THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
( Theo tài liệu của Sở công nghiệp và môi trường Hà Nội)
- Văn bản nhật dụng -
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện.
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao ni lông cũng như tính hợp lý của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.
- Từ việc sử dụng bao bì ni lông , có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Đọc thêm văn bản Chất thải bệnh viện ( Theo Quế Đình Nguyên, www.hanoi.vnn.nv Tư liệu Ngữ văn 8.
+ ĐDDH: Máy chiếu ( chiếu những hình ảnh về rác thải bao bì ni lông )
Học sinh:
- Tìm hiểu việc sử dụng và xử lí bao bi 2 ni lông ở gia đình, địa phương
Tiết 39. Văn bản Ngày dạy: 21/10/08 THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 ( Theo tài liệu của Sở công nghiệp và môi trường Hà Nội) - Văn bản nhật dụng - I. Mục tiêu cần đạt: Học sinh: - Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện. - Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao ni lông cũng như tính hợp lý của những kiến nghị mà văn bản đề xuất. - Từ việc sử dụng bao bì ni lông , có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Đọc thêm văn bản Chất thải bệnh viện ( Theo Quế Đình Nguyên, www.hanoi.vnn.nv Tư liệu Ngữ văn 8. + ĐDDH: Máy chiếu ( chiếu những hình ảnh về rác thải bao bì ni lông ) Học sinh: - Tìm hiểu việc sử dụng và xử lí bao bi 2 ni lông ở gia đình, địa phương III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 8a / 29 ( vắng) 2. Kiểm tra: a. Câu hỏi: - Văn bản nhật dụng là gì? Văn bản nhật dụng gồm những kiểu văn bản nào? -Từ lớp 6 đến nay đã học những văn bản nhật dụng nào? b. Đáp án: - Nêu được khái niệm, kiểu văn bản ( 4đ ) - Nêu dược các văn bản đã học và chủ đề như: di tích lịch sử, cách danh lam thắng cảnh và thiên nhiên, môi trường, quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ, văn hóa giáo dục ( 6đ ) 3. Bài mới: Ngày Trái đất là ngày gì? Tại sao nước ta lần đầu tiên tham gia năm 2000 với chủ đề Một ngày không dùng bao ni lông?Không dùng bao ni lông thì dùng bằng chất liệu gì? Bao ni lông tiện lợi biết bao dùng tiện lợi nhẹ nhõm, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người sử dụng tiết kiệm được 40% năng lượngVì sao lại vô lý như vậy? Gv Hs Gv Gv Gv Hs Gv Hs Gv Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv * Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc tìm hiểu chú thích. - Chú ý: giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, chú ý các thuật ngữ chuyên môn . - Giáo viên đọc cho học sinh đọc tiếp theo. + Chú thích: cho học sinh tìm hiểu các chú thích trong Sgk/ 116. - Cho học sinh phát biểu thêm một số từ khó. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. - Phân tích bố cục của văn bản? (4p) - Giới thiệu: đây là văn bản nhật dụng thuyết minh một vấn đề- thuyết minh sẽ học ở bài 11. * Phân tích đoạn đầu: Ngày trái đất - Lịch sử ngày trái đất? Do ai khởi xướng? - Việt Nam ta thực hiện từ thời gian nào? Lấy chủ đề là gì? * Phân tích đoạn 2: - Cái tiện lợi khi sử dụng bao bì ni-lông là gì? + ( tự bộc lộ ) - Dùng bao bì ni lông có nhiều cái tiện lợi nhưng lợi bất cập hại. Vậy những cái hại của bao ni lông là gì? Cái hại nào là cơ bản nhất? Vì sao? ( Tính không phân huỷ của chất platic) - Từ đó đã gây ra những tác hại nào? ( Bảng phụ) => Phân tích kĩ các tác hại, giải thích chất độc đi-ô-xin gây đau thương cho nhiều gia đình Việt trong chiến tranh - Liên hệ thực tế: + Ấn Độ, MêHi-Cô , thế giới +ø Việt Nam: làng ung thư, thực trạng xử lý rác ở địa phương - Chiếu hình ảnh về môi trường đang bị đe doạ bởi rác thải bao bì nilong. - Quan sát tranh em có nhận xét gì? - Trong thực tế, em còn thấy tác hại nào? ( vứt rác=> mất vẻ mĩ quan) - Nhận xét cách lập luận, từ đó hãy nhận xét tác hại của bao bì ni-lông? * Đọc và phân tích phần 3. - Việc xử lý bao ni lông hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới có những biện pháp nào? ( 4 ý Sgk) - Nhận xét mặt hạn chế của những biện pháp ấy? + Học sinh tự do phát biểu - Nêu một số biện pháp mà bản thân được biết? ( chôn lấp, đốt, tái chế)=> giải thích các phương thức xử lý ấy ? ( còn nhiều bất cập, thiếu triệt để. - Em hãy liên hệ việc sử dụng bao bì ni lông của bản thân và gia đình mình. * GV giới thiệu sách: Báo GD - MT 2 số( túi nilông phân rã hoàn toàn sau 40 ngày + lò thiêu rác Nhật Bản biến rác thành tiền) * Phần 4: - Ý nghĩa to lớn của việc không sử dụng bao ni lông là gì? Tác giả kết thúc bản thông tin ấy bằng những lời lẽ như thế nào? ( bảo vệ trái đất – lá phổi của nhân loại) - Những từ vì vậy, hãy có tác dụng gì trong việc liên kết và kết thúc văn bản?( đi từ tóm tắt lịch sử-> nguyên nhân -> hệ quả-> lời kêu gọi cùng hành động) -Văn bản trên thuộc kiểu văn bản thuyết minh, nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu của kiểu văn bản này? - Nêu nội dung cơ bản của bài học?/ ghi nhớ Sgk. - Chiếu hình ảnh về những việc làm nhằm bảo vệ môi trường. + Nhận xét nội dung các bức tranh. - Về nhà em sẽ tuyên truyền vận động gia đình, hàng xóm như thế nào? ( ( hạn chế sử dụng bao ni lông) I. Đọc hiểu văn bản: 1. Đọc-chú thích: 2. Bố cục: 4 phần 3. Phân tích: a.Tác hại của việc dùng bao ni lông: * Tính không phân huỷ của nhựa Plastic => Từ tính chất hoá học này tạo ra hàng loạt tác hại khác: -> Giải thích cụ thể => Tác hại vô cùng to lớn. b. Giải pháp: - Hạn chế tối đa dùng bao ni lông - Tuyên truyền => Chưa có giải pháp nào tối ưu. c. Lời kêu gọi: “ Một ngày không dùng bao bì ni-lông” II. Tổng kết: Ghi nhớ SGK/107. III. Luyện tập: 4. Củng cố: Chủ d0ề của văn bản rtên giống với văn bản nào đã được học ở lớp 6? 5. Hướng dẫn – dặn dò: a. Làm bài luyện tập: Suy nghĩ của em về bản thân và gia đình trong việc sử dụng bao bì ni-lông? Liên hệ cụ thể thực tế? (8- 10 dòng) b. Chuẩn bị: - Soạn “ Nói giảm nói tránh “. Điểm giống – khác giữa phép tu từ Nói quá và Nói giảm nói tránh. - Tại sao trong giao tiếp có khi phải nói gảim nói tránh nhưng có khi phải nói đúng sự thật? ****************************
Tài liệu đính kèm: