NHỚ RỪNG
- Thế Lữ-
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Hiểu được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối, tâm trạng bi phẫn của nhân vật trữ tình - con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ tám chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Máy chiếu với hình ảnh con hổ trong vườn bách thú và nơi rừng già
+ Tuyển tập thơ mới
- Học sinh: Tập đọc diễn cảm – phân tích.
Bài 18 Nhớ rừng Ông đồ Câu nghi vấn Tiết 73 + 74: Văn bản Ngày giảng: 30/12/08 NHỚ RỪNG - Thế Lữ- I. Mục tiêu cần đạt: Học sinh: - Hiểu được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối, tâm trạng bi phẫn của nhân vật trữ tình - con hổ bị nhốt trong vườn bách thú. - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ tám chữ vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng. II.Chuẩn bị: - Giáo viên: + Máy chiếu với hình ảnh con hổ trong vườn bách thú và nơi rừng già + Tuyển tập thơ mới - Học sinh: Tập đọc diễn cảm – phân tích. III.Tiến trình hoạt động: 1. Ổn định: 8a: / 27 (vắng.) 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu về phong trào thơ mới. Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. - Bài thơ Nhớ rừng được viết theo thể thơ 8 chữ, gieo vần liền. Đây là thể thơ vừa mới xuất hiện và được sử dụng khá rộng rãi trong thơ mới. - Thế Lữ là tác giả tiêu biểu cho phong trào thơ mới chặng ban đầu. Tên là Nguyễn Thứ Lễ, ông sáng tác rất nhiều thể loại. - Giới thiệu chân dung nhà thơ. + Tóm tắt bằng những nét chính. * Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản. - Đọc mẫu một lần. - Hướng dẫn học sinh cách đọc. - Cho học sinh đọc phần chú thích trong SGK. - Chú ý các từ Hán Việt trong Sgk đã dẫn. - Cho biết bố cục bài thơ, nêu nội dung bài thơ? (bài thơ được chia 5 đoạn, chia làm 3 ý) * Hướng dẫn HS phân tích. + Đọc 8 câu đầu. - Câu đầu tiên có từ ngữ nào đáng chú ý?Vì sao? - Thử thay từ gậm từ khối bằng các từ khác, so sánh ý nghĩa biểu đạt của chúng? (Gậm: dùng miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút, chậm chạp, kiên trì. Động từ diễn tả hành động bứt phá chủ yếu sự gậm nhấm đầy uất ức và bất lực của chính bản thân con hổ khi bị mất tự do) -Vì sao con hổ lại căm hờn đến thế? Tư thế nằm dài..qua nói lên tình thế gì của hổ? - Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì? Em có nhận xét gì về tâm trạng con hổ trong khổ thơ đầu? - Cảnh vườn bách thú “ tầm thường, giả dối” và tù túng dưới con mắt của con hổ gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống đương thời? + Tự bộc lộ. (giảng thêm tâm sự con hổ là tâm sự của người dân mất nước) - Cho học sinh đọc đoạn 2. - Cho học sinh xem một số tranh minh hoạ. + Nhận xét hình ảnh hổ. - Cảnh rừng núi ngày xưa hiện lên trong nỗi nhớ của con hổ như thế nào? - Con hổ xuất hiện được miêu tả cụ thể ra sao? + Đọc tiếp đoạn 3 - Có ý kiến cho rằng đoạn thơ: Ta đợi chết.còn đâu? Như bộ tranh tứ bình, ý kiến của em? Cho học sinh thảo luận - Cho học sinh đọc đoạn 4-5 - Trở về thực tại, cảnh vật ở đoạn thơ có gì giống và khác so với cảnh vật ở đầu bài thơ? - Thật ra cái mà con hổ căm ghét nhất là gì? Vì sao? - Đoạn cuối mở đầu và kết thúc đều bằng hai câu biểu cảm nói lên điều gì? (Khi đã buồn thực tế thì quay về mơ xưa) * Hoạt động 3,4: Hướng dẫn tổng kết – luyện tập. - Em nêu khái quát nghệ thuật của bài thơ? + Khái quát kiến thức cơ bản ( ghi nhớ Sgk / tr.7 ) - Cho học sinh đọc lại bài thơ. I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh ra đời: In trong tập Mấy vần thơ (1943) - Đại ý: Sgk. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Đọc và tìm hiểu chú thích: 2. Thể loại. 3. Bố cục: 4. Phân tích a.Cảnh con hổ trong vườn bách thú: -Bị nhốt trong cũi sắt. - Làm trò - nằm dài - Khinh thường xung quanh. -> Giọng thơ u uất, nghệ thuật nhân hoá, từ ngữ chọn lọc. =>Tâm trạng uất hận, ngao ngán trước thực tại. b. Nhớ tiếc quá khứ. Bóng cả, cây già, gió gào ngàn, hét núi, lá gai cỏ sắc, thảo hoa -> Tính từ, danh từ phong phú. => Cảnh núi rừng hùng vĩ. -Hình ảnh con hổ: Ta bước chân lênđường hoàng. Lượn tấm thân nhịp nhàng đã quắc..im hơi -> Động từ, tính từ. =>Sự oai phong, lẫm liệt của chúa sơn lâm. -Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu? -> Câu cảm thán, câu hỏi tu từ =>Nỗi uất hận. c. Cảnh vườn bách thú và lời nhắn nhủ của con hổ: - Hoa chăm, cỏ xén - Dải nước đen => Sự khao khát tự do của con hổ. III.Tổng kết * Ghi nhớ: Sgk/ tr. 7 IV.Luyện tập 4. Củng cố: Tổ chức cho Hs chơi trò chơi ô chữ ( Bảng phụ ) 5. Hướng dẫn - dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ. - Soạn bài Ông đồ. Phân tích 2 cảnh đối lập ( xưa – nay ) + Phân tích giá trị của các từ “già”, “xưa” , “cũ” + Sưu tầm các câu đối xưa ( ông đồ thường viết ) + Tại sao trong dịp tết đến xuân về cha ông ta thường nhắc tới câu: “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu tràng, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Tài liệu đính kèm: