Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 51, 52: Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận -

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 51, 52: Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận -

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

 - Huy Cận -

I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên hiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ.

 - Giáo giục tình yêu lao động, yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.

 - Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ kính, vừa mới mẻ trong bài thơ.

II. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 9a /36 ( vắng )

 2. Bài cũ:

 a. Câu hỏi: ( Thuỷ )

 - Đọc thuộc bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

 - Nêu cảm nhận của em về chất lính trong bài thơ?

 b. Đáp án: - Đọc thuộc, diễn cảm. ( 6đ )

 - Cảm nhận về chất lính trong bài thơ.( 4đ )

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 51, 52: Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận -", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần11 . Bài 11,12.
Đoàn thuyền đánh cá.
Tổng kết từ vựng.
Tập làm thơ tám chữ.
Trả bài kiểm tra văn.
Tiết 51: Văn bản.	 Ngày dạy: 24/10/08
	ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
 	 - Huy Cận -
I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
 - Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên hiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ.
 - Giáo giục tình yêu lao động, yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.
 - Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ kính, vừa mới mẻ trong bài thơ.
II. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a/36 ( vắng) 
 2. Bài cũ: 
 a. Câu hỏi: ( Thuỷ )
 - Đọc thuộc bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. 
 - Nêu cảm nhận của em về chất lính trong bài thơ?
 b. Đáp án: - Đọc thuộc, diễn cảm. ( 6đ )
 - Cảm nhận về chất lính trong bài thơ.( 4đ ) 
 3. Bài mới: 
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
GV
Hs
Gv
Hs
Gv
 * Hoạt động 1. Hướng dẫn giới thiệu chung.
- Gọi học sinh đọc phần chú thích (Sgk /141)
- Yêu cầu học sinh tóm tắt những nét chính về tác giả, tác phẩm ?
- Giới thiệu chân dung tác giả và đôi nét về tác phẩm.
* Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.
- Hướng dẫn học sinh đọc với giọng lạc quan, vui tươi, mạnh mẽ. 
+ Giải thích một số từ khó.
- Bố cục bài thơ theo hành trình chuyến ra khơi như thế nào? Nêu đại ý của bài thơ?
 * Hoạt động 3. Hướng dẫn phân tích.
Cảnh ra khơi và tâm trạng của con người.
- Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên ở hai câu đầu?
 + Tác giả so sánh mặt trới như thế nào?
 + Đêm đến sóng có biết cài then, đêm có biết sập cửa không? 
- Nét nghệ thuật đặc sắc được thể hiện trong hai câu thơ như thế nào? Tác dụng?
+ Nghệ thuật so sánh, nhân hoá làm nổi bật hình ảnh thiên nhiên.
- Đặt trong cảnh thiên nhiên đó, người ra khơi mang cảm hứng như thế nào? 
-Từ “lại” trong câu thơ muốn nói lên điều gì?
- Phân tích tâm trạng và ý nghĩa lời hát của người dân chài?
+ Tóm tắt kiến thức cơ bản: hăng say, phấn khởi.
- Chuyển ý. 
Tiết 2.
b. Cảnh lao động trên biển ban đêm:
- Cảm hứng thiên nhiên hoà trong cảm hứng lao động, hãy phân tích để thấy ý nghĩa đó?
- Hình ảnh con thuyền xuất hiện thể hiện cảm hứng gì về người dân chài?
- Em hiểu như thế nào về khúc ca lao động của người đánh cá?
- Cảm nhận về vai trò của cảm hứng lãng mạn?
+ Phân tích làm rõ: cảm hứng lao động và thiên nhiên đan xen
- Treo tranh về cảnh đánh cá ngoài biển.
- Dựa vào nội dung đoạn thơ và bức tranh hãy cho biết cảnh lao động ngoài khơi được Huy Cận miêu tả như thế nào?
- Chi tiết nào cho thấy con người lao động rất tích cực?
+ Tìm chi tiết.
- Đưa thêm những câu thơ trong bài “ Quê hương “ của Tế Hanh để minh hoạ thêm niềm vui của những người đánh cá sau một đêm lao động. 
* Bình: Thể hiện niềm tin , niềm vui trước cuộc sống mới thấm đẫm trong những hình ảnh về thiên nhiên, vũ trụ tạo nên vẻ đẹp tráng lệ, phóng khoáng mà vẫn gần gũi với con người.
- Tìm những câu thơ miêu tả cảnh biển ban em cho là đẹp?
- Phân tích tác dụng của những hình ảnh này trong việc miêu tả cảnh lao động của người dân chài?
+ Tìm câu thơ và phân tích.
c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
- Nhận xét cảnh đoàn thuyền và cách lặp câu thơ ở khổ cuối?
* Hoạt động 4. Hướng dẫn tổng kết. 
- Em có cảm nhận gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
+ Đọc ( Ghi nhớ Sgk/ 142)
* Hoạt động 5. Hướng dẫn luyện tập. 
- Phân tích ý nghĩa lời hát ở khổ 2. Viết lời bình về lời hát ấy?
+ Làm vào giấy nháp và trình bày.
- Nhận xét, cho điểm.
 I.Giới thiệu chung:
 1. Tác giả:
 Là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới.
 2. Tác phẩm: (1958 )
II. Đọc-hiểu văn bản:
 1. Đọc - chú thích:
 2. Bố cục: 
 3. Phân tích:
 a. Cảnh ra khơi và tâm trạng của con người:
- Thiên nhiên:
 Mặt trời như hòn lửa.
 Sóng: cài then, sập cửa.
 -> So sánh, nhân hoá độc đáo.
 => Sự hùng vĩ, tráng lệ, trạng thái nghỉ ngơi.
- Đoàn thuyền:
 lại ra khơi. 
Câu hát căng buồm
=> khí thế hào hùng, phấn khởi, lạc quan. 
 b. Cảnh lao động trên biển ban đêm:
 - Thuyền:
 + Lái gió, buồm trăng
 + Lướt: mây cao, biển bằng.
 -> Kì vĩ, khổng lồ.
 - Cảnh lao động:
 + Dò bụng biển.
 + Dàn thế trận,vây giăng.
 + Kéo xoăn tay
 -> Tích cực, hăng say.
 - Thiên nhiên trên biển: cá, trăng, sao.
 -> Đẹp rực rỡ, huyền ảo
 -> Trí tưởng tượng, bút pháp lãng mạn, chắp cánh cho cho hiện thực trở nên kì ảo.
 => Ước mơ chinh phục sự giàu đẹp của thiên nhiên. 
 c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
 - Chạy đua cùng mặt trời.
 - Mắt cá huy hoàng.
 -> Không khí tưng bừng phấn khởi vì đạt thắng lợi, con người làm chủ thiên nhiên, biển khơi.
III. Tổng kết. 
 Ghi nhớ: Sgk/142
IV. Luyện tập.
Viết lời bình.
4. Củng cố: Đọc diễn cảm bài thơ.
5. Hướng dẫn - dặn dò 
 a. Bài tập:
 - Tiếp tục viết lời bình cho khổ thơ em cho là hay nhất.
 b. Chuẩn bị:
 - “ Tổng kết từ vựng” theo bảng sau:
STT
Tên bài.
Khái niệm
Ví dụ.
 - Mỗi tổ chuẩn bị 5 cánh hoa bằng giấy rô ki
 - Sưu tầm một số bức tranh và loài vật có thể mô phỏng âm thanh và hình ảnh của sự vật.
 - Tìm 5 loài vật mà tên gọi của nó là từ tượng thanh: Ví dụ: ve, bò
******************

Tài liệu đính kèm:

  • doc51,52.doc