Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 64: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 64: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM

TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Hiểu thế nào là đối thoại , thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm , đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.

 - Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn.

 - Có ý thức sử dụng chúng đúng lúc khi viết văn.

II. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 9a /36 (vắng .)

 2. Kiểm tra: a. Câu hỏi: Trong hội thoại em bắt gặp những hình thức lời thoại nào?

 b. Đáp án: Hình thức: có người đối thoại, nói một mình (VD Lão Hạc)

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 931Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 64: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 64:	 Ngày dạy: 11/11/08
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
 - Hiểu thế nào là đối thoại , thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm , đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
 - Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn.
 - Có ý thức sử dụng chúng đúng lúc khi viết văn.
II. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a /36 (vắng .) 
 2. Kiểm tra: a. Câu hỏi: Trong hội thoại em bắt gặp những hình thức lời thoại nào?
 b. Đáp án: Hình thức: có người đối thoại, nói một mình (VD Lão Hạc)
 3. Bài mới
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:
+ Đọc ví dụ SGK (đoạn trích trong truyện ngắn “Làng”)
 - Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi theo bảng đã liệt kê ví dụ.
- Hai lượt lời đầu là lời của ai nói với ai? Có ít nhất mấy người tham gia?
- Mục đích nói của họ là gì?
- Dựa vào những dấu hiệu nào em nhận ra đây là lời của hai người?
+ Trả lời theo yêu cầu: Hai lượt lời của hai người tâm sự với nhau, lời người trao người đáp đều gạch đầu dòng-> Hướng vào chuyện làng chợ dầu theo Tây)
- Vậy em hiểu thế nào là đối thoại?
- Lượt lời 3 là lời của ai, có lời đáp không? Ông Hai nói có cùng chủ đề với họ không? Mục đích? 
- Điểm giống và khác nhau của lời thoại này với cuộc đối thoại trên ?
+ So sánh nét giống: có gạch đầu dòng, khác: chỉ nói một mình.
- Từ đó em hiểu thế nào là độc thoại? có câu nào giống? 
+ (Câu cuối) 
- Suy nghĩ của ông Hai về lũ con có phải là độc thoại không? Giống và khác nhau với độc thoại nói trên như thế nào? 
- Em hiểu độc thoại nội tâm là gì?
+ Suy nghĩ: Giống: chỉ có một nhân vật nói.
 Khác: không có gạch đầu dòng, nhân vật không nói thành lời như độc thoại.
- Củng cố khái quát ba đơn vị kiến thức.
- Tác giả sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn trích này có tác dụng gì?
- Qua phân tích ví dụ, cho thấy yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm có tác dụng gì trong văn bản tự sự?
+ Đọc Ghi nhớ (Sgk )
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
- Treo bảng phụ đoạn trích trong “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
“ ...Hoạ sĩ nghĩ thầm: Khách đến bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa”
- Hãy đọc đoạn trích và cho biết tình huống trên là đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Vì sao?
+ Nhận diện, giải thích, khắc sâu lí thuyết.
- Cho học sinh đọc bài tập 2.
- Cuộc đối thoại có bình thường không?
- Chứng tỏ người nói ở đây có tâm trạng như thế nào? Khong thực hiện đúng phương châm hội thoại nào?
- Việc biểu hiện tâm trạng đó giúp ta hiểu gì về nhân vật ông Hai?
+ Dứng tại chỗ làm bài:
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3.
Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn. Trong đó có sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận:
 Bước 1: Phân nhóm, nhóm trưởng, thư kí.
 Bước 2: Học sinh làm việc theo yêu cầu.
 Bước 3: Thư kí ghi lại nội dung.
 Bước 4: Kết luận: Gọi một học sinh bất kì thuyết trình kết quả.
+ Tiến hành thảo luận và trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi, cho điểm tuyên dương.
- Củng cố kiến thức bài học.
+ Đọc ghi nhớ.
I. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:
1.Ví dụ:
 * Lần 1:
- Hai người tản cư nói với nhau.
- Lời người trao người đáp đều gạch đầu dòng.
à Hướng vào chuyện làng chợ Dầu theo Tây 
=> Đối thoại.
 * Lần 2:
- Ông Hai nói một mình.
 à Mục đích lảng tránh, thoái lui.
 => Độc thoại.
* Lần 3:
- Suy nghĩ của ông Hai.
-> Nỗi đau xót đến tột cùng của ông Hai.
 => Độc thoại nội tâm.
 2. Kết luận: 
 Ghi nhớ (Sgk) 
II.Luyện tập: 
Bài tập 1: 
- Đoạn ông hoạ sĩ nghĩ thầm khi lên nhà anh thanh niên.
=> Độc thoại nội tâm.
Bài tập 2: Tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích:
+ Không bình thường: có 3 lời trao 2 lời đáp.
 à vi phạm về phương châm cách thức và lịch sự.
=> Tác dụng: Bày tỏ tâm trạng của ông Hai bực bội, đau khổ khi nói đến chuyện làng chợ Dầu theo Tây à yêu làng tha thiết.
Bài tập 3: Viết đoạn văn.
 ( HS tự làm) 
4. Củng cố: Vai trò của các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?
5. Hướng dẫn – dặn dò: 
 a. Bài tập:
 - Hoàn thành các bài tập ở sách BT1, 2, 3, 4,5 / tr83, 84, 85.
 - Đọc lại truyện ngắn Lão Hạc tìm các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đã học.
 b. Chuẩn bị:
 - Bảng phụ ghi dàn ý cơ bản.
 - Luyện nói, chú ý phần lưu ý a, b, c ở dưới. Chỉ nêu dàn ý không viết thành bài, xoáy sâu đoạn miêu tả nội tâm của Trương Sinh khi biết vợ bị oan. 
******************

Tài liệu đính kèm:

  • doct64.doc