Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 69: Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 69: Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ

HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ 7 CHỮ.

I Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

- Biết làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua hoạt động tập làm thơ bảy chữ.

- Rèn kĩ năng thực hành làm thơ.

II. Tiến trình hoạt động:

 1. Ổn định: 8A / 27 ( vắng: )

 2. Kiểm tra:

 a. Câu hỏi:

 Ở lớp 7 chúng ta đã tập làm thơ mấy chữ? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó.?

 b. Đáp án:

 Nêu được thể thơ lục bát và đặc điểm cơ bản của nó ( 10 đ )

 3. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 69: Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 69: Hđnv Ngày dạy: 13/12/ 08
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ 7 CHỮ.
I Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
- Biết làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần. 
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua hoạt động tập làm thơ bảy chữ.
- Rèn kĩ năng thực hành làm thơ.
II. Tiến trình hoạt động:
 1. Ổn định: 8A / 27 ( vắng:)
 2. Kiểm tra: 
 a. Câu hỏi:
 Ở lớp 7 chúng ta đã tập làm thơ mấy chữ? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó.?
 b. Đáp án:
 Nêu được thể thơ lục bát và đặc điểm cơ bản của nó ( 10 đ )
 3. Bài mới:	
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Gv
Hs
Gv
*Hoạt động 1: Nhận diện luật thơ
1. Khái niệm và phạm vi luyện tập
- Muốn làm một bài thơ 7 chữ chúng ta phải xác định được các yếu tố nào?
* Cho học sinh thảo luận và trả lời:
+ Xác định được số tiếng.
+ Xác định được số dòng.
+ Xác định được bằng trắc cho từng tiếng trong bài thơ.
+ Xác định được đối, niêm giữa các dòng thơ.
+ Xác định được vần trong bài thơ.
+ Phải xác định được cách ngắt nhịp trong bài thơ.
- Trong thơ thất ngôn yếu tố cơ bản phải là nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh.
Ví dụ: T-B -T hoặc B -T-B.
2. Trong quá trình ôn khái niệm, GV phân tích mẫu qua bài thơ ở bảng phụ.
- Treo bảng phụ có bài thơ Bánh trôi nước
- Hướng dẫn HS từ lí thuyết trên để thực hành phân tích bài thơ cụ thể
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tập làm thơ 7 chữ .
+ Làm tiếp 2 câu thơ của bài thơ Trần Tú Xương còn dang dở .
+ Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng cuội ở cung trăng -> đề đề xoay quanh chuyện thằng cuội .
- Dó vậy, 2 câu thơ sau cũng phải phát triển theo đề tài đó 
- 2 câu tiếp theo phải theo luật sau:
 B B T T B B T
 T T B B T T B
- Có thể điền thêm: nhấn mạnh việc nói dối của thằng cuội, bị người chê cườì
 Đáng cho cái tội quân nói dối 
 Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
+ Làm tiếp 2 câu thơ dang dở cho trọn ven theo ý của mình .
- Luật bằng trắc của 2 câu Sgk:
 B B T T T B B 
 T T B B T T B
 2 câu tiếp theo là:
 T T B B B T T 
 B B T T T B B
- Gọi học sinh trình bày những bài thơ tự sáng tác 
Lưu ý
- Câu 1,2: bằng trắc đối nhau (đối)
- Câu 2,3: bằng trắc giống nhau (niêm)
- Câu 3, 4: bằng trắc đối nhau (đối).
+ Lớp nhận xét – bình giá.
- Đọc cho học sinh nghe hai bài thơ về chủ đề môi trường.
Ví dụ : Rừng chiều
 Rừng chiều rách nát tiếng cưa reo
 Lâm tặc hung hăng đánh trận liều
 Bao cây đổ xuống, chim xao xác
 Thử hỏi ngày mai chúng ở đâu ?
 Buồn thay « dân số » !
 Dân số tăng theo cấp số nhân
 Đất hẹp người đông cứ chật dần
 Giá đừng phong kiến: nam hơn nữ !
 Đâu đến nỗi nào: phải « chen chân ».
 ( giáo viên tự sáng tác/ tháng 11/ 08 )
I. Lý thuyết:
1. Nhận diện luật thơ:
 - Câu thơ 7 chữ
 - Ngắt nhịp có thể là 4/3 hoặc 3/4 nhưng phần nhiều là 4/3
 - Vần có thể là trắc bằng, nhưng phần nhiều là bằng, vị trí gieo vần là tiếng cuối của cầu và 4, có khi cả tiếng cuối câu 1 
 - Luật bằng trắc: theo 2 mô hình 
a. B B T T T B B
 T T B B T T B
 T T B B B T T 
 B B T T T B B 
b. T T B B T T B 
 B B T T T B B 
 B B T T B T B 
 T T B B T BB 
2. Phân tích mẫu:( Bài thơ Bánh trôi nước)
a. - Số tiếng: 7
 - Số dòng: 4 (thất ngôn tứ tuyệt)
b. Bằng trắc:
+ Dòng 1: B -T-B
+ Dòng 2:T-B -T
+ Dòng 3:T-B -T 
+ Dòng 4:B -T-B
c. Đối niêm: ( niêm: dính vào nhau)
+ Bằng đối với trắc
+ Các cặp niêm:
 nổi – nát
 chìm – dầu
 nước - kẻ
d. Nhịp: 4/3; 2/2/3
e. Vần: chân, bằng (on): 1-2-4.
II.Tập làm thơ:
a. Điền câu:
-2 câu cuối nguyên văn của Tú Xương:
Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng cuội 
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng .
b. Có thể điền:
Học trò chuyền tay trang lưu bút
Ai đứng chờ ai mắt ướt nhoè. 
c. Học sinh đọc bài thơ 4 câu bảy chữ về môi trường của mình đã làm ở nhà 
4. Củng cố: Đặc điểm của thơ bảy chữ ?
5. Hướng dẫn – dặn dò:
 a. Bài học:
 - Tiếp tục làm bài tập thực hành làm thơ 7 chữ theo chủ đề môi trường và một số chủ đề khác.
 - Tìm những đoạn thơ hay và tiếp tục viết lời bình.
b. Chuẩn bị:
 - Lập bảng hệ thống toàn bộ kiến thức đã học của ba phân môn của HKI.
 + Nắm nội dung, kiến thức cơ bản
 + Hình thành lại dàn ý cùa các đề văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm và văn thuyết minh.
****************************
Tiết 70 + 71: Kiểm tra học kì ( Ngày 18 / 12 / 08 )
( Đề của PGD )

Tài liệu đính kèm:

  • doc69.doc