Giới thiệu vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
PHẦN GHI BẢNG
Gv
HsGv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn hình thành khái niệm từ địa phương
- Treo bảng phụ ghi các ví dụ.
+ Đọc ví dụ
- Hai từ bắp, bẹ đều có nghĩa là ngô, nhưng từ nào được dùng phổ biến hơn? Vì sao?
- Thế nào là từ địa phương? 
+ Rút ra kết luận: từ địa phương chỉ dùng trong một địa phương nhất định.
- Thử đặt câu với một từ địa phương mà em biết..
* Hoạt động 2:Hình thành khái niệm biệt ngữ xã hội.
- Treo bảng phụ
+ Đọc và cho biết đoạn trích lấy từ văn bản nào?
-Tại sao trong ví dụ này tác giả có lúc dùng từ mẹ, có lúc dùng từ mợ?
- Trước CMT8trong tầng lớp xã hội nào của nước ta mẹ được gọi bằng mợ? Cha được gọi bằng cậu?
+ Đọc ví dụ ( Sgk / tr 57)
-Từ ngỗng , trúng tủ có nghĩa là gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ này?
- Từ phân tích cho biết thế nào là biệt ngữ xã hội?
* Bài tâp nhanh: Các từ: trẫm, khanh, long sàng có nghĩa là gì? Tầng lớp nào sử dụng các từ này?
- Đặt câu với các từ trên. 
+ Nhận xét.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu việc sử dụng
- Khi sử dụng từ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội,cần chú ý đến điều gì ?Tại sao không nên lạm dụng chúng? 
- Trong các tác phẩm thơ văn các tác giả có thể sử dụng lớp từ này vậy chúng có tác dụng gì?
- Có nên sử dụng lớp từ này một cách tuỳ tiện không ?Vì sao ? 
- Từ đó cho biết, nếu lạm dụng từ địa phương thì sẽ như thế nào?
+ Rút ra kết luận – bài học.
* Hoạt đông 4: Hướng dẫn luyện tập. 
- Nêu yêu cầu bài tập 1,2,3. 
- Gợi ý cách làm.
+ Lên bảng làm bài tập 1
- Nhận xét - tuyên dương.
- Bài 2: Rèn kĩ năng đặt câu: Thi ai nhanh hơn: trong 1 phút ai viết được nhiều câu có dùng từ địa phương sẽ thắng.
+ Lớp cổ vũ.
- Tổ chức trò chơi ghép hoa:
- Yêu cầu: Trong 2 phút:
 + Nhóm 1: ghép các cánh hoa vào nhuỵ hoa về biệt ngữ xã hội.
 + Nhóm 2: ghép các cánh hoa vào nhuỵ hoa về từ địa phương.
+ Cổ vũ, nhận xét.
- Tuyên dương nhóm có kết quả tốt.
- Hướng dẫn cách làm bài tập 4,5 (về nhà)
I. Từ địa phương:
 1. Ví dụ: 
 Bẹ, bắp ( TĐP ) 
 -> ngô (TTD)
 2. Ghi nhớ: Sgk/ tr 56.
II. Biệt ngữ xã hội:
 1. Ví dụ:
 a. Mợ ( tầng lớp xã hội trung lưu hay dùng )
 b. ngỗng: 
 + điểm 2
 + trúngtủ: đúng phần học thuộc ( học sinh, sinh viên hay dùng)
 2. Ghi nhớ: Sgk / tr 57
III. Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội:
 1. Ví dụ:
2. Ghi nhớ: Skg/ tr 58
 IV. Luyện tập
 Bài 1/58:	
 - Nam bộ: nón(mũ và nón), mận (quả doi ),thơm (dứa)
 - Nghệ tĩnh: nhút (một loại dưa muối từ mít ), ngái (xa), chộ (thấy)
 - Huế: sương( gánh), cưi (sân)
Bài 2/58:
 - Này, cậu đừng có học tủ mà xơi gậy đấy nhé.
 - Mình mới đẩy con xe được mười lăm chai.
Bài 3/58:
a (+) b, c, d, e, g:(-)
4. Củng cố: Tại sao khi giao tiếp với người ở địa phương khác không nên dùng từ địa phương mình? Sự khác nhau giữa từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành các bài tập 4,5
- Đọc đoạn văn (Sgk / tr 59,60) xác định sự việc, cốt truyện, nhân vật chính và tập tóm tắt.

Tài liệu đính kèm:

  • docT17.doc