CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( PhầnTiếng việt)
I.Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Hiểu được thế nào là từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương các em sinh sống.
- Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ ngữ toàn dân, những từ ngữ nào không trùng với từ ngữ toàn dân.
- Có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương đúng chỗ, tránh lạm dụng khi giao tiếp.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ PTDH: Bảng phụ ghi ví dụ.
+ Nội dung tích hợp: Văn bản “ Lão Hạc”
- Học sinh: Lập bảng điều tra trước ở nhà theo sự hướng dẫn.
Tiết 31: Tiếng việt: Ngày giảng: 07/10/08 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PhầnTiếng việt) I.Mục tiêu cần đạt: Học sinh: - Hiểu được thế nào là từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương các em sinh sống. - Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ ngữ toàn dân, những từ ngữ nào không trùng với từ ngữ toàn dân. - Có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương đúng chỗ, tránh lạm dụng khi giao tiếp. II.Chuẩn bị: - Giáo viên: + PTDH: Bảng phụ ghi ví dụ. + Nội dung tích hợp: Văn bản “ Lão Hạc” - Học sinh: Lập bảng điều tra trước ở nhà theo sự hướng dẫn. III.Tiến trình hoạt động: 1. Ổn định: 8a: / 29 (vắng.) 2. Kiểm tra: a. Câu hỏi: Thế nào là tình thái từ? Đặt câu có từ tình thái. b. Đáp án: Nêu đúng khái niệm: (5đ ), đặt câu đúng 5đ ) 3.Bài mới: Giới thiệu vào bài * Hoạt động 1: Hướng dẫn hình thành khái niệm từ ngữ địa phương - Giáo viên cho học sinh lập bảng đối chiếu giữa từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân. (Trên bảng là gợi ý chung về từ địa phương của cả 3 miền, còn thực tế các em điền từ địa phương phù hợp với địa phương mình, có những từ không có từ địa phương riêng thì điền từ toàn dân) - Giáo viên giới thiệu cho học sinh một số kiến thức sau: + Sự khác biệt về ngữ âm: chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống phụ âm đầu và thanh điệu. Ví dụ: + vùng Bắc Bộ lẫn các cặp phụ âm:l/n, d/r/gi, s/x, tr/ch + vùng Nam Bộ:v/d, n/ng, c/t + vùng Trung Bộ, Nam Bộ, Nghệ Tĩnh: hỏi/ngã; sắc/hỏi; ngã/huyền. + Sự khác biệt về từ vựng: - Từ ngữ địa phương có mà từ toàn dân không có: sầu riêng, măng cụt, mãng cầu xiêm, chôm chôm - Từ ngữ địa phương có các từ song song tồn tại từ toàn dân: ba/bố; mẹ/má, ghe/thuyền, cươi/sân, ngái/xa, mận/doitrúc cúi/đầu gối - Qua đó em hiểu thế nào là từ địa phương? + Chốt kiến thức. * Hoạt động 2: Hướng dẫn thảo luận nhóm theo nhóm những người cùng địa phương. ( ở đây đa số các em người Quảng Trị, một số ít người Bắc) - Cho học sinh đại diện nhóm trình bày kết quả điều tra và sưu tầm. - Giáo viên nhận xét bài làm của từng nhóm. * Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập - Tìm một số câu ca dao, tục ngữ, thơ ca chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích mà em biết? - Cho học sinh giải thích nghĩa của một số câu ca dao, bài thơ có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thiết + Lần lượt giải thích nghĩa - GV gọi + Lớp nhận xét. - Nhận xét chốt lại nội dung cơ bản của từng câu ca dao, tục ngữ * Từ địa phương của địa phương em và từ tình thái giống và khác nhau như thế nào? I. Thế nào là từ địa phương? II. Lập bảng đối chiếu TT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ dùng ở địa phương em 1 Cha Bố, bọ, tía 2 Mẹ Mạ,má, me,u 3 Ông nội ôông 4 Bà nội Mệ nội 5 Ông ngoại ôông ngoại 6 Bà ngoại Mệ ngoại 7 Bác (anh trai của cha) Bá 8 Bác (vợ anh trai của cha) Bác 9 Chú (em trai của cha) Chú 10 Thím (vợ của chú) Thím 11 Bác (chị gái của cha) Cô 12 Bác (chồng chị gái của cha) Dượng 13 Cô (em gái của cha) O 14 Chú (chồng em gái của cha) Dượng 15 Bác ( anh trai của mẹ) Cậu 16 Bác ( vợ anh trai của mẹ) Mợ 17 Cậu (em trai của mẹ) Cậu 18 Mợ vợ em trai của mẹ) Mợ 19 Bác (chị gái của mẹ) Dì 20 Bác (chồng chị gái của mẹ) Dượng 21 Dì (em gái của mẹ) Dì 22 Chú (chồng em gái của mẹ) dượng 23 Anh trai Eng 24 Chị dâu (vợ của anh trai) Chị 25 Em trai Em 26 Em dâu (vợ của em trai) Em 27 Chị gái Chị 28 Anh rể (chồng của chị gái) Anh 29 Em gái Em 30 Em rể (chồng của em gái) Em 31 Con Con 32 Con dâu (vợ của con trai) Con 33 Con rể (chồng của con gái) Con 34 Cháu (con của con) Cháu II. Luyện tập Bài 3/92: 1. Anh em như thể tay chân. 2. Chị ngã em nâng. 3. Anh em như khúc ruột trên, khúc ruột dưới. 4. Sẩy cha còn chú sẩy mẹ bú dì. 5. Chú cũng như cha 6. Nó lú nhưng chú nó khôn. 7. Quyền huynh thế phụ 8. Phúc đức tại mẫu 9. Cây xanh thì lá cũng xanh Cha mẹ hiền lành để đức cho con 10. Cha mẹ nuôi con bằng giời bằng bể Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày. 11. Sẩy cha ăn cơm với cá, sẩy mẹ gặm lá đứng đường. 12. Có cha có mẹ thì hơn Không cha không mẹ như đờn đứt dây. 4. Củng cố: Thế nào là từ địa phương? Kể tên quan hệ ruột thịt của các anh chị em trong một gia đình tứ đại đồng đường? 5. Hướng dẫn – dặn dò: - Tiếp tục giải thích một số câu ca dao, tục ngữ đã tìm được còn lại - Chuẩn bị: “Lập dàn ý cho bài tự sự kết hợp với biểu cảm” - Đọc “Món quà sinh nhật” tìm bố cục MB, TB, KB nêu nhiệm vụ và mối quan hệ của từng phần.
Tài liệu đính kèm: