Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 90: Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 90: Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I

I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh.

 - Ôn lại các kiến thức, kĩ năng bộ môn trong học kì I.

 - Thấy được những ưu điểm và hạn chế của mình trong việc nắm kiến thức và kĩ năng.

 - Biết sửa chữa những sai sót cần thiết.

 - Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức, cách diễn đạt.

II. Chuẩn bị: Bài thi, điểm

III. Tiến trình lên lớp:

 1.Ổn định: 9a: /36( vắng )

 2. Kiểm tra: vở soạn của học sinh yếu.

 3. Trả bài:

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 883Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 90: Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 90: 	 Ngày dạy 09 /12/ 08
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I
I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh.
 - Ôn lại các kiến thức, kĩ năng bộ môn trong học kì I.
 - Thấy được những ưu điểm và hạn chế của mình trong việc nắm kiến thức và kĩ năng.
 - Biết sửa chữa những sai sót cần thiết.
 - Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức, cách diễn đạt.
II. Chuẩn bị: Bài thi, điểm
III. Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định: 9a: /36( vắng) 
 2. Kiểm tra: vở soạn của học sinh yếu.
 3. Trả bài:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn xác định yêu cầu của đề.
* Hoạt động 2: Nhắc lại đáp án, biểu điểm.
 ( Ở phần hướng dẫn chấm bài của Sở GD &ĐT )
* Hoạt động 3: Nhận xét ưu – nhược điểm chính của học sinh.
- Nêu những ưu điểm chính cuả học sinh về cách trình bày kiến thức, kĩ năng diễn đạt
- Đọc một số bài làm để cả lớp nhận diện những điều đạt được qua.
- Chỉ ra những nhược điểm chính về kiến thức, kĩ năng, lỗi chính tả...
- Một số bài còn mắc nhiều nhược điểm (Chiến, Trâm )
Câu 1: 
a. Nhiều em nhầm lẫn sang các cách phát triển nghĩa của từ, chưa lấy được ví dụ minh hoạ.
b. Đa số các em nêu được phương thức ẩn dụ nhưng nêu giá trị còn chung chung
Câu 2: 
- Nêu được giá trị biểu tượng của vầng trăng: tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, nghĩa tìnhvà sự bao dung, độ lượng của nó khiến con người phải “Giật mình”, tự vấn lương tâm
Câu 3: 
- Một số làm bài đúng bố cục ba phần và nêu được kỉ niệm đáng nhớ về thầy cô nhưng đưa yếu tố miêu tả, nghị luận vào bài còn vụng
- Nhiều em chỉ tập trung kể nên ý văn khô khan, thiếu sinh động.
* Đề ra: (Đề của Sở)
 I. Xác định yêu cầu của đề. 
 II. Đáp án – biểu điểm
III. Nhận xét.
 1. Về nội dung kiến thức: 
Nắm được kiến thức cơ bản.
2. Kĩ năng làm bài:
 Kĩ năng phân tích giá trị nghệ thuật và cảm nhận còn yếu.
 3. Về hình thức trình bày
Nhiều em còn cẩu thả 
IV. Trả bài - sửa lỗi.
- Gv: Nên ra một số lỗi cơ bản nhất của học sinh (Bảng phụ)
- Hs: Tiến hành sửa bài đối chiếu với yêu cầu của đáp án.
Nội dung lỗi 
Nguyên nhân lỗi
Sửa
Câu, đoạn mẫu
Câu 1:
Ví dụ: Phương thức chuyển nghĩa theo lối ẩn dụ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
- Nhầm lẫn giữa biện pháp tu từ từ vựng với phương thức chuyển nghĩa của từ.
- Từ “mặt trời” ở câu 2 là một biện pháp tu từ, nó không phải là hình thức chuyển nghĩa.
Câu thơ:
- “Áo anh rách vai,
Quần tôi có vài mảnh vá”
- Trà atiso rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Câu 3:
Đến hôm nay dù xa thầy đã thật lâu rồi nhưng tôi không thể quên người thầy dạy mình lớp 1. Thầy là cha của tôi, đã là cha thì không thể không thương con, tình cảm ấy thật đáng cảm kích.
- Cách dùng một số từ chưa hay.
- Diễn đạt chưa được mạch lạc.
 Đến nay, dù đã nhiều năm xa cách nhưng tôi không thể quên hình ảnh người thầy dạy mình hồi lớp 1. Thầy giống như người cha của tôi, luôn dành cho tôi tình yêu thương sâu sắc, chỉ bảo cho tôi tận tình trong học tập
 Có bài thơ đã nhắc nhở mọi người rằng: “Hãy thuỷ chung, ân tình với quá khứ”. Tôi cũng tự nhủ với lòng mình như vậy. Có lẽ suốt cuộc đời này tôi không thể quên thầy - một người thầy tận tuỵ, hết lòng vì học sinh. Thầy giúp tôi hiểu được thế nào là cho và nhận, thế nào là sống vì người khác
* Thống kê kết quả:
Lớp
ss
o
1
2
3
4
Dưới 5
5
6
7
8
9
10
Từ 5 -10
9a
36
4. Củng cố: Qua tiết trả bài em rút ra cho bản thân mình những kinh nghiệm gì?
5. Hướng dẫn – dặn dò:
 - Chuẩn bị sách, vở cho HKII.
 - Nghiên cứu các ví dụ ở phần “ Khởi ngữ” và cho biết vị trí, chức năng của khởi ngữ trong câu?; mỗi nhóm 1 viết lông.
- Chuẩn bị vở rèn chữ: Chiến, Bắc, Nhật, Xuân Đức, Lưu
***************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 90.doc