Tiết 61: Ngày dạy: 29 /11/08
THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
Học sinh:
- Củng cố kiến thức về kiểu bài thuyết minh, biết cách thuyết minh một thể loại văn học.
- Rèn năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh.
- Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu là phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.
Tuần 16, bài 16 Thuyết minh về một thể loại văn học Kiểm tra Tiếng việt Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh Trả bài tập làm văn số 3 Tiết 61: Ngày dạy: 29 /11/08 THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC I. Mục tiêu cần đạt: Học sinh: Học sinh: - Củng cố kiến thức về kiểu bài thuyết minh, biết cách thuyết minh một thể loại văn học. - Rèn năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh. - Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu là phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu. II. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 8a / 28 ( vắng) 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Hs Gv Hs Gv Hs Gv * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cáhc quan sát, mô tả, thuyết minh đặc điểm của một thể loại văn học. - Hướng dẫn nhận diện luật thơ vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và đập đá ở Côn Lôn. - Mỗi bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ? số dòng, số chữ ấy có bắt buộc không? có thể tuỳ ý thêm bớt được không? + Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 7 chữ - Số dòng số chữ không thể tuỳ ý thêm bớt được - Hãy ghi kí hiệu bằng trắc cho bài thơ (2 bài thơ này làm theo luật bằng; bài thơ Qua đèo ngang có luật trắc ) - Hãy nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau ? + Chỉ căn cứ ở 3 tiếng:2, 4, 6. - Tìm những tiếng hiệp vần với nhau, những tiếng đó nằm ở dòng nào trong dòng thơ? đó là thanh bằng hay thanh trắc? + Những tiếng cuối các câu:1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau. + Có vần bằng. - Nhận xét cách ngắt nhịp của 2 bài thơ trên? + Nhịp 2//2/3 , 4/3 . * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập dàn bài - Phần MB nên dùng phương pháp gì ? + Nêu định nghĩa chung về thể thơ. - Giáo viên cho học sinh thảo luận về phần MB để đưa đến kết luận về phần này. Phần TB giáo viên giúp học sinh trả lời các câu hỏi (về số câu, số chữ, luật bằng trắc, cách gieo vần, đối, niêm, nhịp ) Qua các đặc điểm về thể thơ Đường Luật em hãy nêu những ưu nhược điểm về thể thơ này? + Ưu điểm:vẻ đẹp hài hoa, cân đối cổ điển, nhạc điệu trầm bổng , phong phú . + Khuyết điểm: gò bó vì có nhiều ràng buộc - Kết bài thường nêu lên cảm nhận về vẻ đẹp nhạc điệu của thể thơ. Em thử nêu kết luận của mình về thể thơ này? + Khái quát phần ghi nhớ Sgk/154. * Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập . - Chọn 1 tác phẩm chẳng hạn như văn bản “tôi đi học”. - Cho học sinh đọc thêm phần “ Truyện ngắn “ Sgk. - Treo bảng phụ phần định hướng chung khi thuyết minh một tác phẩm truyện ngắn: a. Mở bài:Nêu định nghĩa chung về truyện ngắn: Truyện bằng văn xuôi,có dung lượng nhỏ,số trang ít,miêu tả một khía cạnh,một tính cách,một mẫu trong cuộc đời nhân vật. b. Thân bài:Đặc điểm chính của truyện ngắn: * Phương thức biểu đạt: * Số trang * Nhân vật * Sự kiện * Dung lượng * Cốt truyện c. Kếùt bài:Tác dụng của truyện ngắn: + Quan sát, áp dụng làm đề: thuyết minh đặc điểm của truyện ngắn “ Tôi đi học” + Trình bày dàn ý. - Nhận xét – sửa. I.Từ quan sát đến mô tả thuyết minh đặc điểm 1 thể loại văn học: * Đề bài : “Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú” 1. Quan sát: - Bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” - Bài “Đập đá ở Côn Lôn” . a. Mỗi bài 8 dòng, mỗi dòng 7 tiếng. b. Kí hiệu bằng trắc: Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông: T B B T T B B T T B B T T B T T B B B T T T B T T T B B B B B T B B T T T B B T T B B T T B B T T B B B T T B B c. Quan hệ bằng trắc: - Đối nhau: các tiếng thứ 2 của câu 1-2, 3 - 4 , 5 - 6, 7 - 8 đối nhau . - Niêm: các tiếng thứ 2 của các câu 1-8 , 2 - 3 , 4 - 5, 6 - 7 d. Vần: - Những tiếng cuối các câu: 1, 2, 4, 6, 8 vần với nhau. - Bài thơ có luật bằng. e. Nhịp: - 2/2/3 , 4/3 . 2. Lập dàn bài: a. Mở bài: - Thất ngôn bát cú là 1 thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật. - Các nhà thơ cổ điển VN rất yêu chuộng thể thơ này. b. Thân bài: Thuyết minh về đặc điểm của thể thơ: - 8 câu, 7 chữ - Luật bằng - trắc : - Cách gieo vần: - Đối: - Nhịp : c. Kết bài: - Có nhiềubài thơ hay thuộc thể loại này ( có kế thừa, sáng tạo) . - Ngày nay, thơ thất ngôn bát cú vẫn được ưa chuộng . * Ghi nhớ : Sgk/154 . II Luyện tập : 1.Thuyết minh đặc điểm của truyện ngắn “tôi đi học” : -Truyện chỉ tập trung miêu tả tâm trạng, cảm giác 1 cậu bé ngày đầu tiên đi học - Rất ít nhân vật những nhân vật này chỉ xuất hiện thoáng qua, không được miêu tả kĩ về ngoại hình tính cách. - Rất ít sự kiện, chỉ tập trung miêu tả cảm giác - Cốt truyện diễn ra không khoảng thời gian, không gian hạn hẹp. - Kết cấu truyện có những chi tiết đối chiếu tương phản + Sự thay đổi trong hành vi, nhận thức -> nổi bật chủ đề. 4. Củng cố: Khi thuyết minh về một thể loại văn học cần chú ý điều gì? 5. Hướng dẫn – dặn dò: a. Bài học: - Đọc thêm 1 số truyện ngắn, thơ để lập dàn ý cho thể loại văn học về thuyết minh . - Thuyết minh về thể thơ lục bát. b. Chuẩn bị: - Ôn tập kiến thức Tiếng Việt để làm bài kiểm tra 45 phút. + Xem lại các bài thực hành, các khái niệm. + Giấy ô li có kẻ khung điểm. ***********************
Tài liệu đính kèm: