Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 53: Tổng kết về từ vựng (tt)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 53: Tổng kết về từ vựng (tt)

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tt)

 I.Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Nắm vững hơn, hiểu sâu hơn và biết vận dụng linh hoạt có hiệu qủa đến kiến thức từ vựng đã học (từ tựơng thanh, từ tựơng hình, các biện pháp tu từ).

 - Có ý thức sử dụng từ tượng hình, tượng thanh trong khi nói và viết văn.

 - Rén kĩ năng tổng hợp kiến thức.

II. Chuẩn bị: Máy chiếu ( trò chơi, hinh ảnh )

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 9a /36 (vắng )

 2. Kiểm tra: Kiểm tra 15 phút ( đề – đáp án có trong sổ bộ đề )

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 53: Tổng kết về từ vựng (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 53: Tiếng Việt	 Ngày dạy: 25/10/08
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tt)
 I.Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
 - Nắm vững hơn, hiểu sâu hơn và biết vận dụng linh hoạt có hiệu qủa đến kiến thức từ vựng đã học (từ tựơng thanh, từ tựơng hình, các biện pháp tu từ).
 - Có ý thức sử dụng từ tượng hình, tượng thanh trong khi nói và viết văn.
 - Rén kĩ năng tổng hợp kiến thức.
II. Chuẩn bị : Máy chiếu ( trò chơi, hinh ảnh ) 
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a/36 (vắng) 
 2. Kiểm tra: Kiểm tra 15 phút ( đề – đáp án có trong sổ bộ đề )
 3. Bài mới: Giới thiệu nội dung ôn tập.
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1. Hướng dẫn ôn tập từ tượng thanh và từ tượng hình: 
- Cho học sinh quan sát một số bức tranh thiên nhiên và loài vật. 
+ Mô phỏng tiếng kêu của chúng.
+ Nêu ngắn gọn khái niệm.
- Hướng dẫn làm bài tập.
+ Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1, 2.
* Gợi ý về một, hai loại động vật có tên mô phỏng âm thanh.
+ Phát hiện từ tượng hình.
- Đưa thêm bài tập (trò chơi ghép hoa)
+ Mỗi em trong 1 phút phải ghép được những cánh hoa có từ tượng hình và tượng thanh.
- Theo dõi, cổ vũ.
* Hoạt động 2. Hướng dẫn ôn tâp các biện pháp tu từ từ vựng:
- Yêu cầu HS nhớ lại kể tên các biện pháp tu từ từ vựng đã học ở lớp?
- Chiếu lên các biện pháp tu từ.
- Chiếu các khái niệm, tác dụng của các biện pháp tu từ không theo trình tự.
- Gọi học sinh lên bảng ghép lại cho phù hợp.
+ Lên bảng làm lần lượt theo trình tự từ lớp 6 
- Theo dõi, nhận xét.
* Bài tập nhanh: Trong các câu sau câu nào sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ? Nêu tác dụng?
(Máy chiếu)
+ Làm nhanh
* Hướng dẫn làm bài tập.
+ Đọc bài tập 1(a, b )và bài tập 2( c, d,e) Sgk.
- Dựa vào đặc điểm biện pháp tu từ từ vựng hãy nhận diện các ví dụ sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào?
- Ý nghĩa, tác dụng của mỗi hình ảnh đó?
- Hướng dẫn cách làm ( Dựa vào khái niệm)
+ Học sinh làm việc độc lập vào giấy nháp.
+ Trình bày trước lớp.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn ôn tập các biện pháp tu từ ở lớp 7, 8.
- Hãy xác định biện pháp tu từ trong ví dụ sau và nêu tác dụng ? (Bảng phụ)
Cảm ơn người tặng cam.
Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đúng từ làm sao đây !
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai ?
 (HCM)
+ Đứng tại chỗ làm bài.
+ Lớp nhận xét GV bổ sung.
- Sửa, cho điểm.
- Hãy kể một câu chuyện có nội dung phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc
+ Học sinh kể chuyện và rút ra khái niệm.
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình:
 1. Khái niệm:
 2. Bài tập:
 Bài tập 1: Loài vật có tên gọi là từ tượng thanh nhu: Mèo, Bò, Tắc kè, Chim cu, Chích Choè
 Bài tập 2: Những từ tượng hình:
Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ à Miêu tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể và sống động.
TTT
TTH
II. Biện pháp tu từ từ vựng ( lớp 6).
Khái niệm: 
BPTT
Khái niệm
Tác dụng
So sánh
Là đối chiếu sự vật này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.
Làm tăng sức gợi hình gợi cảm trong biểu đạt.
Nhân hoá
Gọi hoặc tả sự vật bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả người.
Diễn đật gợi hình, gợi cảm, sinh động.
Ẩn dụ
Là phép gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
Diễn đạt có hình tượng và biểu cảm.
Hoán dụ 
Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ liên tưởng với nó.
Tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.
Điệp ngữ
Là những từ ngữ hoặc câu được dùng lặp lậi nhiều lần.
Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
2. Bài tập:
Bài tập 1,2: 
 a.Ẩn dụ: Hoa, cánh à Chỉ Thuý Kiều.
 Cây, láà Chỉ gia đình Kiều và cuộc sống của họ.
 b. So sánh: Tiếng đàn Kiều ở nhiều cung bậc khác nhau.
 c. So sánh: Miêu tả sắc nét và sinh động âm tanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng.
 d. Nhân hoá: Biến trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ, thiên nhiên trở nên sống động, có hồn.
 e. Ẩn dụ:Thể hiện sự gắn bó giữa đứa con với mẹ, con là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ.
III. Các biện pháp tu từ từ vựng( lớp7,8) 
Khái niệm:
a. Nói quá:
b. Chơi chữ:
c. Nói giảm, nói tránh.
Bài tập 1,2: 
 a. Chơi chữ, điệp ngữ: Chàng trai thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ, kín đáo.
 b. Nói qúa: Thể hiện sự lớn mạnh của nghĩa quân Tây Sơn.
 c. Nói quá, Nhân hoá: Hoa ghen, Liễu hờn à Sắc đẹp Kiều (ấn tượng nhân vật tài sắc vẹn toàn)
 d. Nói quá: Sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Kiều với Thúc Sinh.
4. Hướng dẫn về nhà: 
 a. Bài tập:
 Viết đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và một số biện pháp tu từ từ vựng.
 b. Chuẩn bị:
 - Đọc tìm hiểu, soạn bài “ Tập làm thơ 8 chữ”, Đọc lại hai tác phẩm: Nhớ rừng của Thế Lữ, Bếp lửa của Bằng Việt và nhận xét số chữ, số câu, cách gieo vần ở mỗi bài so với những thể thơ đã học ở lớp 7,8.
- Tự sáng tác một bài(đoạn ) thơ 8 chữ..
***************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 53.doc