Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 43: Câu ghép

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 43: Câu ghép

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

 - Nắm được đặc điểm của câu ghép và hai cách nối các vế câu trong câu ghép.

 - Biết vận dụng câu ghép trong quá trình giao tiếp, viết văn.

 - Rèn kĩ năng phân tích, thực hành.

II. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 8a / 28 (vắng .)

 2. Kiểm tra:

 a. Câu hỏi:

 Thế nào là nói giảm nói tránh, nêu tác dụng của nói giảm nói tránh. Cho ví dụ và chỉ ra ý nghĩa nói giảm nói tránh.

 b. Gợi ý: Nói đúng khái niệm(4đ) - Lấy được ví dụ và phân tích.(6đ)

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 43: Câu ghép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 43. Tiếng việt	 Ngày dạy: 28/10/08 
CÂU GHÉP
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
 - Nắm được đặc điểm của câu ghép và hai cách nối các vế câu trong câu ghép.
 - Biết vận dụng câu ghép trong quá trình giao tiếp, viết văn..
 - Rèn kĩ năng phân tích, thực hành.
II. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 8a / 28 (vắng.) 
 2. Kiểm tra: 
 a. Câu hỏi:
 Thế nào là nói giảm nói tránh, nêu tác dụng của nói giảm nói tránh. Cho ví dụ và chỉ ra ý nghĩa nói giảm nói tránh.
 b. Gợi ý: Nói đúng khái niệm(4đ) - Lấy được ví dụ và phân tích.(6đ)
 3. Bài mới: 
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Nhận biết câu ghép 
- Mỗi câu in đậm trên gồm có mấy kết cấu chủ vị? Các kết cấu chủ vị đều có chung 1 đặc điểm gì?
+ Có nhiều kết cấu chủ vị, các kết cấu chủ vị không bao nhau, nghĩa là không làm toàn bộ việc gì thay cho nhau 
- Có gì đáng chú ý giữa các kết cấu chủ vị của mỗi câu?
+ Câu a, b có dùng quan hệ từ. Câu c không dùng quan hệ từ. 
- Quan hệ từ giữ nhiệm vụ gì trong câu?
+ Nối hai vế câu với nhau 
- Nếu bỏ quan hệ từ đi thì những câu trên sẽ như thế nào?
+ Bỏ quan hệ từ đi thì có thể tách từng kết cấu chủ vị trong các câu trên ra thành những câu riêng. Mỗi cụm chủ vị của câu ghép có dạng một câu đơn hay ta gọi là một vế của câu ghép 
- Em hiểu thế nào về câu ghép?
+ Đọc ghi nhớ1 Sgk/112
* Hoạt động 2: Cách nối các vế câu.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn ở phần 1.
-Tìm thêm các câu ghép trong đoạn văn?
- Trong các câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
I. Câu ghép:
a. Hắn/vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão/lương thiện quá.
b. Cái đầu lão /ngẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão/ mếu như con nít.
c. Mẹ tôi/cầm nón vẫy tôi,vài giây sau, tôi/ đuổi kịp.
=>Hai cụm chủ vị trở lên, không bao nhau.
2. Cách nối các vế câu:
Có hai cách nối các vế câu:
* Dùng từ có tác dụng nối.
Hs
Gv
+ Hằng năm.tựu trường.
=>Nối bằng quan hệ từ: và
+ Những ý tưởng ấy...không nhớ hết.
=>Nối bằng quan hệ từ:và
+ Cảnh vật chung quanhhôm nay tôi đi học.
=>Nối bằng dấu hai chấm.
- Tìm thêm các ví dụ về cách nối các vế trong câu ghép?
- Nêu các cách nối khác:
Nối bằng cặp quan hệ từ, nối bằng chỉ từ, nối bằng dấu phẩy.
(xem các ví dụ ở phần 1)
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
* Không dùng từ nối
* Ghi nhơ ù2: Sgk/ tr112
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luỵên tập.
+ Đọc bài tập nhận biết:
- Cho học sinh làm bài tập theo nhóm sau đó cử đại diện nhóm lên làm trên bảng.
+ Thảo luận: 5p 
- Cho học sinh nhận xét bổ sung giáo viên tổng hợp và công nhận kết quả.
- Cho học sinh thảo luận cặp -> thi làm nhanh, mỗi cặp một câu cho đến hết lượt.
- Nhận xét - sửa chữa.
+ Xác định yêu cầu bài tập 3. 
+ Đặt câu theo mẫu trong Sgk và yêu cầu đề ra.
- Thu theo nhóm để chấm điểm nhanh.
III. Luyện tập
Bài tập1/113:
a - U van Dần, u lạy Dần!(nối bằng dấu phẩy).
 - Dần hãy để cho chị đi với u,đừng giữ chị nữa.
 - Chị con có đi ,u mới có tiền nộp sưu,thầy Dần mới được trở về với Dần chứ!
 - Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế,Dần có thương không?
 - Nếu Dần không buông chị ra,chốc nữa ông lí vào đây,ông ấy trói cả u, trói cả Dần nữa đấy
=>Nối bằng dấu phẩy.
b. - Cô tôi chưa dứt câukhông ra tiếng.
 - Giá những cổ tụckì nát vụn mới thôi.
=>Nối bằng dấu phẩy.
c.Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất:cay cay =>nối bằng dấu hai chấm.
d.Hắn làm nghề ăn trộm.lương thiện quá.=>nối bằng quan hệ từ:bởi vì.
Bài tập 2/113: 
 Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây:
 - Vì trời mưa to nên đường rất trơn.
 - Nếu Nam chăm học thì bạn ấy sẽ thi đỗ.
 - Tuy nhà ở khá xa nhưng Nam vẫn đi học đúng giờ.
 - Không những bạn ấy học giỏi mà còn khéo tay nữa.
Bài 3/108. Mẫu:
a. Trời mưa to nên dường rất trơn.
à Đảo vế trong câu
 Đường rất trơn vì trời mưa to.
4. Củng cố:
 - Nêu hiểu biết của em về câu ghép? 
5. Hướng dẫn - dặn dò:
 a. Bài tập: - Hoàn thành bài tập 4:
 - Viết đoạn văn có sử dụng câu ghép và chỉ ra mối quan hệ giữa các vế câu.
 b. Chuẩn bị: - Đọc kĩ văn bản “ Cây dừa Bình Định” và cho biết những tri thức được trình bày trong văn bản có gì khác với những kiểu văn bản đã học?
 - Mỗi nhóm chuẩn bị một viết lông.

Tài liệu đính kèm:

  • docT43.doc