Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 75: Ông đồ

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 75: Ông đồ

ÔNG ĐỒ

 - Vũ Đình Liên -

I. Mục tiêu cần đạt

 Học sinh:

 - Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ cũa nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét văn hoá cổ truyền. Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ

 - Biết trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc.

 - Rèn kĩ năng đọc điễn cảm, phân tích thơ 5 chữ.

II. Chuẩn bị

Máy chiếu và một số hình ảnh về ông đồ, câu đối

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 786Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 75: Ông đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 75: Văn bản 	 Ngày giảng: 03/01/09 
ÔNG ĐỒ
 	 - Vũ Đình Liên -
I. Mục tiêu cần đạt 
 Học sinh: 
 - Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ cũa nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét văn hoá cổ truyền. Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ 
 - Biết trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc.
 - Rèn kĩ năng đọc điễn cảm, phân tích thơ 5 chữ.
II. Chuẩn bị 
Máy chiếu và một số hình ảnh về ông đồ, câu đối
III. Tiến trình lên lớp 
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra:
 3. Bài mới:
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
 Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phầm?
+ Giới thiệu tóm tắt.
- Gới thiệu chân dung và bổ sung thêm: Ông là một trong những nhà thơ mới lãng mạn đầu tiên ở nước ta, nhà giáo, nhà nghiên cứu, dịch thuật học. Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất của ông.
Hoạt động 2:Tìm hiểu văn bản.
- Đọc mẫu một lần.
- Hướng dẫn học sinh cách đọc.
+ Đọc phần chú thích khó.
- Cho biết bố cục bài thơ, nêu nội dung bài thơ
(bài thơ được chia 3 đoạn, chia làm 3 ý
- Danh từ ông đồ được giải thích như thế nào? 
- Theo em, đâu là phương thức biểu đạt của văn bản này? 
+ Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự 
- Bài thơ có mấy ý? Nêu nội dung từng ý?
 + Chia bố cục: 3 phần
 + Đọc khổ 1 
- Ý chính của khổ thơ này là gì?( Giới thiệu ông đồ )
- Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời điểm mỗi năm hoa đào nở có ý nghĩa như thế nào ? 
- Hình ảnh ông đồ viết chữ để bán trong những ngày tết, ngày xuân ở phố phường Hà Nội trước đây - những năm 30 của thế kỷ XX được nhà thơ tái hiện như thế nào? 
(đó là hình ảnh đông vui náo nhiệt của phố phường. Hình ảnh ấy đã trở nên thân quen như là không thể thiếu trong đời sống người Hà Nội mỗi dịp tết cổ truyền. Ông viết chữ viết câu đối là cung cấp một thứ hàng mà mỗi gia đình cần sắm cho ngày tết: 
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ;
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
+ Ông đồ có mặt giữa mùa đẹp vui, hạnh phúc của mọi người.
- Sự lặp lại của thời gian và con người, với hành động có ý nghĩa gì? 
- Một cảnh như thế nào được gợi lên từ khổ thơ thứ nhất?
+ Theo dõi khổ thơ thứ 2 
- Ý chính của khổ thơ này là gì? ( ông đồ viết chữ )
- Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua những chi tiết nào? 
 - Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? sử dụng nghệ thuật đó có tác dụng gì?
( So sánh , nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng, bay bổng, sinh động và cao quí )
- Nét chữ ấy đã tạo cho ông đồ một địa vị ntn trong mắt người đời ? ( quý trọng và mến mộ)
- Hai khổ thơ vừa phân tích cho ta thấy ông đồ từng có một cuộc sống như thế nào?( hạnh phúc) 
- Đằng sau những lời thơ tái hiện hình ảnh ông đồ, em đọc được cảm xúc nào của người viết lời thơ này? 
+ Đọc khổ 3,4
- Ý chính của 2 khổ thơ này là gì? Những lời thơ nào buồn nhất? 
( Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu )
- Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ này và nêu tác dụng? 
- Hình dung của em về ông đồ từ lời thơ: ông đồ vẫn ngồi đấy, qua đường không ai hay?
- Một cảnh tượng như thế nào được gợi lên từ lời thơ: Lá vàng rơi trên giấy; ngoài giời mưa bụi ba?
- Lá vàng rơi là dấu hiệu cuối thu. Mưa bụi bay là dấu hiệu mùa động. Như vậy ông đồ đã kiên trì ngồi đợi viết chữ qua mấy mùa. Hình ảnh ông đồ ngồi đấy gợi cho em cảm nghị gì? 
+ Bình: Hai câu thơ “Lá vàng rơi..bụi bay” là 2 câu thơ tả cảnh ngụ tình, tả nỗi lòng nhân vật qua cảnh vật. Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ, buồn bã; đây lại là rơi trên giấy để viết câu đối của ông đồ. Mưa bụi là mưa lất phất, mưa nhè nhẹ nhưng ảm đạm buồn bã cùng buồn tủi với ông đồ, nhớ 2 câu thơ của Đỗ Phủ:
“Thanh minh thời tiết vũ phân phân,
Lộ thượng hành nhân đục đoạn hôn”
+ Đọc khổ thơ cuối 
- Có gì giống và khác nhau qua 2 chi tiết hoa đào và ông đồ ở khổ thơ này so với khổ thơ đầu? 
- Sự giống nhau và khác nhau đó có ý nghĩa gì?
- Theo em, có cảm xúc nào ẩn chứa sau cái nhìn của tác giả? ( xót thương)
- Bằng những câu cuối cùng của bài ông đồ, tác giả đã gieo vào lòng người đọc tình cảm nào? 
+ Thương tiếc những giá trị tình thần tốt đẹp bị tàn tạ, lãng quên 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết – luyện tập
- Khái quát giá trị nghệ thuật của bài thơ?
- Từ bài thơ ông đồ, em đồng cảm với nỗi lòng nào của nhà thơ Vũ Đình Liên?
 I. Giới thiệu chung:
 1. Tác giả:
 2. Tác phẩm: 
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc - chú thích:
2. Phân tích
 a. Ông đồ thời đắc ý:
 Ông đồ xuất hiện tuần hoàn theo vòng xoay của thời gian trong không khí rộn ràng đông vui. 
 Hoa tay thảo
phượng múa, rồng bay
 Bao nhiêu  khen tài
-> So sách, từ gợi tả
=> Thái độ trân trọng, ngợi khen của mọi người
b. Hình ảnh ông đồ thời tàn.
 đào lại nở
Lá váng rơi trên giấy
Mực đọng trong nghiên sầu
-> Điệp từ, câu hỏi tu từ nhân hoá
 => Hình ảnh ông đồ trở nên lạc lõng, trơ trọi, tội nghiệp. 
c. Tấm lòng tác giả:
- > Hình ảnh đối lập.
=> Ông đồ vĩnh viễn đi vào quá khứ - Nỗi bâng khuâng, thương tiếc, ngậm ngùi.
III. Tổng kết
 * Ghi nhớ: Sgk
IV. Luyện tập
4. Củng cố: Cho học sinh chơi trò chơi ô chữ ( máy chiếu )
5. Hướng dẫn - dặn dò:
- Học thuộc, tập đọc điễn cảm bài thơ, chọn khổ thơ hay nhất và viết lời bình.
- Soạn bài “ Câu nghi vấn” tìm hiểu hình thức và chức năng của câu nghi vấn trong các ví dụ ở ( Sgk )
- Mỗi nhóm chuẩn bị một viết lông.

Tài liệu đính kèm:

  • doc75m.doc