Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 66: Muốn làm thằng cuội + Hai chữ nước nhà

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 66: Muốn làm thằng cuội + Hai chữ nước nhà

I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

- Cảm nhận được hồn thơ lãng mạn của Tản Đà và sức hấp dẫn nghệ thuật mới mẻ tronh hình thức thể loại truyền thống “ Thất ngôn bát cú đường luật” và cảm nhận được tâm sự yêu nước của Trần Tuấn Khải với giọng điệu trữ tình thống thiết của đoạn trích “Hai chữ nước nhà” qua hình thức thảo luận

- Giáo dục lòng yêu nước, trân trọng những con người có tấm lòng vì dnâ vì nước.

- Rèn kỹ năng đọc, phân tích thơ song thất lục bát, và thất ngôn bát cú đường luật.

II. Tiến trình hoạt động:

 1. Ổn định: 8A / 28 ( vắng: )

 2. Kiểm tra:

 a. Câu hỏi:

 Câu 1: Đọc thuộc lòng bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

 Câu 2: Đọc thuộc lòng bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

 b. Đáp án:

 Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ. Nêu nôị dung và nghệ thuật: ( 10 đ )

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 66: Muốn làm thằng cuội + Hai chữ nước nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 66: Văn bản Ngày dạy: 06/12/ 08
Hướng dẫn đọc thêm: MUỐN LÀM THẰNG CUỘI ( Tản Đà )
 HAI CHỮ NƯỚC NHÀ ( Á Nam Trần Tuấn Khải )
(trích)
I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
- Cảm nhận được hồn thơ lãng mạn của Tản Đà và sức hấp dẫn nghệ thuật mới mẻ tronh hình thức thể loại truyền thống “ Thất ngôn bát cú đường luật” và cảm nhận được tâm sự yêu nước của Trần Tuấn Khải với giọng điệu trữ tình thống thiết của đoạn trích “Hai chữ nước nhà” qua hình thức thảo luận
- Giáo dục lòng yêu nước, trân trọng những con người có tấm lòng vì dnâ vì nước.
- Rèn kỹ năng đọc, phân tích thơ song thất lục bát, và thất ngôn bát cú đường luật.
II. Tiến trình hoạt động:
 1. Ổn định: 8A / 28 ( vắng:)
 2. Kiểm tra: 
 a. Câu hỏi:
 Câu 1: Đọc thuộc lòng bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
 Câu 2: Đọc thuộc lòng bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
 b. Đáp án:
 Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ. Nêu nôị dung và nghệ thuật: ( 10 đ )
 3. Bài mới:	
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
 Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- Tổ chức cho học sinh thi thuyết trình hiểu biết của mình về tác giả Tản Đà và Á Nam Trần Tuấn Khải.
- Hính thức: Lớp chia thành hai đội ( Mỗi đội chọn 3 em ) tham gia thi trong thời gian 3 phút.
+ Tham gia thi.
+ Lớp cổ vũ, nhận xét.
- Khái quát kiến thức cơ bản.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
- Hướng dẫn cách đọc, chia bố cục.
- Cho học sinh học theo nhóm 4 (15p): Trả lời lần lượt từng câu hỏi ở Sgk, từ đó rút ra nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
+ Nhóm 1: Hai câu đầu là tiếng than và lời tâm sự của nhà thơ với chị Hằng. Theo em vì sao Tản Đà có tâm trạng chán trần thế?
+ Nhóm 2: Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ ngông”. Em hiểu “ngông” nghĩa là gì ( bộc lộ thái độ như thế nào với cuộc sống )? Hãy phân tích cái “ngông “ của Tản Đà trong ước muốn làm thằng Cuội ( chú ý các câu 3 – 4, 5 – 6 )
+ Nhóm 3: Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?
+ Nhóm 4: Theo em, những yêu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ?
* Các nhóm tranh luận tìm ra nội dung cơ bản.
- Theo dõi, gợi ý, nhắc nhở cách học nhóm để có hiệu quả
- Gọi đại diện nhóm trình bày. 
- Cùng nhận xét - rút ra nghệ thuật – nội dung bài học.
- Giải thích rõ cho Hs hiểu nghĩa từ “ngông”.
* Chuyển ý, hướng dẫn học sinh phân tích bài 2.
+ Đọc bài thơ “ Hai chữ nước nhà”
+ Nhận xét cáh đọc.
- Nhắc lại ngắn gọn về thể thơ Song thất lục bát đã học ở lớp 7.
(câu réo rắt, da diết rất hợp để diễn đạt nỗi uất ức, nỗi căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, sự nghĩ ngợi, nỗi ưu sầu)
* Lưu ý: nhịp thơ ở 2 câu 7, câu 6 - 8 giọng thơ thống thiết, kích động. 
- Có thể khái quát ý chính và cảm xúc bao trùm bài thơ trích học như thế nào? 
- Đoạn thơ có thể chia làm ba phần: 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối, em có thể cho biết ý chính của từng phần?
- Ở 8 câu đầu, hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện:
- Bối cảnh không gian? Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha và con?
Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào? 
- Cho học sinh đọc đoạn 2.
- Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào?
- Mạch thơ của đoạn này phát triển như thế nào? 
- Tìm những hình ảnh nói lên tình cảnh đất nước ta như thế nào? 
- Những từ ngữ đó mang tính chất gì? Những hình ảnh đó gợi cho người đọc liên tưởng tới tình hình nào?
- Trước tình hình đó từ ngữ nào diễn tả tâm trạng người cha? Biện pháp được tác giả sử dụng là gì?
+ Đọc 8 câu cuối.
- Trong phần cuối của đoạn thơ người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông là để nhằm mục đích gì?
- Gọi đại diện nhóm trình bày và rút ra ý chính về nghệ thuật – nội dung ở phần ghi nhớ.
- Cho học sinh làm bài luyện tập trong Sgk / tr 157, 163.
+ So sánh giọng điệu và ngôn ngữ ở bài thơ “ Muốn làm thằng cuội” với bài “Qua Đèo Ngang”
+ Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ “ Hai chữ nước nhà” một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó vẫn giữ sức truyền cảm mạnh mẽ.
+ Trình bày theo cảm nhận của mình.
- Nhận xét – cho điểm.
I. Giới thiệu chung
 ( Sgk )
II. Đọc-hiểu văn bản:
 Bài 1:
- Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, lãng mạn, pha chút ngông nghênh.
 - Nội dung: Bất hoà với thực tại tầm thường đen tối, nhà thơ muốn thoát li. Muốn lên cung trăng để sống một cuộc sống tự do, phóng khoáng
Bài 2:
1. Nghệ thuật: Thể thơ phù hợp và giọng điệu trữ tình 
 2. Nội dung: Mượn câu chuyện lịch sử để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. 
III. Tổng kết:
 * Ghi nhớ: Sgk/157, 163
IV. Luyện tập:
4. Củng cố: Đọc điễn cảm hai bài thơ và nhận xét về sự khác nhau giữa hai thể thơ?
5. Hướng dẫn – dặn dò
 a. Bài học:
 Tập đọc thuộc, diễn cảm hai bài thơ.
 b. Chuẩn bị:
 - Ôn tập đề cương.
 - Chuẩn bị bài Làm thơ bảy chữ.
 + Đọc các đoạn thơ, nhận diện số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần.
 + Tự sáng tác một bài thơ về chủ đề môi trường.
**************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT66.doc