Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 85: Ngắm trăng đi đường

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 85: Ngắm trăng đi đường

NGẮM TRĂNG

ĐI ĐƯỜNG

 - Hồ Chí Minh -

I.Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Cảm nhận tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, người vẫn mở hồn ra tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài đời. Cảm nhận sâu sắc ý nghĩa tư tưởng của bài thơ từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng. Thấy được nghệ thuật đặc sắc của hai bài thơ.

 - Giáo dục lòng kính yêu Bác với tinh thần lạc quan, ý chí Cách mạng kiên cường.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và cách phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt.

 II. Chuẩn bị:Dự kiến tích hợp với bài Tức cảnh Pác bó

III.Các bước lên lớp:

 1. Ổn định: 8A / 25 (vắng )

2. Kiểm tra:

 a. Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ: Tức cành Pác Bó. Nêu những hiểu biết của em về hoàn cảnh khi Bác sáng tác bài thơ này.

 b. Gợi ý:

 - Đọc thuộc, diễn cảm ( 5đ ), Nêu được hoàn cảnh sống và làm việc của Bác ớ Pác Pó ( 5đ ).

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 85: Ngắm trăng đi đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 85: Văn bản 	 	 Ngày giảng: 07/02/09 
NGẮM TRĂNG
ĐI ĐƯỜNG 
 - Hồ Chí Minh -
I.Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh: 
 - Cảm nhận tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, người vẫn mở hồn ra tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài đời. Cảm nhận sâu sắc ý nghĩa tư tưởng của bài thơ từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng. Thấy được nghệ thuật đặc sắc của hai bài thơ.
 - Giáo dục lòng kính yêu Bác với tinh thần lạc quan, ý chí Cách mạng kiên cường.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và cách phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt.
 II. Chuẩn bị:Dự kiến tích hợp với bài Tức cảnh Pác bó
III.Các bước lên lớp:
 1. Ổn định: 8A / 25 (vắng)
2. Kiểm tra: 
 a. Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ: Tức cành Pác Bó. Nêu những hiểu biết của em về hoàn cảnh khi Bác sáng tác bài thơ này.
 b. Gợi ý:
 - Đọc thuộc, diễn cảm ( 5đ ), Nêu được hoàn cảnh sống và làm việc của Bác ớ Pác Pó ( 5đ ).
3.Bài mới: Giới thiệu vào bài
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
* Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm
-Em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
+ Trình bày những hiểu biết cơ bản về tác giả và tập nhật ký trong tù. Các em khác nhận xét bổ sung (nếu cần thiết )
- Giới thiệu thêm về tập Nhật kí trong tù.
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – tìm hiểu văn bản.
- Cho học sinh tìm hiểu bài thơ ngắm trăng
+ Thể thơ: thơ tứ tuyệt đường luật.
+ Bố cục: 4 phần: khai(mở ra), thừa (nâng cao, triển khai ý câu khai, chuyển (chuyển ý), hợp (tổng hợp)
- Đọc bài thơ và hướng dẫn các em đọc chính xác ba bản. Học sinh đọc cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Hướng dẫn học sinh so sánh bản chữ Hán và bản dịch thơ 
- Chủ yếu để học sinh hiểu đúng, sát câu thơ nguyên tác, tránh ngộ nhận.
+ Câu 2 dịch chưa sát, bỏ mất lời tự hỏi: Nại nhược hà?(Biết làm thế nà?)
+ Hai câu sau: Dịch làm mất cấu trúc đăng đối làm giảm mất sức truyền cảm của câu thơ.
- Đọc hai câu đầu và cho biết Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
(Trong tù không rượu cũng không hoa ) 
-Vì sao Bác lại đề cập đến: Rượu và hoa ?
-Theo các em có phải Bác đưa ra những thiếu thốn, tù túng ấy để mà kể lễ, thở than hay cố ý phê phán nhà tù không? vậy ý của Bác là gì?
-> Câu đầu đã giới thiệu hoàn cảnh thưởng thức cảnh thiên nhiên và nhân vật trữ tình người tù. Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh rất đặc biệt: Mất tự do, thiếu điều kiện để ngắm trăng.
-Trăng, hoa, rượu là nhưng thú vui thanh cao của các thi nhân xưa. 
-Ba yếu tố rượu, trăng, hoa thiếu mất hai thế Bác có cạn nguồn cảm hứng thưởng ngoạn đi không? Vì sao?
+ Chỉ có thể hiểu rằng, trước cảnh đêm trăng quá đẹp Hồ Chí Minh bỗng khát khao được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc vì không có rượu và hoa.
- Cảnh ngắm trăng của người tù diễn ra như thế nào?Đọc tiếp hai câu thơ cuối... nhận xét nghệ thuật được sử dụng?
+ Hai câu thơ 3,4 đối ý với nhau làm nổi bật tình cảm song phương giữa người và trăng. Cả hai cùng chủ động tìm đến với nhau
- Cách nhân hoá và đối ý ở hai câu cuối có tác dụng như thế nào đối với nội dung ý nghĩa của câu thơ?
- Đọc bài thơ “Ngắm trăng” ta cảm nhận được bản chất, tâm hồn nghệ sĩ của Bác và qua đó ta cũng thấy chất thép tuyệt vời của người tù vĩ đại nữa. Theo em, ta có thể căn cứ vào đâu để khẳng định chất thép này?
* Bài thơ là một minh chứng sinh động cho hai câu thơ Hồ Chí Minh viết ngoài bìa tập “Nhật kí trong tù” “Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao”
- Cho học sinh thảo luận:
+ Chỉ là một bài tứ tuyệt, giản dị nhưng “Ngắm trăng” cho thấy vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn vừa rất nghệ sĩ, vừa có bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ vĩ đại.
=>Bài thơ cũng cho thấy rõ nét, đặc sắc trong phong cách thơ trữ tình Hồ Chí Minh, vừa có màu sắc cổ điển (thể hiện đề tài vong nguyệt và những thi liệu cổ: rượu, hoa, trăng)vừa mang tinh thần thời đại, (một hồn thơ lạc quan luôn hướng về phía ánh sáng, toát lên tinh thần thép) vừa giản dị, hồn nhiên vừa hàm súc. 
- Tổng kết ý nghĩa tư tưởng về giá trị nghệ thuật, chuyển ý.
Bài 2: 
+ Đọc thầm lại bài thơ em hiểu gì về tâm tư tình cảm của Bác
- Hướng dẫn cả phiên âm chữ Hán lẫn dịch nghĩa và dịch thơ.
- Bài thơ được sáng tác theo thể loại nào?
+ Đọc, nhận xét.
+ Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
- Câu đầu,vấn đề được mở ra ở đây là gì?Câu thơ được rút ra từ thực tế? Ý nghĩa của câu thơ là gì?
+ Đi đường mới biết gian lao -> Sự suy ngẫm thấm thía rút ra từ thực tế biết bao cuộc “Đi đường” chuyển lao đầy khổ ải của chính Bác Hồ.
* Câu thơ đơn sơ, có sức khai quát rộng lớn, vượt khỏi chuyện đi đường cụ thể.
- Nếu câu đầu đã mở ra vấn đề nói về nỗi gian truân của người đi đường thì câu thứ hai là nâng cao, làm phát triển làm sáng tỏ ý của câu đầu. Đi đường gian lao như thế nào? - Em hiểu “núi cao...trập trùng” nghĩa là thế nào?Nghệ thuật? Tác dụng?
+ Núi cao rồi lại núi cao trập trùng 
+ Điệp ngữ->tác dụng làm nổi bật hình ảnh thơ, những dãy núi tiếp nhau không dứt.=>Gian lao tiếp gian lao, khó khăn chồng chất khó khăn; gian lao, khó khăn dường như là bất tận.
- Đứng trước gian lao chồng chất ấy, tâm trạng, tinh thần người đi đường như thế nào?
- Câu3 trong bài thơ đường thường có vị trí quan trọng và ý câu thơ này thường vút lên, làm chuyển cả bài. Vậy câu thơ này có ý nghĩa như thế nào?
+ Nhận xét tư thế của người đi đường khi đã lên đến đỉnh núi cao chót vót của dãy núi trùng điệp ấy thể hiện qua câu kết 
->Thấp thoáng hình ảnh con người vươn tới đỉnh cao thắng lợi sau gian nan thử thách, với tư thế làm chủ thế giới
- Đọc lại bài thơ Đi đường theo em bài thơ này có mấy lớp nghĩa? Hãy phân tích. (Thảo luận)
- Qua một việc bình thường đơn giản nhưng bài thơ đã thể hiện tính chất giáo dục rất sâu sắc. Em hiểu thế nào về ý nghĩa sâu sắc của bài thơ? 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- Khái quát điểm chung của hai bài thơ?
+ Khái quát phần ghi nhớ.
I. Giới thiệuchung:
1. Tác giả: (Sgk) 
 2. Tác phẩm:
 -Trích trong “Nhật Kí Trong Tù”
 - Sáng tác 8 -1942.
 -Thể thơ:thất ngôn tứ tuyệt.
 II. Đọc –tìm hiểu văn bản:
1. Bài: Ngắm trăng.
 * Hai câu đầu:
 -Tâm hồn rung động mãnh liệt của người tù trước cảnh trăng đẹp.
 * Hai câu cuối:
-> Nhân hoá, đối ý 
=> Sự giao hoà, gắn bó giữa người và trăng, hai người bạn tri âm, tri kỉ.
=>Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, 
bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ - nghệ sĩ .
 2. Bài: Đi đường
 * Hai câu đầu:
 -> Điệp từ 
 => Nỗi gian lao, khó khăn chồng chất của người đi đường.
 * Câu 3:
 - Kiên trì lên đến tận cùng đỉnh cao nhất.
 * Câu 4:
 - Con người vươn tới đỉnh cao thắng lợi, làm chủ thế giới.
III. Tổng kết:
 * Ghi nhớ ( Sgk)
Củng cố: Đọc diễn cảm hai bài thơ.
Hướng dẫn – dặn dò:
 a. Bài học: Học thuộc lòng hai bài thơ cả phiên âm lẫn bản dịch.
 Sưu tầm và chép lại những bài thơ có viết về trăng của Bác Hồ (không kể những bài có trong Sgk)
 b. Chuẩn bị: Soạn bài “Câu cảm thán”. Phân tích VD/43, rút ra đặc điểm hình thức và chức năngLàm bài tập 1 + 2/45.

Tài liệu đính kèm:

  • docT85.doc