Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 48: Trả bài kiểm tra văn, bài tập làm văn số 2

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 48: Trả bài kiểm tra văn, bài tập làm văn số 2

TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI

TẬP LÀM VĂN SỐ 2

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

 - Thông qua tiết trả bài ôn lại những kiến thức của hai phân môn Văn và Tập làm văn. Biết cách xây dựng các đoạn văn miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sư để bài viết sinh động.

 - Giáo dục tình cảm với thầy cô xuất phát từ lòng chân thành, từ ý thức tự nhận ra lỗi làm và biết sửa chữa; Biết cảm thông, chia sẻ với những trẻ em bất hạnh

 - Rèn kĩ năng lập dàn ý, viết đoạn văn, có khả năng tự kiểm tra bài làm của mình.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 48: Trả bài kiểm tra văn, bài tập làm văn số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47: Tập làm văn Ngày giảng: 04/11/08 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI
TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
 - Thông qua tiết trả bài ôn lại những kiến thức của hai phân môn Văn và Tập làm văn. Biết cách xây dựng các đoạn văn miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sư để bài viết sinh động.
 - Giáo dục tình cảm với thầy cô xuất phát từ lòng chân thành, từ ý thức tự nhận ra lỗi làm và biết sửa chữa; Biết cảm thông, chia sẻ với những trẻ em bất hạnh 
 - Rèn kĩ năng lập dàn ý, viết đoạn văn, có khả năng tự kiểm tra bài làm của mình..
II Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định: 8A: /28 ( vắng)
 2. Kiểm tra: 
 3. Trả bài:
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
+ Nhắc lại yêu cầu của đề.
- Nhận xét chung và thông báo đáp án đúng cho bài kiểm tra Văn.
- Sửa một số câu trắc nghiệm học sinh sai nhiều.
- Phần tự luận:
 + Tóm tắt đa số học sinh làm được.
 + Câu phát biểu cảm nghĩ, một số em thiên về kể.
- Cần bộc lộ thái đo và trình bày được cảm xúc, suy nghĩ đối với nhân vật như: thương cảm cho số phận bất hạnh, trân trọng, khâm phục tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ, căm ghét xã hội cũ
* Hoạt động 1 : Phân tích đề
+ Đọc lại đề bài của bài thực hành số 2.
- Ghi đề lên bảng.
- Hãy cho biết yêu cầu của đề?
- Xác định thể loại chính của văn bản? Các yếu tố nào cần kết hợp khi viết bài văn này?
- Nêu phạm vi của bài làm?
- Ở bài làm em đã xác định đúng yêu cầu của đề chưa?
+ Trình bày theo hiểu biết.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn lập dàn ý
- Nêu dàn ý của bài văn tự sự?
- Em hãy trình bày nội dung cơ bản phần mở bài cho bài văn này?
- Phần thân bài, em sẽ theo các trình tự nào?
- Ở đoạn nào nên dùng miêu tả, đoạn nào nên dùng biểu cảm? ( Miêu tả khuôn mặt, điệu bộ của thầy cô khi Hs mắc khuyết điểm; biểu cảm khi nói về tâm trạng của bản thân sau lần mắc khuyết điểm)
-Vấn đề gì đặt ra ở phần kết bài?
 Theo em, phần kết thúc chuyện người kể còn phải bộc lộ cảm nghĩ thế nào?
+ Dựa vào hệ thống câu hỏi hình thành lại dàn ý.
* Hoạt động 3: Nhận xét những ưu – khuyết điểm của học sinh
- Nhận xét chung về bố cục, cách dựng đoạn, chính tả, diễn đạt, nội dung
 + Bài hay: Hoàng Châu, Lâm
 + Bài yếu: Tân, Dương, Phong, Lan
- Một số bài viết miễn cưỡng, gượng ép, chưa bộc lộ được cảm xúc cá nhân riêng biệt, bài viết chưa có sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chỉ thiên về kể là chủ yếu.
- Diễn đạt còn vụng về, chữ viết xấu, viết tắt, viết số vẫn còn. Chưa viết bài vào vở thực hành.
- Viết câu, dựng đoạn còn yếu, chưa biết tách đoạn ở phần thân bài.
-Đặc biệt, lời thoại của nhân vật chưa đưa vào ngoặc kép hoặc trình bày cụ thể theo cách xuống hàng và gạch đầu dòng.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn sửa lỗi
- Treo bảng phụ đoạn văn lỗi. 
- Đọc đoạn văn ở bảng phụ?
- Xác đinh vị trí của nó trong bố cục 3 phần?
( thân bài )
- Từ đó, hãy chỉ ra lỗi sai ở đoạn văn thứ 1?
 + Về chính tả? Viết tắt? Dấu câu?( gạch chân từ sai)
 + Về cách dùng từ?
 + Cách diễn đạt?( lủng củng, chưa chân thật)
 + Cách trình bày đoạn văn ?
- Cho từng em phát hiện lỗi sai - Sau đó gọi 1 em lên sửa hoàn chỉnh.)
- So sánh 2 đoạn văn trên? (đoạn 2 hay hơn )
- Hãy đọc diễn cảm đoạn văn vừa hoàn chỉnh?
- Đọc 1 bài khá - 1 bài làm yếu cho học sinh nghe.
+ Nghe – đưa ra nhận xét.
I. Trả bài kiểm tra Văn:
 1. Phần trắc nghiệm:
 Câu 3. Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách: Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.
Câu 8. Điền vào chỗ trống từ thích hợp để được một định nghĩa hoàn chỉnh về một thể loại văn học: Tiểu thuyết là một loại tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”.
Câu 10. Nối vế A với B sao cho phù hợp:
 + Tác phẩm Lão Hạc: Nhân vật được miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí sâu sắc. 
+ Tác phẩm: Tức nướcvỡ bờ: Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ và hành động.
II Trả bài Tập làm văn;
* Đề: Kể lại một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn
I. Phân tích đề:
-Thể loại: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
-Yêu cầu: kể lại một lần mắc khuyết điểm.
- Phạm vi: tình thầy trò...
II. Dàn ý:
( Như tiết 35+ 36 )
III.Nhận xét:
1. Ưu điểm:
 - Hiểu đề.
 - Biết kết hợp kể, miêu tả và biểu cảm.
 - Lời văn hay, mạch lạc.
2. Hạn chế:
- Hình thức trình bày:
 - Chính tả.
 - Diễn đạt:
 - Cách dùng từ.
IV. Sửa lỗi:
Đoạn văn lỗi
Nguyên nhân lỗi
Đoạn văn sửa
* Đoạn 1a :(Đoạn văn lỗi)
tôi là 1 học sinh được cô thương mến vì ở lớp tôi củng chăm ngoan và học giỏi. Vậy mà hôm ấy tôi đả làm cho cô buồn. Tôi cảm thấy ân hận rất muốn nói nời xin nỗi nhưng gặp cô cỗ họng tôi cứ ngẹt cứng nại không cất được thành nời
- Hình thức: chưa trình bày theo yêu cầu của một đoạn văn như: thụt vào đầu dòng, viết hoa...
- Chính tả: viết tắt, chưa phân biệt được dấu hỏi, ngã, chữ l và n.
- Dùng tử vụng: cứ nghẹt cứng nại
 So với các bạn trong lớp, tôi là người được cô thương mến nhất. Bởi tôi là một trong những học sinh học gỏi lại chăm ngoan. Vậy mà hôm ấy tôi đã làm cho cô buồn. Tôi cảm thấy ân hận vô cùng và muốn gặp cô để nói lời xin lỗi “Cô ơi! Hãy tha thứ cho con...”. Thế nhưng mỗi lần gặp cô tôi lại không dám nói.
* Hoạt động 5 : Rút kinh nghiệm 
 Qua tiết trả bài em rút ra được kinh nghiệm gì cho bản thân?
3. Hướng dẫn – dặn dò:
 a. Bài học:
 Tiếp tục sửa lỗi – viết các đoạn văn.
 b. Chuẩn bị:
 - Đọc văn bản và cho biết:
 + Suy nghĩ của em về bài toán cổ?
 + Chuyện kén rể của nhà thông thái.
 - Điều tra số dân ở nơi em sinh sống – nhận xét mật độ dân số ( tăng, giảm ). Nguyên nhân?
*************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT48.doc