Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 47: Phương pháp thuyết minh

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 47: Phương pháp thuyết minh

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

- Nắm được các phương pháp thuyết minh.

- Có ý thức học tập, tich luỹ các phương pháp để làm tốt bài văn thuyết minh.

- Rèn luyện kỹ năng giải thích, trình bày một vấn đề trong cuộc sống một cách lưu loát, dễ hiểu.

II Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 8A: /28 ( vắng )

 2. Kiểm tra:

 a. Câu hỏi:

 - Nêu vai trò và đặc điểm của văn bản thuyết minh?

 - Hãy kể tên một số văn bản thuyết minh mà em đã học ở lớp 6 và lớp 7.

 b. Đáp án:

 - Hs nêu được vai trò và đặc điểm của văn ản thuyết minh ( 6đ)

 - Nêu được một số văn bản thuyết minh đã học ( 4đ)

 3. Bài mới: Yêu cầu đối với bài làm văn thuyết minh là phải có tri thức về đối tượng cần thuyết minh. Không có tri thức thì không thể làm văn thuyết minh được. Tri thức bắt nguồn từ đâu? Làm thế nào để nắm bắt tri thức và thuyết minh cụ thể vấn đề? Các phương pháp nào dùng trong văn thuyết minh?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 988Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 47: Phương pháp thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47: Tập làm văn Ngày giảng: 04/11/08 
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Nắm được các phương pháp thuyết minh.
- Có ý thức học tập, tich luỹ các phương pháp để làm tốt bài văn thuyết minh. 
- Rèn luyện kỹ năng giải thích, trình bày một vấn đề trong cuộc sống một cách lưu loát, dễ hiểu.
II Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định: 8A: /28 ( vắng)
 2. Kiểm tra: 
 a. Câu hỏi:
 - Nêu vai trò và đặc điểm của văn bản thuyết minh?
 - Hãy kể tên một số văn bản thuyết minh mà em đã học ở lớp 6 và lớp 7.
 b. Đáp án: 
 - Hs nêu được vai trò và đặc điểm của văn ản thuyết minh ( 6đ)
 - Nêu được một số văn bản thuyết minh đã học ( 4đ)
 3. Bài mới:	Yêu cầu đối với bài làm văn thuyết minh là phải có tri thức về đối tượng cần thuyết minh. Không có tri thức thì không thể làm văn thuyết minh được. Tri thức bắt nguồn từ đâu? Làm thế nào để nắm bắt tri thức và thuyết minh cụ thể vấn đề? Các phương pháp nào dùng trong văn thuyết minh?
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương pháp để TM
- Cho học sinh đọc lại các yêu cầu ở mục bài đã học TM.
- Các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức gì? (sự vật, khoa học, con giun đất, lịch sử và văn hoá)
- Làm thế nào để có tri thức ấy? Vai trò của quan sát, học tập, tích luỹ ở đây như thế nào? 
- Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài thuyết minh không?
- Quan sát, tra cứu, phân tích nghĩa là thế nào?
+ Học sinh tự bộc lộ. 
* Hoạt động 2: Phương pháp thuyết minh
- Cho học sinh đọc ví dụ trong Sgk/ tr126.
- Các câu này có vị trí như thế nào trong bài thuyết minh?Trong các câu văn trên ta thường gặp từ gì?(là)
(đầu bài, đầu đoạn giữ vai trò giới thiệu)
?Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích có yêu cầu gì và diễn đạt như thế nào? 
(quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng, sử dụng từ là biểu thị sự phán đoán)
Vd:Hãy định nghĩa sách là gì? Bàn là gì? 
- Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự vật? Chỉ ra các yếu tố liệt kê ví dụ trên?
- Phân tích và nêu ví dụ ở Sgk để Hs phân tích phương pháp dùng số liệu, nêu ví dụ. ( những phương pháp này thường có quan hệ chặt chẽ với nhau)
- Chỉ ra ví dụ trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của nó đối với việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc ở nơi công cộng?
(thuyết phục người đọc)
- Đoạn văn sau cung cấp những số liệu nào? nếu không có số liệu làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không?
(cho rằng người viết suy diễn)
- Tác dụng của phương pháp so sánh?
(tăng sức thuyết phục và độ tin cậy cho nội dung được thuyết minh )
- Hãy cho biết bài Huế trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?
-Vậy phân tích , phân loại là gì?
- Tóm lại, em hãy kể tên các phương pháp thuyết minh?
+ Khái quát kiến thức ở phần ghi nhớ Sgk/ tr128
I.Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.
a.Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức :
* Ví dụ: (Sgk )
* Ghi nhớ 1. ( Sgk )
b.Phương pháp thuyết minh.
-Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
- Phương pháp liệt kê, nêu ví dụ,dùng số liệu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích, phân loại
* Ghi nhớ: SGK/128
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
+ Xác định yêu cầu của bài tập 1.
- Cho học sinh làm bài tập củng cố kiến thức về cách làm bài thuyết minh.
+ Trình bày.
+ Lớp nhận xét – bổ sung.
+ Đọc và xác định yêu cầu của bài 2. 
- Cho học sinh đọc văn bản sau đó chỉ ra phương pháp thuyết minh .
+ Xác định yêu cầu của bài tập 3.
- Phân nhóm, nêu hình thức, cho học sinh thảo luận chỉ ra các kiến thức và phương pháp mà bài tập yêu cầu.
+ Tiến hành thảo luận vào bảng nhóm.
- Theo dõi, hưỡng dẫn những nhóm yếu.
- Gọi một em bất kì trong nhóm thuyết trình kết quả.
+ Nghe – nhận xét
- Tuyên dương những nhóm làm tốt.
II.Luyện tập
Bài 1/126
 Bài viết thể hiện kiến thức của một bác sĩ (khói thuốc lá vào phổi tác hại như thế nào) kiến thức của người quan sát đời sống xã hội (hút thuốc lá là văn minh, là lịch sự)của một người có tâm huyết với vấn đề xã hội bức xúc.
àViết một bài thuyết minh nào đó đòi hỏi tối đa vốn hiểu biết về vấn đề đó.
Bài 2/126: Các phương pháp thuyết minh:
- so sánh: AIDS với giặc ngoại xâm.
- phân tích: tác hại của ni cô tin, cac bon
- nêu số liệu: số tiền mua một bao bì ni lon, số tiền phạt
Bài 3/128:
* Về kiến thức: lịch sử, về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
* Về quân sự: cuộc sống của các nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ cứu nước.
+ Phương pháp dùng số liệu và các sự kiện.
- Tìm hiểu văn bản Huế
- Văn bản đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?
- Huế đẹp bởi các mặt: 
 + Sự kết hợp hài hoà của núi , sông , biển
 + Đẹp với cảnh sắc sông núi
 + Có những công trình kiến trúc nổi tiếng
 + Những sản phẩm đặc biệt 
 + Những món ăn 
 +Thành phố đấu tranh kiên cường 
-> Cách trình bày bài Huế thuyết minh theo phương pháp phân tích để lần lượt giới thiệu Huế qua từng phương diện .
4.Củng cố: Có những phương pháp thuyết minh thường gặp nào? Một bài thuyết mihn có htể kết hôp nhiều phương pháp được không?
5. Hướng dẫn – dặn dò:
 a. Bài học:
 Thử viết một đoạn văn thuyết minh trong đó có sử dụng ít nhất ba phương pháp thuyết minh.
 b. Chuẩn bị:
- Xem lại bài kiểm tra văn, đề bài viết số 2 và hình thành lại đoạn văn, dàn ý.
- Sửa lỗi ở vở thực hành.
- Chuẩn bị “ Bàitoán dân số”.
 + Nghiên cứu về bài toán cổ đại được đặt ra trong văn bản.
 + Điều tra số dân ở nơi em đang sống và nhận xét về tốc độ phát triển. Nguyên nhân?
*****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT47.doc