Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết thứ 91 đến tiết 100

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết thứ 91 đến tiết 100

Tiết 91 - Văn bản

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 ( Chu Quang Tiềm )

 I/ Mục tiêu:

 1. Kiến thức: - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong bài văn nghị luận.

 3. Thái độ: Có ý thức tích hợp với phần tiếng Việt ở bài Khởi ngữ và phần tập làm văn ở bài Phép phân tích và tổng hợp, với thực tế cuộc sống ở chuyên mục Mỗi ngày một cuốn sách.

 II/ Chuẩn bị của GV và HS:

GV: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, bảng phụ.

HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK.

 

doc 21 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết thứ 91 đến tiết 100", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ngày soạn:9/1/2009 ngày dạy:91 :
 92:
Học kỳ II - Tuần 20
Tiết 91 - Văn bản 
Bàn về đọc sách
 ( Chu Quang Tiềm )
 I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức: - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong bài văn nghị luận.
 3. Thái độ: Có ý thức tích hợp với phần tiếng Việt ở bài Khởi ngữ và phần tập làm văn ở bài Phép phân tích và tổng hợp, với thực tế cuộc sống ở chuyên mục Mỗi ngày một cuốn sách...
 II/ Chuẩn bị của GV và HS: 
GV: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, bảng phụ.
HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
 III/ Tiến trình bài
1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vỡ soạn của hs.
2. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
GV: Gọi HS đọc phần chú thích *SGK
GV: Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Chu Quang Tiềm? 
GV: Qua việc đọc và soạn bài em nhận biết điều gì về bài viết này?
HĐ2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
GV: Hư;ớng dẫn h/s cách đọc văn bản -> đọc mẫu một đoạn -> gọi h/s đọc tiếp đến hết.
GV: nhận xét 
GV: Hướng dẫn h/s tìm hiểu các chú thích trong sgk.
* Lưu ý đây là tác phẩm dịch cần chú ý tới nội dung, cách viết giàu hình ảnh, sinh động, dí dỏm không quá sa đà vào phân tích ngôn từ.
HĐ3: Tìm hiểu văn bản
GV: Hãy nêu bố cục của văn bản?
HS: Bố cục gồm ba phần
Phần 1: Từ đầu- > phát hiện thế giới mới: Tầm 
quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
Phần 2: Tiếp -> Tự tiêu hao lực lượng : Những khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
Phần 3: Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách, cách đọc thế nào cho có hiệu quả.
HS: Đọc phần 1
GV: Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào ?
HS: - Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi và tích luỹ...
- Sách là những cột mốc trên con đường tiến hoá, học thuật của nhân loại.
- Là kho tàng quý báu của di sản tinh thần...loài người thu lượm, suy ngẫm mấy ngàn năm nay.
GV: Qua lời bàn của tác giả em thấy việc đọc sách có ý nghĩa như thế nào?
HS: Thảo luận trả lời.
GV: Nhận xét -> Kết luận trên bảng phụ.
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Chu Quang Tiềm (1897 - 1986)
là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Bài viết là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công, suy nghĩ, những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau.
II/ Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc:
2. Chú thích:
III/ Tìm hiểu văn bản
- Bố cục: Ba phần
1, Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
* Tầm quan trọng của sách
- Ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ...Là cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật.
- Là kho tàng quý báu của di sản tinh thần.
* ý nghĩa của việc đọc sách
- Là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
- Đọc sách là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn đi phát hiện thế giới mới. Không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đã qua. 
 3, Củng cố: 
 - Đọc sách có tầm quan trọng và ý nghĩa gì?
 - GV hệ thống nội dung bài.
 4, Hướng dẫn học ở nhà: 
 - Đọc lại toàn bộ văn bản.
 - Soạn tiếp phần còn lại của bài, giờ sau học tiếp.
 ............................................................................................
 ngày soạn:9/1/2009 ngày dạy:91:
 92:
 Tiết 92:
Bàn về đọc sách
( Tiếp)
 I/ Mục tiêu
 ( Đã nêu ở tiết 91 )
 II/ Chuẩn bị của GV và HS
 - GV: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo.
 - HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
 III/ Tiến trình bài dạy
 1, Kiểm tra bài cũ: 
 - Sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì ?
 2, Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ3: Tìm hiểu văn bản
GV: hệ thống lại phần 1.
GV: Đọc sách có dễ không?
HS: Trong tình hình hiện nay sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ.
GV: Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc?
HS: Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối " ăn tươi nuốt sống ", không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian sức lực.
GV: Theo em ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào?
HS: Thảo luận trả lời.
GV: Nhận xét -> Kết luận và phân tích cho h/s nắm được cách lựa chọn sách đọc bằng các dẫn chứng sgk.
GV: Em thường đọc loại sách nào?, Đọc như thế nào?
HS: Loại sách thường thức, loại sách gần với chuyên môn của mình.
GV: Tác giả bàn về việc kết hợp đọc sách chuyên sâu và đọc sách thường thức như thế nào ?
HS: "Trên đời không có học vấn nào cô lập, tách rời các học vấn khác ". Đọc tài liệu chuyên sâu, cũng không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức, loại sách gần gũi kế cận với chuyên môn của mình. Vì thế không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn.
GV: Em có nhận xét gì về lời bình của tác giả? 
HS: Chứng tỏ kinh nghiệm, sự từng trải của một học giả lớn.
HS: Đọc phần 3.
GV: Việc lựa chọn sách để đọc là một điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách. Cùng với vấn đề này, ông còn bàn cụ thể về cách đọc. ở đây có hai ý kiến để mọi người suy ngẫm, học tập.
 ? Đó là những ý kiến nào?
HS: Thảo luận trả lời.
GV: Nhận xét
GV: Nội dung các lời bàn và cách trình bày của tác giả như thế nào?
HS: Nội dung, cách trình bày thấu tình, đạt lí.
- Các ý kiến đưa ra thật xác đáng. Có tư cách một học giả có uy tín, từng trải, nghiên cứu, tích luỹ, nghiền ngẫm lâu dài.
- Trình bày, phân tích cụ thể, bằng giọng trò chuyện, tâm tình thân ái, chia sẻ kinh nghiệm 
GV: Bố cục bài viết có kết cấu như thế nào? Các ý kiến đưa ra được dẫn dắt ra sao ? 
GV: Đặc biệt bài văn nghị luận này có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao bởi yếu tố nào ?
HĐ4: Tổng kết
GV: Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài?
GV: Gọi h/s đọc ghi nhớ (SGK- T.7 )
GV: Nhấn mạnh ý chính của phần ghi nhớ.
HĐ5: Luyện tập
GV: Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài " Bàn về đọc sách ".
GV: Khuyến khích h/s có ý kiến, suy nghĩ có tính thiết thực gắn với từng cá nhân.
=> Kết hợp cách luyện nói, luyện cách phát biểu cảm nghĩ cho h/s.
I/ Tác giả, tác phẩm
II/ Đọc và tìm hiểu chú thích
III/ Tìm hiểu văn bản
1, Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
2, Cách lựa chọn sách khi đọc
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
- Dễ khiến người ta lạc hướng.
- Cách lựa chọn sách:
+ Không tham đọc nhiều mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ.
+ đọc kỹ các quyển sách thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.
3, Phương pháp đọc sách
 - Không nên đọc lướt qua, phải vừa đọc, vừa suy nghĩ.
- không nên đọc tràn lan mà đọc có kế hoạch, có hệ thống.
4, Tính thuyết phục, tính hấp dẫn của văn bản
- Nội dung các lời bàn, cách trình bày của tác giả vừa đạt lý, vừa thấu tình.
- Bố cục bài chặt chẽ, các ý kiến được dẫn dắt tự nhiên.
- Bài nghị luận có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao bởi cách viết giàu hình ảnh.
IV/ Tổng kết
- Nội dung
- Nghệ thuật
* Ghi nhớ ( SGK- T.7 )
V/ Luyện tập
 ( h/s tự nêu ý kiến ).
 3, Củng cố: 
 	 - Bài viết nêu lên mấy luận điểm?
 	 - Tại sao văn bản lại có tính thuyết phục, tính hấp dẫn với người đọc ?
 4, Hướng dẫn học ở nhà:
 	 - Học bài cũ.
 	 - Chuẩn bị bài : Khởi ngữ.
 - Soạn bài”tiếng nói của văn nghệ”
Ngày soạn:9/1/2009 ngày dạy:91:
 92:
Tiết :93
Khởi ngữ
I/ Mục tiêu :
 1. Kiến thức: - Nhận biết được khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
 - nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu lên đề tài của câu chứa nó.
 - Biết đặt những câu có khởi ngữ.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận diện khởi ngữ và nhận diện khởi ngữ trong nói, viết.
 3. Thái độ: Có ý thức học tập bộ môn.
 II/ Chuẩn bị của GV và HS
 - GV: SGK, SGV, bảng phụ.
 - HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi sgk.
 III/ Tiến trình bài dạy
 1, Kiểm tra bài cũ: 
 2, Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ. 
HS: Đọc ví dụ trên bảng phụ.
GV: Nêu yêu cầu của ví dụ? 
GV: Xác định chủ ngữ trong những câu chứa từ in đậm ? 
HS: - ở(a) chủ ngữ trong câu cuối là từ "anh" thứ hai không phải là từ "anh" được in đậm.
 - ở (b) chủ ngữ là từ " tôi ".
 - ở (c) chủ ngữ kà từ " chúng ta "
GV: Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ ? 
Về vị trí ?
GV: Vậy những từ in đậm nêu lên điều gì được nói đến trong câu ?
HS: Từ in đậm nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
GV: Trước các từ in đậm trên, có ( hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào ?
HS: - ở câu (a) đối với (anh) anh không....
 - ở câu (b) về ( giàu) tôi cũng giàu rồi.
 - ở câu (c) về ( các thể văn....)
GV: Qua phân tích các ví dụ trên em hiểu khởi ngữ là gì ? 
HS: Trả lời.
HS: Đọc ghi nhớ (SGK- T8)
GV: Chốt lại ý chính.
HĐ2: Luyện tập
HS: Đọc bài tập 1.
 - xác định yêu cầu của bài tập.
GV: Tìm khởi ngữ trong đoạn trích?
HS: Thảo luận nhóm -> đại diện nhóm trả lời 
-> nhận xét.
GV:Treo bảng phụ ( ghi đáp án ).
GV: Gọi h/s đọc bài tập 2 sgk.
 - Xác định yêu cầu của bài tập.
GV: Treo bảng phụ ( ghi hai câu trong bài tập)
? Viết lại hai câu bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ ?
HS: Thảo luận nhóm -> lên bảng làm bài tập 
->h/s khác nhận xét.
GV: Nhận xét -> sửa sai nếu có.
I/ Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- ở (a) chủ ngữ là từ "anh" thứ hai
( không in đậm ).
- ở (b) chủ ngữ là từ "tôi ".
- ở (c) chủ ngữ là từ" chúng ta ".
- Về vị trí: đứng trước chủ ngữ
- Về quan hệ với vị ngữ : không có quan hệ chủ - vị với vị ngữ.
* Ghi nhớ: (SGK- T8).
II/ Luyện tập 
Bài tập 1:
* Các khởi ngữ:
a. Điều này
b. Đối với chúng mình
c. Một mình
d. Làm khí tượng
e. Đối với cháu
Bài tập 2: 
* Chuyển:
a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm
b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải 
 3, Củng cố: 
- Khởi ngữ là gì ?
- GV: Hệ thống toàn bộ nội dung bài.
 4, Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài cũ.
- Làm tiếp bài tập 2.
- Đặt 5 câu trong đó có khởi ngữ.
- Chuẩn bị bài: Phép phân tích và tổng hợp
-Các thành phần biệt lập
ngày soạn:9/1/2009 ngày dạy:91 :
 92:
Tiết 94
Phép phân tích và tổng hợp
 I/ Mục tiêu
 1. Kiến thức: Hiểu biết và vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích và tổng hợp trong khi nói, viết.
 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
 II/ Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK, SGV, bảng phụ.
- HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
 III/ Tiến trình bài dạy
 1, Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 2, Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn h/s tìm hiểu phép phân tích và tổng hợp. 
GV: Yêu cầu h/s đọc văn  ...  bài:”chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”
 ........................................................................................ 
ngày soạn: 19/1/2009 ngày dạy:91:
 92:
Tiết 98
Các thành phần biệt lập
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: - Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán
 - Nắm được công dụng của các thành phần đó trong câu.
 2. Kĩ năng: đặt câu có thành phần cảm thán, thành phàn tình thái.
 3. Thái độ: sử dụng các thành phần trên hợp lí trong nói và viết.
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: SGK, SGV, bảng phụ( ghi các ví dụ)
	- HS: đọc và tìm hiểu bài
III. Tiến trình bài dạy
	1. Kiểm tra bài cũ : Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ?
	2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Giới thiệu khái quát về các thành phần chính và các thành phần biệt lập của câu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hình thành khái niệm về thành phần tình thái 
 GV treo bảng phụ ghi ví dụ
 HS đọc ví dụ
GV: Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
HS: Chắc, có lẽ là nhận định của người nói với sự việc nêu ở trong câu. Chắc thể hiện độ tin cậy cao hơn có lẽ.
GV: Nếu không có các từ ngữ in đậm nói trên thì sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?
HS: Nếu không có các từ ngữ in đậm nói trên thì sự việc của câu chứa chúng không có gì thay đổi. Vì các từ in đậm không trực tiếp nói lên sự việc mà được dùng để nêu lên thái độ của người nói -> không nằm trong cấu trúc cú pháp.
GV: Các thành phần như thế gọi là thành phần biệt lập tình thái. 
- Vậy thành phần biệt lập tình thái là gì?
 HS: trả lời -> nhận xét
HĐ2. Hình thành khái niệm về thành phần cảm thán
 GV: treo bảng phụ
 HS : đọc ví dụ
GV: Các từ ngữ trong câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
HS: Các từ ngữ in đậm không chỉ sự vật hay sự việc.
GV: Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu Trời ơi ?
HS: Nhờ phần câu tiếp sau các tiếng đó.
GV: Vậy các từ ngữ in đậm dùng để làm gì?
HS: Giúp người nói giãi bày nỗi lòng mình. GV: đó là thành phần cảm thán.
GV: Thành phần cảm thán là gì?
 HS: trả lời- nhận xét.
 HS: đọc ghi nhớ
HĐ3. Luyện tập 
 HS: đọc yêu cầu bài tập 1
 HS :đọc các câu trong a,b,c,d.
GV: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong các câu?
 HS : đọc yêu cầu bài tập 2.
GV: Sắp xếp các từ theo trình tự tăng dần độ tin cậy.
HS: trình bày
GV: Nhận xét
 HS: viết đoạn văn theo yêu cầu
 HS: trình bày 
GV: Nhận xét 
+ Cách sử dụng các thành phần tình thái, cảm thán.
+ Nội dung đoạn văn.
I. Các thành phần tình thái
* Ví dụ
- Chắc: thể hiện độ tin cậy cao
- Có lẽ: thể hiện độ tin cậy thấp
 -> Các từ ngữ này không trực tiếp nói lên sự việc mà được dùng để nêu lên thái độ của người nói-> không nằm trong cấu trúc cú pháp.
=> Thành phần tình thái
II. Thành phần cảm thán
* Ví dụ
- ồ, Trời ơi: không chỉ sự vật hay sự việc
-> giúp người nói giãi bày lòng mình.
=> Thành phần cảm thán
* Ghi nhớ( SGK)
III. Luyện tập
Bài tập 1 ( T.19)
- Thành phần tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ
- Thành phần cảm thán: Chao ôi
Bài tập 2 (T.19) 
dường như, hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn
Bài tập 4(T. 19)
* Viết đoạn văn
3. Củng cố 
	- Công dụng của các thành phần tình thái, cảm thán.
4. Hướng dẫn học ở nhà 
- Học bài . - nắm rõ công dụng của các thành phần tình thái, cảm thán.
	- Làm bài tập 3(T.19)
- Chuẩn bị bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
......................................................................................................
ngày soạn: 19/1/2009 ngày dạy:91:
 92: 
Tiết 99
Nghị luận
về một sự việc, hiện tượng trong đời sống
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: hiểu một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống.
	 - Biết nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống hàng ngày: một vụ cãi lộn, đánh nhau, đụng xe dọc đường.
 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng nghị luận về một sự việc, hiện tượngtrong đời sống hàng ngày.
 3. Thái độ: vận dụng kiến thức để nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
	- HS: Đọc và tìm hiểu theo nội dung SGK.
III. Tiến trình bài dạy
	1. Kiểm tra bài cũ: Cách làm bài văn nghị luận?
	2. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Vai trò của nghị luận trong đời sống -> Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống . 
HS: đọc văn bản
GV: Văn bản có mấy đoạn?
HS: 3 đoạn
GV: Nêu ý chính của mỗi đoạn?
HS: Đoạn 1: Lề mề là một bệnh khá phổ biến
 Đoạn 2: Những biểu hiện của bệnh lề mề
 Đoạn 3: Lời khuyên của người viết về giải pháp khắc phục.
GV: Văn bản bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống?
HS: Hiện tượng lề mề.
HV: Tác giả nêu rõ biểu hiện của hiện tượng đó?
HS: Sai hẹn, đi chậm giờ, không coi trọng thời gian,giờ giấc.
GV: Cách trình bày hiện tượng trong văn bản có nêu được vấn đề của hiện tượng lề mề không?
HS: Đó là do một số người thiếu tự trọng, chưa tôn trọng người khác.
GV: Nguyên nhân hiện tượng đó là do đâu?
HS: Coi thường việc chung, thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác.
GV: Tác hại của lề mề?
HS: Làm phiền mọi người, làm mất thì giờ...
GV: Tác giả đã phân tích tác hại của lề mề như thế nào?
HS: Gây hại cho tập thể: đi họp muộn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, gây hại cho những người đến đúng giờ.
GV: Phần cuối, tác giả đưa ra vấn đề gì?
HS: Giải pháp để khắc phục.
GV: Em có nhận xét gì về bố cục của bài viết?
HS: Mạch lạc, chặt chẽ.
GV: Qua tìm hiểu đoạn văn, em hiểu thế nào là nghị luận về một sự việc trong đời sống?
=> Ghi nhớ
 HS : đọc ghi nhớ
HĐ2. Luyện tập 
HS : đọc bài tập 1
HS: thảo luận-> nêu các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của bạn trong nhà trường, ngoài xã hội. Sự việc nào đáng để viết một bài nghị luận, sự việc nào thì không nên viết.
 - Đại diện các nhóm trình bày.
GV: Nhận xét 
HS : viết đoạn văn nghị luận về một trong các vấn đề đã nêu ở trên.
HS: trình bày
GV: Nhận xét
I. Tìm hiểu bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
* Mở đầu: nêu hiện tượng
* Phần tiếp theo: Phân tích hiện tượng
- Nguyên nhân : Coi thường việc chung, thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác.
- Tác hại : Làm phiền mọi người làm mất thì giờ...
* Phần cuối: Giải pháp để khắc phục hiện tượng đã nêu 
* Ghi nhớ ( SGK)
II. Luyện tập
* Sự việc, hiện tượng tốt
- Tấm gương vượt khó
- Tinh thần đoàn kết, tương trợ
- Sống tự trọng
3. Củng cố 
	- Nghị luận một sự việc, hiện tượng trong đời sống là gì?
	- Yêu cầu về hình thức của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống?
4. Hướng dẫn học ở nhà 
	- Học bài cũ
	- Làm bài tập 2(T.21)
	- Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng 
 trong đời sống.
 ............................................................................................
 ngày soạn: 19/1/2009 ngày dạy:91:
 92:
Tiết: 100
Cách làm bài nghị luận 
về một sự việc, hiện tượng đời sống
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Giúp HS biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, kĩ năng lập dàn bài cho đề văn nghị luận 
 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học để làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: Các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài giảng.
 sgk,sgv,bảng phụ ghi đề bài.
- HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình bài dạy
Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? Các yêu cầu về nội dung, hình thức của bài nghị luận này là gì?
 2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu các đề bài 
HS: Đọc các đề bài trong SGK
HS: Thảo luận: các đề trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra những điểm giống nhau đó?
HS: Trình bày
GV: Nhận xét, bổ sung
GV: Bên cạnh điểm giống nhau, em thấy đề có điểm gì khác nhau?
HS: Có sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương: có sự việc, hiện tượng không tốt cần lưu ý, phê phán, nhắc nhở.
GV: Mỗi HS tự nghĩ ra một số đề tương tự
HS: Đọc đề -> nhận xét
HĐ2: Tìm hiểu cách làm bài 
HS: Đọc đề bài trong SGK
GV: Đề thuộc loại gì?
HS: Đề ca ngợi, biểu dương những việc làm tốt.
GV: Đề nêu sự việc, hiện tượng gì?
HS: Nghĩa ra đồng giúp mẹ; thụ phấn cho bắp; nuôi gà, heo; làm tời kéo nước.
GV: Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người như thế nào?
HS: Nghĩa là người thương yêu mẹ, giúp đỡ mẹ; biết kết hợp học và hành; biết sáng tạo.
GV: Vì sao thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh lại phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
 Những việc làm của Nghĩa có khó không?
GV: Nếu mọi HS đều làm được như Nghĩa thì đời sống sẽ như thế nào? 
HS: Trình bày bố cục của bài
GV: Hướng dẫn HS viết bài: tập viết từng phần.
HS : Đọc bài viết -> Sửa lỗi
GV: Qua phần tìm hiểu trên, em hãy cho biết muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ta phải làm gì?
GV: Trình bày dàn ý chung của bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống?
GV: khái quát -> HS đọc ghi nhớ
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập 
GV: Hướng dẫn HS tìm ý bằng cách trả lời câu hỏi sau:
+ Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền có gì đặc biệt?
+ Tinh thần ham học và chủ động học tập Hiền thế nào?
+ ý thức tự trọng của Nguyễn Hiền như thế nào?
+ Em có thể học tập Hiền ở những điểm nào?
HS: Lập dàn bài -> Trình bày
GV: Nhận xét, đưa dàn bài chung cho HS đối chiếu.
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
* Đề bài: SGK (T.22)
* Điểm giống nhau của đề
- Là đề văn nghị luận xã hội
- Đề gồm có hai phần
 + Phần nội dung: nêu sự việc, hiện tượng
 + Phần mệnh lệnh: “nêu suy nghĩ của mình”, “nêu nhận xét suy nghĩ của mình”, “nêu ý kiến”, “bày tỏ thái độ”
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
* Đề bài: SGK
1. Tìm hiểu đề
- Đề ca ngợi, biểu dương những việc làm tốt của Nghĩa.
- Sự việc: Nghĩa ra đồng giúp mẹ; thụ phấn cho bắp; nuôi gà, heo; làm tời kéo nước.
=> Nghĩa là người thương yêu mẹ, giúp đỡ mẹ; biết kết hợp học và hành; biết sáng tạo.
2. Lập dàn bài (SGK- T.23)
3. Viết bài
4. Đọc lại bài viết và sửa lỗi
* Ghi nhớ: SGK (T.24)
III. Luyện tập
Lập dàn bài đề 4 ở mục I
a. Mở bài: 
- Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hiền 
- ý nghĩa sơ lược của tấm gương đó
b. Thân bài:
- Phân tích ý nghĩa việc làm của Nguyễn Hiền
- Đánh giá việc làm của Nguyễn Hiền
- Em học tập ở Hiền ở những điểm nào?
c. Kết bài:
- Khái quát lai ý nghĩa của tấm gương Nguyễn Hiền
- Rút ra bài học cho bản thân
3. Củng cố: 
 - Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
4. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm tiếp bài tập luyện tập .
- Đọc trước bài chương trình địa phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 9(45).doc