Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 69, 70: Viết bài tập làm văn số 3

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 69, 70: Viết bài tập làm văn số 3

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận một cách thành thạo.

 - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày bài văn một cách mạch lạc, rõ ràng.

II. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 9a / 36 (vắng )

 2. Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 69, 70: Viết bài tập làm văn số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 69 + 70:	 Tập làm văn	 Ngày dạy: 18/11/08
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
 I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận một cách thành thạo.
 - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày bài văn một cách mạch lạc, rõ ràng.
II. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a / 36 (vắng) 
 2. Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới:
 Gv
Hs
Gv
Gv
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Giới thiệu đề bài.
- Chép đề lên bảng.
 + Chuẩn bị vở viết.
- Gợi ý phân tích đề.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài. 
 + Đọc kĩ đề bài, xây dựng dàn ý và xác định việc sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận trong bài viết như thế nào?
 + Biết định hướng thời gian cho từng phần, nắm được phương pháp khi làm bài.
 + Cách dựng đoạn? 
Yêu cầu chung:
 + Hình thức trình bày phải cụ thể theo bố cục ba phần.
 + Lời văn phải trong sáng, mạch lạc.
 + Nội dung phải kết hợp khéo léo giữa kể với miêu tả nội tâm và nghị luận.
* Hoạt động 3: Nêu thang điểm cho từng phần.
- Nêu qua thang điểm của phần để học sinh dễ định hướng thời gian.
* Hoạt động 4: Tổ chức làm bài.
+ Nghiêm túc, trật tự trong giờ làm bài. 
+ Tự giác, suy nghĩ độc lập làm bài không phụ thuộc tài liệu, xem bài bạn.
- Theo dõi, động viên, hướng dẫn thêm cho học sinh yếu.
+ Nghĩa, Dũng, Tú: 9a
+ Tú, Trinh, Xuân Đức: 9b
* Hoạt động 5: Thu bài, nhận xét tiết học.
1. Đề bài: 
 a. Nhân ngày 20 – 11, kể lại cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
 b. Kể về cuộc gặp gỡ với các các anh bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ( 22 – 12 ). Trong buổi gặp đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài.
 - Nội dung.
 - Phương pháp. 
 - Thời lượng.
3. Đáp án – biểu điểm. 
 Đề a:
 a. Mở bài: (1đ). 
 - Nêu được kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũ (0,5đ) 
 - Cảm xúc khi kể lại. (0,5 đ)
 b.Thân bài: (7 đ)
 Kể lại kỉ niệm:
 - Đó là kỉ niệm nào? 
 - Thời điểm xảy ra? 
 - Câu chuyện diễn ra như thế nào? Đáng nhớ ở chỗ nào. (2 đ)
 - Tái hiện được những tình cảm, nỗi xúc động khi kể lại câu chuyện (2 đ)
 - Kết hợp được yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận khi miêu tả những suy nghĩ sâu sắc, chnâ thực về tình thầy trò. (3 đ)
c. Kết bài: (1 đ)
 - Suy nghĩ về kỉ niệm đáng nhớ đó
* Đề b: 
a. Mở bài: (1đ). 
 - Nêu được thời gian, địa điểm, lí do diễn ra cuộc gặp gỡ (0,5đ) 
 - Quang cảnh chung (0,5 đ)
 b.Thân bài: (7 đ)
 - Kể về diễn biến của cuộc gặp gỡ. (1 đ)
 + Em đã phát biểu những suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ sau đối với thế hệ cha anh đi trước như thế nào? ( nghị luận) (2 đ)
 + Tâm trạng khi chuẩn bị phát biểu ( miêu tả nội tâm ) (2 đ)
 + Tình cảm và cảm xúc sau khi phát biểu ( miêu tả nội tâm ) (2 đ)
c. Kết bài: (1 đ)
 - Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ
 - Trách nhiệm của thế hệ trẻ 
4. Học sinh làm bài.
 Yêu cầu nghiêm túc.
5. Thu bài.
4. Hướng dẫn – dặn dò:
 Chuẩn bị: Tóm tắt văn bản “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang sáng.
 - So sánh tâm trạng của bé Thu trước và sau khi nhận ra anh Sáu là ba. Từ đó bộc lộ tính cách gì của nhân vật. 

Tài liệu đính kèm:

  • doct 69,70.doc