Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 7: Trường từ vựng

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 7: Trường từ vựng

I. Mục tiêu cần đạt

Học sinh:

 - Nắm được khái niệm trường từ vựng, biết xác lập trường từ vựng đơn giản.

 - Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá giúp ích cho việc học văn và làm văn.

- Rèn luyện kĩ năng lập trường từ vựng và sử dụng trường từ vựng trong nói, viết.

II.Chuẩn bị

 - Giáo viên:

 + PTDH: Bảng phụ ghi ví dụ.

 + Nội dung tích hợp: Từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa ( lớp 7), văn bản “ Trong lòng mẹ”

 - Học sinh:

 + Xem lại Cấp độ khái quát nghĩa của từ và so sánh với Trường từ vựng.

 + Bảng nhóm, viết lông.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 7: Trường từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7: Tiếng việt	 Ngày giảng: 21/08/08 
TRƯỜNG TỪ VỰNG
I. Mục tiêu cần đạt
Học sinh:
 - Nắm được khái niệm trường từ vựng, biết xác lập trường từ vựng đơn giản.
 - Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá giúp ích cho việc học văn và làm văn.
- Rèn luyện kĩ năng lập trường từ vựng và sử dụng trường từ vựng trong nói, viết.
II..Chuẩn bị
 - Giáo viên: 
 + PTDH: Bảng phụ ghi ví dụ.
 + Nội dung tích hợp: Từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa ( lớp 7), văn bản “ Trong lòng mẹ”
 - Học sinh: 
 + Xem lại Cấp độ khái quát nghĩa của từ và so sánh với Trường từ vựng.
 + Bảng nhóm, viết lông.
III. .Các bước lên lớp
1. Ổn định: 8a: / 28 (vắng..)
2. Bài cũ: 
 a. Câu hỏi: Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng và nghĩa hẹp? Cho ví dụ.
 b. Đáp án: Nêu đúng khái niệm ( 4 đ), lấy ví dụ đúng, hay ( 6 đ)
3. Bài mới
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm.
- Gọi học sinh đọc đoạn văn.
- Nhận xét các từ in đậm. (Đối tượng là người, động vật hay sự vật?)
- Các từ in đậm có nét chung nào về nghĩa?
(Các từ in đậm có nghĩa chung là chỉ bộ phận của thân thể.)
- Nếu tập hợp các nhóm từ in đậm ấy thành một nhóm từ thì chúng ta có một trường từ vựng.Vậy theo em, trường từ vựng là gì?
(là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa)
* Bài tập nhanh: Cho nhóm từ: Yếu, khoẻ, buồn vuiNếu dùng nhóm trường từ vựng để chỉ người thì trường từ vựng của nhóm từ trên là gì?
(Trạng thái của con người )
+ Lấy ví dụ minh hoạ.
*Hoạt động 2: Lưu ý các khía cạnh khác của trường từ vựng.
+ Đọc ví dụ ( Bảng phụ).
-Trường từ vựng mắt có thể bao gồm những trường từ vựng nhỏ nào? Cho ví dụ.
-Trong một trường từ vựng có thể tập hợp những từ có từ loại khác nhau không? Tại sao?
-Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau không? Cho ví dụ?
+ Ví dụ: 
 Trường tính cách( hiền, ác)
 Lành Trường tính chất sự vật (nguyên, vỡ, rách)
 Trường tính chất món ăn (bổ dưỡng, độc)
+ Đọc ví dụ trích từ văn bản “Lão Hạc” của Nam cao.
-Tác dụng của cách chuyển trường từ vựng trong thơ văn và trong cuộc sống hằng ngày? 
( Tăng sức gợi cảm )
- Câu hỏi dành cho học sinh khá - giỏi: Trường từ vựng và cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ khác nhau ở điểm nào? 
( Định hướng: Trường từ vựng là một tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa, trong đó các từ có thể khác nhau về từ loại, còn Cấp độ khái quát nghĩa của từ có quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, trong đó các từ phải cùng loại)
I. Thế nào là trường từ vựng:
 1. Ví dụ:
 2. Ghi nhớ: (Sgk)
II. Các khía cạnh của từ vựng:
- Thường có hai bậc từ vựng: lớn – nhỏ.
- Các từ trong một trường từ vựng có thể khác nhau về từ loại. 
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
- Cách chuyển trường từ vựng có tác dụng tăng sức gợi cảm.
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. 
+ Đọc thầm văn bản Trong lòng mẹ, tìm từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” và đứng tại chỗ trả lời.
+ Nhận xét – bổ sung.
- Ở bài tập 2: đặt tên trường từ vựng cho dãy từ cho sẵn.
 + Gọi 3 học sinh lên bảng làm 
( mỗi em 2 trường )
- Nhận xét – cho điểm.
- Gọi Hs đọc đoạn văn, trả lời nhanh bài 3.
+ Xác định yêu cầu của bài 4.
- Cho học sinh kẻ ô và xếp bảng lấy điểm nhanh.
- Gợi ý: Các từ lưới, lạnh, phòng thủ đều thuộc từ nhiều nghĩa, căn cứ các nghĩa của từ để xác định mỗi từ có thể thuộc những trường từ vựng nào đó.
+ Thảo luận theo bàn – trình bày.
- Nhận xét – sửa chữa.
+ Đọc đoạn thơ trong bài tập 6.
- Cần xem các từ in đậm thường dùng trong lĩnh vực nào? Ở đoạn thơ nói về lĩnh vực nào?
+ Nghiên cứu – trình bày.
III. Luyện tập:
Bài 1/23
Người ruột thịt: Tôi, thầy tôi, mẹ tôi, cô tôi, anh em tôi.
Bài 2/23: Đặt tên cho trường từ vựng:
a.Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản 
b. Dụng cụ để đựng.
c. Hoạt động của chân
d.Trạng thái tâm lý.	
e.Tính cách.
f. Dụng cụ để viết.
Bài 3/23
 Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm: thuộc trường từ vựng chỉ thái độ của con người.
Bài 4/23
Khứu giác
Thính giác
Mũi
Thính
Điếc
Thơm
Tai 
Nghe
Điếc
Rõ
Bài 5/23: Mẫu:
a. Lưới: 
 -Trường dụng cụ đánh bắt thuỷ sản: lưới, nơm, câu, vó.
 -Trường đồ dùng các chiến sĩ lưới chắn B40, võng, tăng, bạt.
 -Trường các hoạt động săn bắn của con người: lưới, bẫy, bắn
Bài 6/ 23: Tác giả đã chuyển những từ in đậm từ trờng quân sự sang trường nông nghiệp.
4. Củng cố: trường từ vựng là gì? Nêu các khía cạnh của trường từ vựng?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng trưởng từ vựng. 
- Chuẩn bị bài: Bố cục của văn bản.
**************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT7.doc