Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 77: Quê hương

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 77: Quê hương

QUÊ HƯƠNG

(Tế Hanh)

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.

-Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thơ tám chữ, phân tích các hình ảnh so sánh đặc sắc.

II.Chuẩn bị:

 - Giáo viên:

 Máy chiếu với hình ảnh đánh cá, chân dung Tế Hanh

 - Học sinh: Tập đọc diễn cảm – phân tích.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 77: Quê hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 19
Câu nghi vấn
Quê hương
Khi con tu hú
Thuyết minh một phương pháp - cách làm
Tiết 77: Văn bản 	 Ngày giảng: 30/12/08 
QUÊ HƯƠNG
(Tế Hanh)
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
-Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thơ tám chữ, phân tích các hình ảnh so sánh đặc sắc.
II.Chuẩn bị:
 - Giáo viên: 
 Máy chiếu với hình ảnh đánh cá, chân dung Tế Hanh
 - Học sinh: Tập đọc diễn cảm – phân tích.
III.Tiến trình hoạt động:
 1. Ổn định: 8a: / 27 (vắng.) 
 2. Kiểm tra: 
 Đọc thuộc lòng bài thơ Nhớ rừng. Phân tích tâm trạng của con hổ bị nhốt trong vườn bách thú?
 3.Bài mới: Giới thiệu vào bài 
-Hoạt động 1:
- Giáo viên đọc mẫu một lần.
- Hướng dẫn học sinh cách đọc.
- Cho học sinh đọc phần chú thích trong SGK.
- Cho biết bố cục bài thơ, nêu nội dung bài thơ
(2 câu đầu: giới thiệu chung về làng tôi; 6 câu tiếp: cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá; 8 câu tiếp: cảnh thuyền cá trở về bến; khổ cuối là phần kết nỗi nhớ làng khôn nguôi của tác giả .)
+ Đọc 8 câu đầu.
- Nhà thơ đã giới thiệu chung về làng quê của mình như thế nào? 
(Lời giới thiệu chung rất tự nhiên, mộc mạc, giản dị, nêu rõ: nghề nghiệp, vị trí, đi nửa ngày sông thì ra đến biển)
- Nhà thơ tả cảnh thuyền cùng trai tráng của làng ra khơi đánh cá như thế nào? 
- Có những hình ảnh nào làm em chú ý hơn cả? Vì sao?
- So sánh được sử dụng để miêu tả con thuyền có tác dụng như thế nào? Các tính từ, động từ nào được lưu ý?
(So sánh con thuyền như con tuấn mã(ngựa hay, ngựa quý) cùng với hàng loạt tính từ, động từ làm toát lên vẻ đẹp hùng tráng bất ngờ- phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, bức tranh lao động đầy sức sống)
- So sánh cánh buồm giương to như mảnh hồn làng hay và ấn tượng như thế nào? Cho học sinh thảo luận.
(Hình ảnh cánh buồm no gió ra khơi được so sánh với mảnh hồn làng toát lên vẻ đẹp lãng mạn. Từ đó hình ảnh cánh buồm căng gió quen thuộc bỗng trở nên thiêng liêng vừa thơ mộng vừa hùng tráng. Và hình như nó là biểu tượng của linh hồn làng chài. So sánh giữa cái cụ thể và cái trừu tượng không làm cho đối tượng cụ thể hơn nhưng nó gợi vẻ đẹp lớn lao bay bổng hơn)
+ Đọc 8 câu tiếp theo.
- Không khí bến cá khi thuyền đánh cá từ biển trở về được tái hiện như thế nào? 
- Vì sao câu thơ thứ 3 của đoạn thơ lại được đặt trong dấu ngoặc kép?
(Câu thơ thứ ba của đoạn được đặt trong ngoặc kép là để trích nguyên lời cảm tạ trời yên biển lặng cho dân chài được bình yên trở về an toàn, cho chuyến ra khơi thắng lợi)
- Hình ảnh dân chài và con thuyền ở đây được tác giả miêu tả như thế nào? Câu thơ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm có điều gì vô lý?
- Hình ảnh con thuyền câu thơ cuối gợi cho em cảm nghĩ gì? Có khiến em nhớ tới câu thơ nào của Nguyễn Trãi?
+ Đọc khổ cuối.
- Nhớ làng người thanh niên nhớ những gì?
- Tại sao tác giả lại nhớ cái mùi nồng mặn của quê mình?
(những hình ảnh thân thương của quê hương: màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi..Đó là màu xanh của rong rêu, của cá lưới, thuyền đó là mồ hôi của người lao động đây chính là hương vị của quê hương)
- Nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
(Phương thức biểu đạt là biểu cảm-)
+ Đọc ghi nhớ Sgk/18
- Sưu tầm một số câu thơ đoạn thơ, câu thơ nói về tình cảm quê hương mà em yêu thích nhất.
I.Giới thiệu chung:
1/Tác giả:SGK
2/Tác phẩm: SGK
II. Đọc hiểu văn bản:
1)Đọc và chú thích:
2)Phân tích
 a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
Làng tôi..ngày sông
Khi trời trong  vượt trường giang
àhình ảnh so sánh, động từ mạnh
-Cánh buồm thâu góp gió.
àSo sánh, nhân hoá, bút pháp lãng mạn
=>Cảnh thiên nhiên tươi sáng, hình ảnh bức tranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sức sống.
2.2.Tám câu tiếp theo:
-Ngày hôm sau
“Nhờ ơn trời đầy ghe”
-Những con cá 
 thở vị xa xăm.
 -Chiếc thuyền im..
Nghe chất muối.. thớ vỏ
à Hình ảnh nhân hoá, Hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn.
=> Con thuyền như một sinh thể vừa mệt mỏi nhưng cũng vừa có vẻ thảnh thơi, hài lòng, mãn nguyện.
2.3.Khổ cuối
Nay xa cách lòng tôi
Tôi thấy nhớ cái mùi 
=>Đó là mùi vị của quê hương.
III. Tổng kết
 * Ghi nhớ: Sgk /tr. 18
IV. Luyện tập
4. Củng cố: Đọc diễn cảm bài thơ
5. Hướng dẫn – dặn dò:
 a. Bài học:
 - Chọn một khổ thơ trong bài em cho là hay nhất và viết lời bình.
 b. Chuẩn bị: Bài Khi con tu hú.Phân tích:
 + Cảnh mùa hè?
 + Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng?
 + So sánh tiếng chim ở câu đầu & câu cuối bài thơ.
*******************************

Tài liệu đính kèm:

  • doc77.doc