Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 37: Nói quá

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 37: Nói quá

NÓI QUÁ

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

- Hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống thường ngày.

- Rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong viết văn và trong giao tiếp.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: PTDH: Bảng phụ ghi ví dụ, học nhóm

 - Học sinh: Viết lông

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 8a / 29 (vắng .)

 2. Kiểm tra:

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 954Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 37: Nói quá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 – Bài 9, 10
Nói quá
Ôn tập truyện kí Việt Nam
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Nói giảm nói tránh
Tiết 37. Tiếng việt	 Ngày dạy: 11/10/08 
NÓI QUÁ
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống thường ngày.
- Rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong viết văn và trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: PTDH: Bảng phụ ghi ví dụ, học nhóm
 - Học sinh: Viết lông
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 8a / 29 (vắng.) 
 2. Kiểm tra: 
a. Câu hỏi: 
- Nêu những biện pháp tu từ đã được học ở các lớp 6,7? Đặt 2 câu có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hoá.
- Từ lớp 6 đến nay đã học những văn bản nhật dụng nào?
 b. Đáp án:
 	- Nêu được các biện pháp tu từoa4 học. ( 4đ )
- Lấy ví dụ đúng, hay ( 6đ )
 3. Bài mới: 
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Nói quá và tác dụng của nói quá.
-Học sinh đọc ví dụ trong SGK.
- Cách nói của các câu tục ngữ, ca dao trong SGK có đúng sự thật không? Thực chất cách nói ấy nhằm mục đích gì?
(không đúng với sự thật, nhưng có tác dụng nhấn mạnh quy mô, kích thước, tính chất của sự vật, sự việc nhằm gây ấn tượng cho người đọc)
- Thế nào là nói quá?
- Giáo viên cho học sinh so sánh các câu dùng biện pháp nói quá với đồng nghĩa tương ứng.
Nói quá
Đồng nghĩa tương ứng
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Đêm tháng năm rất ngắn
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Ngày tháng mười rất ngắn
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Mồ hôi ướt đẫm
- Vậy theo em cách nói trên có tác dụng gì?
(biểu cảm)
+ Đọc ghi nhớ Sgk.
- Kể tên một số bài ca dao, câu tục ngữ có sử dụng nói quá?
* Ví dụ: 
 - Lỗ mũi mười tám gánh lông
 Chồng thương chồng bảo râu rồng trời cho.
 - Gánh cực mà đổ lên non
 Còng lưng mà chạy cực còn theo sau
 -Bao giờ cây cải làm đình.
 Gỗ lim thái gém cho mình lấy ta.
 -Đêm nằm lưng chẳng tới giường,
 Mong trời mau sáng ra đường gặp em.
I. Nói quá và tác dụng của nói quá.
 1. Ví dụ: (Sgk )
 2. Ghi nhớ: ( Sgk )
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
 Hs
Gv
Gv
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luỵên tập.
- Cho học sinh xác định yêu cầu bài tập 1, gọi 1 em lên bảng làm.
+ Làm bài tập
- Giáo viên cho lớp nhận xét bổ sung giáo viên tổng hợp và công nhận kết quả.
- Ở bài 2, cho các nhóm chơi “Ai nhanh hơn”
- Hình thức: Điền vào chỗ trống.
- Mỗi nhóm điền trong thời gian 1 phút, ai ghi nhanh, đúng sẽ thắng..
- Cho học sinh đặt câu ( bài 3 ).
- Giáo viên thu theo nhóm để chấm điểm nhanh.
+ Xác định yêu cầu của bài 4.
- Gợi ý cách làm.
+ Lên bảng làm bài
- Bài 5, 6 cho học sinh về nhà làm.
- Tiết sau giáo viên kiểm tra một số vở.
- Với bài tập 6 ở tiết sau giáo viên sửa và hướng dẫn để học sinh so sánh
II..Luyện tập
Bài 1/102: 
 a. Sỏi đá cũng thành cơm: thành quả lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn(nghĩa bóng: niềm tin vào bàn tay lao động)
 b. Đi lên đến tận trời: vết thương chẳng có nghĩa lý gì, không phải lo lắng, bận tâm.
 c. Hét ra lửa: kẻ có quyền sinh quyền sát với người khác.
Bài 2/102
 a. Chó ăn đá, gà ăn sỏi. b. Bầm gan tím ruột.
 c. Ruột để ngoài da. d. Nở từng khúc ruột.
 e.Vắt chân lên cổ 
Bài 3/102
 - Thuý Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành.
 - Đoàn kết là một sức mạnh để dời non, lấp biển.
 - Nếu chúng ta đồng lòng chẳng ngại gì việc lấp bể vá trời cả.
 - Những chiến sĩ mình đồng da sắt ấy đã chiến thắng.
 - Tôi đã nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán.
Bài 4/103
 - Ngáy như sấm; Nhanh như cắt; Thấp như vịt; Lúng túng như gà mắc tóc; Lừ đừ như ông từ vào đền.
Bài 5/103
 Sáng nay tôi dậy muộn thế là tôi đi học muộn. Đồng hồ đã điểm 7 giờ 5 phút, tôi phải vắt chân lên cổ mà chạy, thế mà vẫn cứ chậm 1 phút. May mắn ông trời đi vắng tôi thoát nạn đứng trước văn phòng.
Bài 6/103
 - Nói quá và nói khoác đều là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng nhưng khác nhau ở mục đích.
Nói quá: nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Nói khoác: làm người nghe tin vào những điều không có thực (tác động tiêu cực)
4. Củng cố: Qua văn bản em thầy kỉ niệm tuổi thơ và tình thầy trò có ý nghĩa như thế nào trong cuộc đời mỗi con người?
5. Hướng dẫn – dặn dò:
 - Đọc lại đoạn trích. Nắm được nội dung và nghệ thuật của truyện.
 - Xem lại dàn ý các bước làm văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và nghiên cứu các đề bài chuẩn bị viết bài số 2:
- Chuẩn bị vở thực hành.
***************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT37.doc