Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 5, 6: Trong lòng mẹ

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 5, 6: Trong lòng mẹ

TRONG LÒNG MẸ

 (Trích “Những ngày thơ ấu” )

 - Nguyên Hồng -

I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương chân thành của chú bé đối với mẹ.

 Bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút của Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.

- Bài học về tình mẫu tử thiêng liêng ,cao cả .

- Rèn kĩ năng tóm tắt, phân tích , cảm thụ thể loại hồi kí.

II. Chuẩn bị:

 Giáo viên: Anh chân dung của nhà văn Nguyên Hồng, tác phẩm: hồi ký tự truyện “Những ngày thơ ấu”

 + Tích hợp ngang với tác phẩm Tôi đi học về cách kể theo hồi tưởng kết hợp biểu cảm, miêu tả theo thời gian, nhớ lại ký ức tuổi thơ.

 + Tích hợp dọc, lớp 6: phát biểu cảm nghĩ .

Học sinh: Đọc, tóm tắt tác phẩm

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 819Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 5, 6: Trong lòng mẹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2: Bài 2
Trong lòng mẹ 
Trường từ vựng
Bố cục của văn bản
BÀI 2
Tiết 5: Văn bản	 Ngày giảng: 19/08/08 
TRONG LÒNG MẸ
 (Trích “Những ngày thơ ấu” ) 
 - Nguyên Hồng - 
I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương chân thành của chú bé đối với mẹ.
 Bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút của Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.
- Bài học về tình mẫu tử thiêng liêng ,cao cả .
- Rèn kĩ năng tóm tắt, phân tích , cảm thụ thể loại hồi kí.
II. Chuẩn bị: 
 Giáo viên: Aûnh chân dung của nhà văn Nguyên Hồng, tác phẩm: hồi ký tự truyện “Những ngày thơ ấu”
 + Tích hợp ngang với tác phẩm Tôi đi học về cách kể theo hồi tưởng kết hợp biểu cảm, miêu tả theo thời gian, nhớ lại ký ức tuổi thơ.
 + Tích hợp dọc, lớp 6: phát biểu cảm nghĩ õ.
Học sinh: Đọc, tóm tắt tác phẩm
III. Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định: 8a: / 28 (vắng..)
 2. Bài cũ: 
 a. Câu hỏi: - “Tôi đi học” được viết theo thể loại truyện nào? Vì sao em biết?
	- Hãy nêu cảm nghĩ của em về ngày xưa đến trường?
 b. Đáp án: - Nêu và gải thích được thể loại truyện ngắn (6 đ)
	- Cảm xúc chân thành, trong sáng: (4đ)
3. Bài mới: Giới thiệu vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
PHẦN GHI BẢNG
Gv
Hs
Gv
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- Giáo viên giới thiệu đôi nét về tác giả.
+ Xem tranh chân dung Nguyên Hồng
- Dựa vào phần chú thích (*) nêu tóm tắt đôi nét về tác giả và tác phẩm Những ngày thơ ấu?
- Nêu đôi nét hiểu biết của em về tác phẩm?
- Giới thiệu tuyển tập Nguyên Hồng
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu văn bản.
- Hướng dẫn học sinh đọc với giọng đọc chậm, tình cảm, chú ý các từ ngữ thể hiện cảm xúc thay đổi, lời thoại.
+ Đọc và nhận xét cách đọc.
- Cho biết đôi nét về thể loại của văn bản?
- Cho học sinh đọc từ khó trong Sgk/ tr 19,20
- Giáo viên giải thích thêm về một số từ khó giỗ đầu, đoạn tang.
- Bố cục của văn bản này có điểm gì giống và khác so với văn bản Tôi đi học?
Định hướng: Kể theo trình tự thời gian, theo hồi ức kể kết hợp với miêu tả và bộc lộ cảm xúc. Khác ở truyện Tôi đi học liền mạch trong thời gian ngắn, Trong lòng mẹ không liền mạch)
- Có thể chia đoạn trích này thành 2 hay 3 phần?
+ Nêu cách chia đoạn.
+ Đọc lại đoạn kể về cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa bà cô và bé Hồng.
- Đọc đoạn văn, em hiểu gì về hoàn cảnh đau khổ và trớ trêu của cậu bé Hồng? 
- Nhân vật bà cô trong đoạn trích là người như thế nào? Hãy phân tích thái độ, lời nói, cử chỉ của bà cô đối với cậu bé?
 + Cử chỉ cười hỏi và nội dung câu hỏi của bà có phản ánh đúng tâm trạng của bà đối với cháu, với chị dâu không? Vì sao em nhận ra điều đó? 
 + Từ ngữ nào thể hiện thực chất thái độ của bà? Tại sao bà ta lại có thái độ như vậy với cháu mình?
- Rất kịch là gì?
- Trước câu hỏi ngọt nhạt đầu tiên của bà cô, Hồng đã toan trả lời có nhưng rồi lại cúi đầu không đáp. Vì sao vậy?
- Sau lời từ chối của bé Hồng bà cô lại hỏi gì? Nét mặt và thái độ của bà thay đổi ra sao? Điều đó thể hiện cái gì?
+ Phân tích, phát biểu.
 - Sau đó cuộc đối thoại tiếp tục diễn ra như thế nào? 
- Chi tiết “tôi cười dài trong tiếng khóc” có ý nghĩa gì? Thử nhận xét, phân tích.
+ Nhận xét, phân tích.
- Mặc kệ cháu cười dài trong tiếng khóc vẫn tươi cười kể các chuyện về chị dâu rồi đổi giọng nghiêm nghị ra vẻ thương xót bố bé Hồng, điều đó chứng tỏ bản chất của bà cô bé Hồng ra sao?
-Từ đó hãy khái quát tính cách, bản chất của bà cô? Bà đại diện cho hạng người nào trong xã hội cũ?
* Tiết 2: Ngày giảng: 20/08/08
+ Đọc lại đoạn cuộc gặp gỡ bất ngờ của chú bé Hồng “Nhưng đến ngày giỗ đầu. hết”
- Tiếng gọi thảng thốt Mợ ơi.. và cái giả thiết tác giả đặt ra Nếu người quay lạimẹ mình thì cảm giác tủi thẹn .. Khác gìngười bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Ý kiến của em về tâm trạng bé Hồng và hiệu quả nghệ thuật của biện pháp so sánh này?
+ Trình bày ý kến.
- Nhận xét – bình hình ảnh so sánh.
+ Đọc lại cảnh bé Hồng trong lòng mẹ.
- Cử chỉ hành động và tâm trạng bé Hồng khi bất ngờ gặp đúng mẹ mình như thế nào? Có thể nói đoạn văn này có thể dễ dàng chuyển thành phim hay kịch nói. Ý em thế nào?
(đoạn truyện đậm chất trữ tình)
- Cảm giác sung sướng cực điểm của chú khi gặp lại mẹ và được nằm trong lòng mẹ mà chú chờ mong được tác giả diễn tả cụ thể bằng giác quan nào?
- Em nhận xét gì về nhịp văn lúc này?
- Qua đó ta thấy bé Hồng là chú bé như thế nào? 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết – luyện tập. 
- Qua văn bản hãy chứng minh văn Nguyên Hồng dạt dào cảm xúc, thấm đầy chất trữ tình?
- Theo em các yếu tố trữ tình đậm đà trong hồi kí dược tạo từ đâu? Có thể so sánh nét chung với nét riêng so với chất trữ tình trong bài hồi kí – tự truyện “Tôi đi học”
- Có nhà nghiên cứu cho rằng Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó?
- Học sinh đọc ghi nhớ Sgk/ tr 21
I. Giới thiệu chung:
 1. Tác giả: (Sgk)
 2. Tác phẩm: 
 a. Hoàn cảnh sáng tác:
 Thuộc chương IV trích trong tập hồi ký “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.
 b. Nội dung: Nỗi đắng cay tủi nhục và tình yêu mẹ cháy bỏng của chú bé Hồng.
II. Đọc-hiểu văn bản:
 1. Đọc - chú thích:
 2. Bố cục:
 3. Tóm tắt:
 4. Phân tích:
 a. Cuộc đối thoại giữa bà cô và bé Hồng về người mẹ của bé Hồng
 * Cảnh ngộ của chú bé Hồng: 
 - Mồ côi bố.
 - Mẹ ở xa.
=>Thiếu thốn tình cảm. 
* Cuộc thoại:
Bà cô 
- Cười hỏi
- Giọng vẫn ngọt
- Vỗ vai
 cười nói
- Vẫn cười
- Đổi giọng
 -> Thâm hiểm, giả dối, độc ác.
chú bé Hồng 
- Nhận ra ý nghĩ cay độckhông đáp
 - Đau đớn, lòng thắt lại, khoé mắt cay
- Nước mắt ròng ròng, thương me, căm tức
- Cười dài trong tiếng khóc, giận dữ cổ tục
- Không nói được vì uất ức
-> Phẫn uất, căm tức tột độ.
-> Đối thoại theo lối tăng tiến.
=> Nỗi đắng cay tủi cực khi phải mồ côi cha, xa mẹ.
b. Diễn biến tâm trạng củ bé Hồng khi bất ngờ gặp mẹ và nằm trong lòng mẹ.
 * Bất ngờ gặp mẹ:
 - Tiếng gọi: Mợ ơi! cuống quýt
 - Hành động: Vội vã, cuống cuống đuổi theo xe, thở hồng hộc, ríu chân oà khóc nức nở
 -> Nhịp văn nhanh, gấp 
 => Vui mừng, hờn tủi, nũng nịu
* Trong lòng mẹ:
 Sung sướng vô bờ, dạt dào, miên man
=> Tình yêu thương mẹ cháy bỏng.
 III. Tổng kết:
 * Ghi nhớ (Sgk/ tr21)
IV. Luyện tập
4.Củng cố: 
 Về Những ngày thơ ấu , nhà văn Thạch Lam cho rằng, đó là “những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”. Qua bài học hãy chứng minh nhận định trên của Thạch Lam. 
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Đọc lại văn bản, tóm tắt truyệnvà nắm nội dung. 
 - Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Hồng
 - Chuẩn bị bài “ Trường từ vựng” đọc kĩ các ví dụ; Mỗi nhóm chuẩn bị một bút dạ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docT5,6.doc