Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 82: Những đứa trẻ (hướng dẫn đọc thêm)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 82: Những đứa trẻ (hướng dẫn đọc thêm)

NHỮNG ĐỨA TRẺ ( Hướng dẫn đọc thêm)

(Trích : thời thơ ấu)

 - M. Gorki -

 I. Mục đích yêu cầu:

 - Biết rung cảm với những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và nghệ thuật kể chuyện của M. Gorki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.

 - Giáo dục ý thức biết đồng cảm với những trẻ em mồ côi, sống htiếu tình yêu thương của những người thân.

 - Rèn kĩ năng cảm thụ những văn bản tự sự và học tập cách viết văn tự sự ngôi kể số 1.

 II. Chuẩn bị:

 III. Tiến trình hoạt động:

 1. Ổn định: 9a /36 (vắng )

 2. Kiểm tra: Tóm tắt văn bản “ Cố hương” của Lỗ Tấn. Nêu ý nghĩa của hình ảnh con đường cuối tá phẩm?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 82: Những đứa trẻ (hướng dẫn đọc thêm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 82:	Văn bản	 Ngày dạy: 9/01/08 NHỮNG ĐỨA TRẺ ( Hướng dẫn đọc thêm)
(Trích : thời thơ ấu)
 - M. Gorki -
 I. Mục đích yêu cầu: 
 - Biết rung cảm với những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và nghệ thuật kể chuyện của M. Gorki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
 - Giáo dục ý thức biết đồng cảm với những trẻ em mồ côi, sống htiếu tình yêu thương của những người thân.
 - Rèn kĩ năng cảm thụ những văn bản tự sự và học tập cách viết văn tự sự ngôi kể số 1.
 II. Chuẩn bị: 
 III. Tiến trình hoạt động:
 1. Ổn định: 9a /36 (vắng) 
 2. Kiểm tra: Tóm tắt văn bản “ Cố hương” của Lỗ Tấn. Nêu ý nghĩa của hình ảnh con đường cuối tá phẩm?
 3. Bài mới:
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
 Hs
Gv
Hs
Gv
HsGv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Hãy tóm tắt vài nét về M.Go-rơ-ki?
- Em hiểu gì về xuất xứ đoạn trích và tác phẩm tự truyện của M.Go-rơ-ki?
- Em hiểu thế nào là tiểu thuyết tự truyện?
+ Nêu khái quát.
* Hoạt động 2:Hướng dẫn đọc – tìm hiểu tác phẩm.
- Tóm tắt phần trước (sgk văn 8 cũ)
- Hướng dẫn cách đọc: chú ý ngôn từ từng nhân vật qua các lời thoại, giải thích các chú thích.
- Nêu bố cục của văn bản?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích.
 + Tóm tắt đoạn trích (văn bản)
- Em hiểu gì về hoàn cảnh những đứa trẻ?
- Tìm ra điểm giống nhau và khác nhau trong hoàn cảnh xuất hiện của chúng?
- Quan hệ giữa hai gia đình như thế nào? Tại sao bọn trẻ lại chơi thân với nhau?
- Qua đó em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học?
+ Liên hệ: Cố hương của Lỗ Tấn.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn phân tích những quan sát của A - li - ô – sa.
+ Đọc đoạn “Sầm mặt lại  những chú ngỗng ngoan ngoãn”
- Hãy tìm những đoạn văn. câu văn thể hiện sự quan sát tinh tế của A-li-ô-sa khi nhìn nhận về những đứa trẻ?
+ Tìm câu, đoạn tiêu biểu.
- Tại sao nhà văn lại so sánh bọn trẻ với những chú gà con? Đàn gà mất mẹ chúng sợ điều gì nhất?
- Hãy nhận xét sự so sánh độc đáo đó?
- Qua đó A-li-ô-sa thể hiện tình cảm gì đối với những người bạn?
- Sự so sánh chính xác khiến người ta liên tưởng đến lũ gà con mất mẹ co rúm, sợ hãi khi thấy diều hâu (bọn trẻ – gì ghẻ)
- Bọn trẻ đang chơi, say sưa kể chuyện, bỗng ai xuất hiện? A-li-ô-sa thấy được điều gì khi thấy ông đại tá? 
+ Tìm chi tiết. 
* Hoạt động 5: Hướng dẫn phân tích những yếu tố nghệ thuật.
- Truyện đời thường và truyện cổ tích lồng vào nhau như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người bà và những người mẹ trong văn bản này?
- Khi bọn trẻ nói rằng: mẹ chúng đã chết và sống với gì A-li-ô-sa liên tưởng đến điều gì?Có phải đó là hù doạ bạn không?
+ Không phải hù doạ mà lo lắng.
- Vì sao bọn trẻ phải sống với gì ghẻ? Chúng nhắc đến mẹ thật thì trong tâm trạng như thế nào?
- Nghĩ ngợi, khuôn mặt sầm lại.
- Lúc đó A-li-ô-sa đã lạc ngay vào thế giới cổ tích Điều đó có ý nghĩa gì?
- Trong suy nghĩ của chúng ai là người tốt nhất? Điều đó thể hiện qua câu văn nào?
- Tại sao thằng anh lớn hay nói, kẻ về ngày trứơc, ngày trước kia, có lúc ?
+ Sự hoài niệm về quá khứ .
- Vì sao trong truyện A-li-ô-sa (Nhà văn) không nhắc đến bọn trẻ nhà đại tá? Nhận xét về ngôi kể? Tác dụng?
+ Câu chuyện thêm khái quát đậm đà màu sắc cổ tích.
* Hoạt động 6: Hướng dẫn tổng kết.
+ Đọc ghi nhớ.
I. Giới thiệu chung:
 1. Tác giả:
 2. Tác phẩm:
II. Đọc –hiểu văn bản:
 1. Tóm tắt:
 2. Bố cục: 3 phần.
 3. Phân tích:
 a. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương:
- Quen nhau tình cờ -> chơi thân với nhau vì cảnh ngộ giống nhau.
 =>Tình bạn trong sáng, hồn nhiên.
 b. Những quan sát và nhận xét tinh tế cả A-li-ô-sa:
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết “Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con”
 -> So sánh chính xác.
 => Cảm thông với nỗi bất hạnh của các bạn.
- Đại tá xuất hiện:
“Chúng lặng lẽ nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn”
 -> So sánh chính xác.
 => Cảm thông với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn.
c. Chuyện đời thường và vườn cổ tích:
 ->Yếu tố cổ tích, truyện giàu chất thơ 
 => Nhớ nhung, hoài niệm những ngày sôùng tươi đẹp và mong ước hạnh phúc, yêu thương.
I. Tổng kết:
 * Ghi nhớ: (sgk)
 4. Củng cố: Em có suy nghĩ gì về tình bạn trong cuộc sống?
 5. Hướng dẫn – dặn dị.
 a. Bài tập:
 - Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về “những đứa trẻ”
 - Sưu tầm và đọc thêm những chương khác của “ Thời thơ ấu”
 b. Chuẩn bị: Sưu tầm những bài thơ tám chữ, tập sáng tác một bài thơ tám chữ về đề tài môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • doct 82.doc