Tiết 57. Văn bản Ngày dạy: 18/11/08
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC ( Đảo viết bài vào 22/ 11 )
- Phan Bội Châu -
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của những nhà Nho yêu nướcvà cách mạng đầu thế kỷ 20 – những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Cảm nhận được giọng thơ khẩu khí hàohùng với lối nói khoa trương giàu sức gợi cảm, biểu cảm, hình ảnh thơ mạng mẽ, khoáng đạt gợi lòng trân trọng những người anh hùng dân tộc.
- Rèn kỹ năng phân tích thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (cấu trúc, phép đối) thơ nói chí, tỏ lòng trong thời kỳ trung đại - hiện đại, cách nói khoa trương, phóng đại trong thể thơ này.
Tuần 15. Bài 15: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Đập đá ở côn lôn Ôn luyện về dấu câu Kiểm tra tiếng việt Tiết 57. Văn bản Ngày dạy: 18/11/08 VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC ( Đảo viết bài vào 22/ 11 ) - Phan Bội Châu - I. Mục tiêu cần đạt: Học sinh: - Cảm nhận được vẻ đẹp của những nhà Nho yêu nướcvà cách mạng đầu thế kỷ 20 – những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. - Cảm nhận được giọng thơ khẩu khí hàohùng với lối nói khoa trương giàu sức gợi cảm, biểu cảm, hình ảnh thơ mạng mẽ, khoáng đạt gợi lòng trân trọng những người anh hùng dân tộc. - Rèn kỹ năng phân tích thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (cấu trúc, phép đối) thơ nói chí, tỏ lòng trong thời kỳ trung đại - hiện đại, cách nói khoa trương, phóng đại trong thể thơ này. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Đèn chiếu về chân dung của cụ Phan Bội Châu, hình ảnh tù nhân khổ sai ở Côn Đảo. + Văn thơ yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX - Học sinh: Ôn tập về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật đã học ở lớp 7, đọc lại lịch sử Việt Nam giai đoạn 1900 -1930. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 8a / 28 (vắng.) 2. Kiểm tra a. Câu hỏi: - Em hãy phân tích ý nghĩa của Bài toán kén rể, bài toán dân số thời cổ đại. - Muốn thực hiện có hiệu quả chính sách dân số chúng ta phải làm gì? b. Đáp án: -để cho thấy dân số tăng rất nhanh, theo cấp số nhân(4đ) - tuyên truyền, tác động vào ý thức người dân, người phụ nữ(6đ) 3. Bài mới:Chiếu một số hình ảnh về sự tra tấn tù nhân ở Côn Đảo và dẫn vào bài với khí phách của người anh hùng. Gv Hs Gv Gv Gv Hs Gv Hs Gv Gv Hs Gv Hs Gv * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm. - Chiếu cho học sinh xem ảnh chân dung Phan Bội Châu. - Nêu hiểu biết của em về Cụ Phan và sự nghiệp Cách mạng cũng như thơ văn của ông? - Ông già Bến Ngự là ai? (Phan Bội Châu trong những năm cuối đời bị thực dân Pháp giam lỏng ở Bến Ngự, bờ sông Hương Huế) - Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? - Nêu đại ý của bài thơ? * Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu văn bản -Nhắc lại ngắn gọn về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật? - Cho học sinh đọc 2 câu đề. - Giải thích từ hào kiệt, phong lưu? - Tại sao bị kẻ thù bắt nhốt trong nhà tù mà tác giả vẫn xem là hào kiệt,nhất là vẫn phong lưu? - Quan niệm chạy mỏi chân thì hãy ở tù thể hiện tinh thần, ý chí như thế nào của Phan Bội Châu? + Đọc 2 câu thực. - Giọng điệu ở đây có gì thay đổi so với 2 câu đề? - Đây phải là lời than thở của một người tù bất đắc dĩ hay không? Vì sao? - Em hiểu ý hai câu thơ trên như thế nào? - Liên hệ một số câu thơ, bài thơ khác có cùng nội dung. + Đọc 2 câu luận. - Thế nào là bủa tay, kinh tế? - Ý chính của 2 câu thơ là gì? Giọng điệu và thủ pháp nghệ thuật của tác giả laị có gì thay đổi so với 2 câu thực? - Sự thay đổi đó có tác dụng gì đến việc tả tâm trạng của chủ thể trữ tình? - Phép đối có được tiếp tục sử dụng không? Nhận xét? - Liên hệ một số câu thơ thể hiện ý chí của người anh hùng cách mạng ( Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ) - Học sinh đọc 2 câu kết. - Nhận xét về cách kết bài của tác giả ý nghĩa tư tưởng. Về kiểu câu thơ cuối cùng? - Hai câu thơ cuối đã giúp em hiểu thêm về Phan Bội Châu như thế nào ? * Bình: Hai câu thơ cuối như một lời khẳng định, lời thề quyết tâm sự nghiệp cứu nước, cùng với niềm tin mãnh liệt vào sự nghiệp đang đeo đuổi mặc dù bị bắt giam nhưng lúc nào cũng sôi sục nhiệt huyết, luôn có một niềm tin mãnh liệt đáng quý, nỗi khát khao giải phóng dân tộc cho đến hơi thở cuối cùng vẫn bền vững không nguôi. * Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. - Các em có nhận xét gì về giọng điệu chung của bài thơ này ? - Cảm hướng bao trùm bài thơ là gì? - Liên hệ bài Đập đá ở Côn Lôn, chỉ ra nét giống nhau giữa 2 nhà cách mạng) + Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ + Đọc ghi nhơ. * Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập - Cho học sinh nhận diện lại đặc điểm của thơ Đường. - Nhận xét về số câu, số chữ, cách gieo vần? - Luật đối? + Dựa vào bài thơ trình bày. I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: ( Sgk ) 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác - Đại ý: II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Đọc- chú thích: 2. Phân tích: a.Hai câu đề Vẫn:hào kiệt, phong lưu. Chạy mỏi chân -> Giọng điệu đùa cợt => Ý chí của người anh hùng trong nhà ngục Quảng Đông. b.Hai câu thực: khách không nhà người có tội -> Hình ảnh đối, giọng điệu suy ngẫm, trầm ngâm. =>Tâm trạng đau đớn của người anh hùng. c.Hai câu luận: ôm chặt bồ kinh tế. cười tan cuộc oán thù. -> Phép đối, giọng điệu hào sảng, khí khái, khoa trương. =>Hoài bão lớn của tác giả: trị nước, cứu đời. d.Hai câu kết -> Điệp từ, câu cảm thán. =>Khẳng định ý chí hiên ngang coi thường tù ngục. Niềm tin vào tương lai. III.Tổng kết: * Ghi nhớ ( Sgk) IV.Luyện tập. -Thơ đường luật: + Số câu: 8 câu . + Số chữ: mỗi câu 7 chữ . + Cách gieo vần: vần bằng hoặc trắc, nếu chữ thứ 2 của câu thứ 1 là vần bằng thì bài thơ viết theo luật bằng và ngược lại . + Luật đối: 2 câu thực (3,4) và 2 câu luận (5,6 ) bắt đầu đối với nhau về ý về lời, từ rất chỉnh đối càng sắc sảo thì nghệ thuật càng cao => ý phải hàm súc, cô đọng, từ ngữ chọn lọc, tinh tế, hình ảnh gây ấn tượng cho người đọc. 4. Củng cố: 5. Hướng dẫn – dặn dò: - Học bài và học thuộc lòng bài thơ.Nắm nội dung và nghệ thuật bài. - Chuẩn bị bài Đập đá ở Côn Lôn : cũng phân tích theo bố cục trên, chỉ ra nét giống nhau giữa 2 bài thơ và 2 nhà Cách mạng ? **************************
Tài liệu đính kèm: