Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tống Hoàng Linh

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tống Hoàng Linh

Văn học

Phong cách Hồ Chí Minh

 ( Lê Anh Trà )

A . Mục tiêu cần đạt .

- Qua giờ giảng giúp HS thấy được sự kết hợp hài hoà giữa phẩm châtt dân tộc và tinh hoa nhân loại trong tiếp nhận văn hoá giữa cái bình dị và vĩ đại trong nếp sống là những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh .

- Từ đó giúp HS thêm kính yêu Bác tự nguyện noi gương Bác Hồ vĩ đại .

- Rèn kỹ năng đọc , tìm hiểu , phân tích văn bản nhật dụng .

C . Tiến trình tiết dạy .

 1 . ổn định tổ chức lớp .

 2 . Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS .

 3 . Bài mới .

 

doc 212 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tống Hoàng Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :
TS : 
Văn học
Phong cách Hồ Chí Minh
 ( Lê Anh Trà )
A . Mục tiêu cần đạt .
- Qua giờ giảng giúp HS thấy được sự kết hợp hài hoà giữa phẩm châtt dân tộc và tinh hoa nhân loại trong tiếp nhận văn hoá giữa cái bình dị và vĩ đại trong nếp sống là những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh .
- Từ đó giúp HS thêm kính yêu Bác tự nguyện noi gương Bác Hồ vĩ đại . 
- Rèn kỹ năng đọc , tìm hiểu , phân tích văn bản nhật dụng .
C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . ổn định tổ chức lớp .
 2 . Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS .
 3 . Bài mới .
HOẠT ĐỘNG GV - HỌC SINH
NỘI DUNG
BS
( ? ) Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả , tác phẩm ?
( ? ) Nêu cách đọc văn bản trên ?
( ? ) Băn bản trên được viết với mục đính gì ? Phương thức biểu đạt chính là phương thức nào ?
( ? ) Bố cục của văn bản ntn ? Nêu ý chính mỗi phần ?
( ? ) Bác đã tiếp thu văn hoá của nhân loại bằng những con đường nào ?
( ? ) Hiểu biết văn hoá của Bác sâu rộng ntn ?
( ? ) Em hiểu ntn là cuộc đời đầy truân chuyên , uyên thâm văn hoá ?
( ? ) Cách tiếp thu văn hoá của Bác có gì đặc biệt ?
( ? ) Cách tiếp thu văn hoá của Bác như vậy đã cho thấy vẻ đẹp nào trong phong cách Hồ Chí Minh ?
( ? ) Em hiểu những ảnh hưởng quốc tế và cái gốc VH dân tộc ở Bác là ntn ?
( ? ) Em hiểu ntn về sự nhào lặn của 2 nguồn VH quốc tế và dân tộc ở Bác Hồ ?
( ? ) Từ đó em hiểu thêm gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh ?
( ? ) Để làm rõ đặc điểm văn hoá của Bác , tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ? Tác dụng ?
( ? ) Qua đó , em có tình cảm , cảm xúc ntn với Bác ?
( ? ) Tác giả đã thuyết minh P/c sinh hoạt của Bác trên những khía cạnh nào ?
( ? ) Căn nhà Bác ở được miêu tả ntn ?
( ? ) Trang phục của Bác được biểu hiện ntn ?
( ? ) Bữa ăn và tư trang của Bác tác giả thuyết minh ntn ?
( ? ) Em có nhận xét gì về ngôn ngữ và biện pháp NT mà tác giả sử dụng trong đoạn văn này ( ? ) Qua cách thuyết minh ấy , vẻ đẹp nào của Bác trong cách sống được làm sáng tỏ ?
( ? ) Trong phần cuối tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào ? Tác giả đã so sánh cách sống của Bác ntn ? Tác dụng ?
( ? ) Tác giả đã bình luận ntn khi thuyết minh p/c sinh hoạt của Bác ? 
( ? ) Em hiểu ntn là cách sống ko tự thần thánh hoá , khác đời , hơn đời ?
( ? ) Theo tác giả cách sống bình dị của Bác là một quan niệm thẩm mỹ về c/s , em hiểu ntn về nhận xét này ?
( ? ) Tại sao t/giả lại khẳng định lối sống của Bác có k/năng đem lại h/phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác ? Từ đó em nhận thức ntn về vẻ đẹp của p/c HCM trong p/c sinh hoạt ?
( ? ) Nêu k/quát ND – NT chính của văn bản ?
I . Giới thiệu chung :
1 . Tác giả : Lê Anh Trà .
2 . Tác phẩm : Trích từ văn bản " Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị " trong tập " Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam "
II . Đọc - hiểu văn bản .
1 . Đọc diễn cảm .
2 . Chú thích ( SGK )
3 . Bố cục :
- Mục đích : Người đọc hiểu và quý trọng vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh .
- Phương thức : Thuyết minh .
- Bố cục : 3 phần 
+ Phần 1 : Từ đầu  rất hiện đại – Quá trình hình thành vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác .
+ Phần 2 : Tiếp hạ tắm ao – Vẻ đẹp trong P/c sinh hoạt của Bác .
+ Phần 3 : Còn lại – Bình luận và khẳng định p/c văn hoá Hồ Chí Minh .
4 . Phân tích .
A . Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác .
- Hoạt động CM đầy gian nan vất vả : Bác đi nhiều nơi , tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông đến phương Tây , ghé nhiều hải cảng các nước á , Phi , Mỹ  sống dài ngày ở Pháp , Anh 
- Hiểu văn hoá nhiều nước á , Phi , Mỹ . Thạo nhiều thứ tiếng : Pháp , Anh , Trung , Nga  làm nhiều nghề khác nhau , học hỏi nghiêm túc , tìm hiểu văn hoá NT đến mức uyên thâm .
- Truân chuyên : gian nan , vất vả .
 Uyên thâm : Tri thức văn hoá đạt đến độ sâu sắc .
- Bác tiếp thu có định hướng , tiếp thu cái hay , cái đẹp , phê phán cái tiêu cực của CNTB .
 + HS thảo luận nhóm :
- Bác là người có nhu cầu về văn hoá , có năng lực văn hoá , ham học hỏi , nghiêm túc trong tiếp cận văn hoá , có quan điểm rõ ràng về văn hoá .
- Bác tiếp thu các giá trị VH của phương Tây , của nhân loại – văn hoá của Bác mang tính nhân loại .
- Bác giữ vững những giá trị VH nước nhà . VH của Bác mang đậm bản sắc dân tộc . Đó là sự đan xen kết hợp hài hoà giữa 2 nguồn VH nhân loại và dân tộc trong tri thức VH Hồ Chí Minh .
- Bác là người biết kế thừa và PT các giá trị VH . Đó là kiểu mẫu của tinh thần tiếp nhận văn hoá ở Bác .
- Phương pháp thuyết minh : so sánh , liệt kê , bình luận - Đảm bảo tính khách quan , khơi gợi cảm xúc tự hào , tin tưởng cho người đọc 
- Tình cảm yêu quý , tự hào , biết ơn 
B . Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác Hồ .
- 4 phương diện : căn nhà Bác ở , trang phục , bữa ăn và tư trang .
- Nhà ở : sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao , phòng tiếp khách , phòng họp BCT làm vịec và ngủ .
- Trang phục : Quần áo bà ba nâu , áo trấn thủ , dép lốp 
- Bữa ăn đạm bạc : cá kho , dưa ghém , rau luộc , cà muối , cháo hoa 
- Tư trang ít ỏi : một chiếc va li con , vài bộ quần áo , vài kỷ niệm của cuộc đời dài .
- Ngôn ngữ giản dị , cách nói dân dã đời thường .
Liệt kê các biểu hiện cụ thể xác thực trong đời sống sinh hoạt của Bác .
- Lối sống bình dị , trong sáng 
C . Y nghĩa trong phong cách Hồ Chí Minh .
- Lời bình luận , so sánh .
So sánh với lãnh tụ của các nước khác , so với các vị hiền triết xưa .
- Nêu bật được sự hài hoà giữa cái vĩ đại và cái bình dị của Bác , thể hiện niềm cảm phục của tác giả 
- Nếp sống giản dị và thanh đạm cho tâm hồn và thể xác .
- Không xem mình nằm ngoài nhân loại như thánh nhân , siêu phàm , ko tự đề cao mình hơn mọi người , ko đặt mình lên mọi sự thông thường ở đời .
 * HS thảo luận nhóm :
+ Quan niệm về cái đẹp : với Bác sống như thế là sống đẹp . Mọi người đều nhận thấy đó là cách sống đẹp .
- Tâm hồn ko phải chịu đựng nhữnh lo toan , vụ lợi Tâm hồn sẽ thanh cao , hạnh phúc , thể xác ko bị bệnh tật .
- Vẻ đẹp vốn có tự nhiên , hồn nhiên gần gũi , ko xa lạ với mọi người , mọi người đều có thể học tập .
5 . Tổng kết :
a . Nội dung :
b . Nghệ thuật :
* Ghi nhớ ( SGK ) 
III . Luyện tập .
1 . Bài tập 1 :
Trong xã hội ngày nay theo em , người có văn hoá là người ntn ?
2 . Hãy kể tên những phong trào học tập đạo đức Hồ Chí Minh .
4 .CỦNG CỐ :
5 . Hướng dẫn về nhà - Học bài , làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Đấu tranh cho một thế giới hoà bình .
╬╬╬╬╬╬╬╬╬╬╬╬╬╬╬╬╬╬╬╬╬╬╬
Tuần 
TS : 
Tiếng Việt
Các Phương châm hội thoại
A . Mục tiêu cần đạt .
- Qua giờ giảng giúp HS nắm được nội dung phương châm hội thoại : p/c Về lượng , p/c về chất .
- Từ đó các em biết vận dụng các p/c này vào giao tiếp và tạo lập văn bản .
C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . ổn định tổ chức lớp .
 2 . Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS .
 3 . Bài mới .
HOẠT ĐỘNG GV - HỌC SINH
NỘI DUNG
BS
( ? ) An và Nam đối thoại với nhau về vấn đề gì ?
( ? ) Em hiểu bơi là một hoạt động ntn ? 
( ? ) Câu trả lời của Ba có đáp ứng được điều mà Nam cần hỏi hay ko ? Vì sao ?
( ? ) Nếu em là Ba em sẽ trả lời Nam ntn ?
( ? ) Qua ví dụ trên , muốn người nghe hiểu thì người nói cần chú ý điều gì ?
( ? ) Vì sao truyện lại gây cười ?
( ? ) Lẽ ra anh lợn cưới và anh áo mới phải hỏi và trả lời ntn để người nghe đủ biết điều cần hỏi và cần trả lời ?
( ? ) Qua câu chuyện trên , ta thấy khi giao tiếp cần phải tuân thủ những yêu cầu gì ? Em rút ra được bài học gì trong giao tiếp hàng ngày ?
( ? ) Truyện cười phê phán thói xấu nào ?
( ? ) Qua đó ta thấy trong giao tiếp nên tránh những điều gì ?
( ? ) Qua hai trường hợp trên em rút ra bài học gì trong giao tiếp ?
 HS làm miệng .
 HS làm nhóm .
 HS lên bảng làm .
I . Phương châm về lượng .
1 . Ví dụ : ( SGK )
* Nhận xét :
- Bơi : là di chuyển trong nước , trên mặt nước bằng cử động của cơ thể .
- không đáp ứng nội dung mà Nam cần biết vì Nam muốn biết địa điểm cụ thể nào đó : bể bơi , ao hồ , sông 
- Khi nói phải nói có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp , ko nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi .
2 . Ví dụ 2 ( SGK )
* Nhận xét :
- Vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói .
+ Hỏi : Có thấy con lợn nào chạy qua đây ko ?
+ Trả lời : Tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả .
- Khi hỏi đáp cần phải chuẩn mực , chú ý ko hỏi thừa và trả lời thừa .
- Khi giao tiếp cần nói có ND – ND của lời hỏi đáp phải đúng với yêu cầu giao tiếp ko thiếu , ko thừa .
3 . Ghi nhớ : ( SGK ) 
 Gọi 2 HS đọc .
II . Phương châm về chất .
1 . Ví dụ : ( SGK ) 
* Nhận xét :
- Thói xấu khoác lác , nói những điều mà chính mình cũng ko tin là có thật .
- Trong giao tiếp ko nên nói những điều mà mình ko có bằng chứng xác thực , ko tin là có thật .
2 . Ví dụ : ( SGK ) 
* Nhận xét :
- Trong giao tiếp ko nên nói những điều mà mình ko có bằng chứng xác thực .
3 . Ghi nhớ ( SGK ) 
III . Luyện tập .	
1 . Bài tập 1 : Thừa các từ :
a . Nuôi gà ở nhà .
b . Có hai cánh .
- Sai về lượng , thêm từ ngữ mà ko thêm nội dung nào .
2 . Bài tập 2 .
Phương châm về chất : Nói nhảm nhí , vu vơ là nói nhăng nói cuội .
3 . Bài tập 3 .
Phương châm về lượng ko được tuân thủ hỏi một điều rất thừa .
4 . Bài tập 4 .
- Ăn đơm nói đặt : vu khống , bịa chuyện cho người khác .
- Ăn ốc nói mò : Nói ko có căn cứ .
- Ăn ko nói có : Vu khống , bịa đặt – P/c về chất .
4 ,CỦNG CỐ :
5 . Hướng dẫn về nhà .
 - Học bài , làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Phần tiếp theo .
☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼
Tuần 
TS : 
Tập làm văn
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
A . Mục tiêu cần đạt .
- Qua giờ giảng giúp HS củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh đã học .
- Tích hợp với văn bản : " Phong cách Hồ Chí Minh " và các p/c hội thoại đã học.
- HS Biết cách sửdụng một số biện pháp NT vào văn bản thuyết minh .
B . Tiến trình tiết dạy .
 1 . ổn định tổ chức lớp .
 2 . Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS .
( ? ) Văn bản " Phong cách Hồ Chí Minh " là văn bản thuyết minh đúng hay sai ? Vì sao ? 
( ? ) Hãy nêu các phương pháp thuyết minh mà em đã học ?
 3 . Bài mới .
HOẠT ĐỘNG GV - HỌC SINH
NỘI DUNG
BS
 Gọi 1 HS đọc 
( ? ) Văn bản trên thuyết minh vấn đề gì ? Vấn đè ấy dễ hay khó thuyết minh ? Vì sao ?
( ? ) Hãy tìm những câu văn tác giả nói lên sự kì lạ của Hạ Long ?
( ? ) Về tri thức văn bản cung cấp cho người nghe có k/q ko ?
( ? ) Văn bản sử dung những p/p thuyết minh nào ?
( ? ) Hãy tìm những câu văn miêu , so sánh , nhân hoá ?
( ? ) Theo em câu văn " trên thế gian này  cho đến cả đá " Sử dụng NT gì ?
( ? ) Muốn cho văn bản t/m hấp dẫn người ta thường sử dụng những biện pháp NT nào ? Tác dụng ?
( ? ) Truyện thuộc loại văn bản gì ? Tại sao ? 
( ? ) Tính chất thuyết minh ấy được thể hiện qua những chi tiết nào ?
( ? ) Tác giả thuyết minh thông qua nhữnh biện pháp NT chủ yếu nào ?
 ( ? ) Tác dụng của biện pháp NT ấy ntn ?
 ... g thư (điện).
-H/S: Những tình huống, VD cụ thể mà em đã dùng thư (điện).
D. Tiến trình bài dạy:
I. Tổ chức(1p)
II. Kiểm tra.(5p) -Cách viết thư (điện) chúc mừng , thăm hỏi?
-Lấy VD cụ thể 1 trường hợp em đã dùng, diễn đạt thành lời văn?
III. Bài mới.
 1. Đặt vấn đề.(1p) Để củng cố kiến thức ở tiết 1 và thực hành cách viết thư (điện) đó là yêu cầu ở tiết 2. 
 2. Triển khai bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 3.
BT1:
+G/V yêu cầu H/S kẻ mẫu bức điện vào vở và điền nội dung.
+Chia lớp thành 3 nhóm để làm BT1.
+Mỗi nhóm cử đại diện trình bày BT1.
BT2:
+G/V yêu cầu H/S nhắc lại các tình huống viết thư (điện) chúc mừng? Thăm hỏi?
+H/s trả lời BT2?
+G/V nêu y/c của BT3
H/S tự xác định tình huống và viết theo mẫu của bưu điện .
III. Luyện tập
Bài tập 1:
Bài tập 2:
a,b (Điện chúc mừng)
d,e (Thư, điện chúc mừng)
c (điện thăm hỏi)
Bài tập 3:
Hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu của bưu điện (ở BT1); với tình huống tự đề xuất.
IV. Củng cố (5p)
Em hãy viết một bức thư (điện) chúc mừng bạn em vừa đạt giải cao trong kì thi HS giỏi vòng tỉnh ở lớp 9.
V. Dặn dò (1p)
-Tập viết thư điện ở các tình huống khác ngoài nội dung đã luyện tập.
- Tiết sau trả bài Ktra Văn.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 	
Tiết 173. TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN. 
A. Mục tiêu:
-H/S nhận được kết quả hai bài KT Văn và Tiếng việt của mình.
Nhận ra những điểm yếu, còn hạn chế ở mỗi bài KT và sửa lỗi.
-Giáo dục ý thức thái độ học tập.
B. Phương pháp.
 - Trả bài.
C.Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; Các số liệu của bài kiểm tra để phân tích..
-H/S: Các yêu cầu của bài kiểm tra Văn.
D. Tiến trình bài dạy:
I. Tổ chức(1p)
II. Kiểm tra.(p) Không.
III. Bài mới.
 1. Đặt vấn đề.(1p) Sự cần thiết phải có tiết trả bài để học sinh phát huy và khắc phục những kết quả cụ thể của bài KT.
 2. Triển khai bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
G/V yêu cầu: H/S đọc câu hỏi trắc nghiệm?
?ý kiến về chọn P/A đúng?
G/V: Nhận xét việc làm bài phần trắc nghiệm của H/S?
+G/V yêu cầu học sinh đọc câu 1 của bài KT văn?
?Yêu cầu của câu 1 là gì?
(Nêu yêu cầu cụ thể về nội dung và diễn đạt?)
+G/V: Nhận xét việc làm câu 1 của H/S.
(Những điểm tốt và 1 số hạn chế cụ thể; nêu kq’ cụ thể một số bài khá, giỏi).
+G/V yêu cầu HS đọc câu 2 của bài KT văn?
?Yêu cầu của câu 2 là gì?
(Nêu yêu cầu cụ thể về ND về diễn đạt)
+G/V: Nhận xét việc làm câu 2 của HS.
+Những lỗi, những điểm còn hạn chế trong diễn đạt ở câu 2 (G/V nhận xét).
* Hoạt động 2.
+G/V trả bài cho học sinh.
+H/S tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong bài KT của mình.
* Hoạt động 3.
+H/S: Tự sửa lỗi trong việc viết đoạn ở câu 2.
+H/S: Đề xuất những thắc mắc (Nếu có)
+G/V: Kiểm tra phần chữa bài của học sinh.
I. Đề bài, yêu cầu của đề:
A.Phần trắc nghiệm
Tên tác giả
Châu, Nước
Tên tác phẩm
(Hoặc tên đoạn trích)
Đê-ni-ơn Đi-phô.
Âu, Anh.
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Rô-bin-xơn Cru-xô)
Lê Minh Khuê
Á, Việt Nam
Những ngôi sao xa xôi.
Nguyễn Minh Châu.
Á, Việt Nam
Bến quê.
Mô-pa-xăng.
Âu, Pháp.
Bố của Xi – mông.
MS 01.
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
C
D
B
B
MS 02.
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
D
C
A
D
B.Phần tự luận:
*Yêu cầu Câu 1: Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Nhĩ trong phần trích học; Qua đó NMC muốn gửi gắm triết lí về cuộc đời, con người: Hãy biết yêu quý những vẻ đẹp bình dị., gần gũi, thân thiết trong cuộc đời, thức tỉnh về những giá trị của vẻ đẹp ấy.
 +Nhận xét: Phần phân tích cảm xúc của nhân vật Nhĩ đã làm rõ sự thể hiện với thiên nhiên, cảnh vật của quê hương với gia đình, những người gần gũi. Tình cảm cảm xúc của Nhĩ giống như một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn. Phần gửi gắm triết lí của TG nêu còn thiếu chưa sâu sắc.
*Yêu cầu Câu 2: Hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là sự cống hiến hết mình dũng cảm, anh hùng.
Trong những cuộc thử lửa đầy cam go tâm hôn của họ vẫn hồn nhiên trong sáng, lạc quan, giàu mơ mộng...
+Nhận xét: Thể hiện cảm nghĩ của cá nhân đã tập trung được về những nội dung theo yêu cầu câu hỏi đã nêu.
Tuy vậy còn mắc lỗi ở viết câu văn chưa biểu cảm; cảm nghĩ chưa sâu ở mỗi nội dung.
II.Trả bài cho học sinh:
-H/S nhận bài với kết quả cụ thể về điểm và những nhận xét chung về việc làm bài KT văn.
-H/S tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu trong bài viết của mình
III.H/S tự sửa lỗi và G/V giải đáp thắc mắc (Nếu có). 
-H/S sửa lỗi: Phần tự luận viết lại đoạn văn theo yêu cầu đã nêu.
-G/V giải đáp thắc mắc (Nếu có).
IV. Củng cố (2p)
- G nhấn mạnh những lỗi cần phải rút kinh nghiệm và khắc phục.
V. Dặn dò (1p)
- Tiếp tục sửa lỗi phần viết đoạn văn ở câu 1,2.
- Đọc các tác phẩm truyện hiện đại VN đã học ở lớp 9.
- Tiết sau: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 	
Tiết 174. TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT. 
A. Mục tiêu:
-H/S nhận được kết quả hai bài KT Văn và Tiếng việt của mình.
Nhận ra những điểm yếu, còn hạn chế ở mỗi bài KT và sửa lỗi.
-Giáo dục ý thức thái độ học tập.
B. Phương pháp.
 - Trả bài.
C.Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; Các số liệu của bài kiểm tra để phân tích..
-H/S: Các yêu cầu của bài kiểm tra Văn.
D. Tiến trình bài dạy:
I. Tổ chức(1p)
II. Kiểm tra.(p) Không.
III. Bài mới.
 1. Đặt vấn đề.(1p) Sự cần thiết phải có tiết trả bài để học sinh phát huy và khắc phục những kết quả cụ thể của bài KT.
 2. Triển khai bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
?H/S đọc câu hỏi và nêu Y/C của câu hỏi .
?Đáp án đúng?
G/V: Nhận xét việc làm bài của H/S.
G/V: Chốt lại đáp án đúng ở.
G/V: Trả bài cho H/S
H/S: Tự sửa lỗi trong bài KT?
G/V: Nêu những bài làm điểm cao. Tìm nguyên nhân vì sao có những bài làm rất tốt, có những bài kết quả không đạt yêu cầu.
G/V: Giải đáp những thắc mắc của H/S (nếu có).
I. Đề bài, yêu cầu của đề.
A. Trắc nghiệm.
* MS 01.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
B
B
D
B
A
C
A
B
D
D
D
D
* MS 02.D
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
A
B
A
B
A
D
A
D
B
C
D
B Tự luận.
- Viết đoạn văn hoàn chỉnh, có nội dung lôi cuốn, sinh động. Trình bày rõ ràng, logic. Tối thiểu là 5 câu. (4đ)
- Viết ít nhất mỗi câu có thành phần đúng ở đề bài yêu cầu, được 1 điểm.(3 điểm)
II.Trả bài cho H/S; H/S tự sửa lỗi trong bài KT.
-Sửa lỗi trong bài KT.
-KT phần chữa bài của H/S.
III.Ý kiến đề xuất của H/S và giải đáp thắc mắc của H/S (nếu có)
IV. Củng cố (2p)
- G/V. KT phần chữa bài của H/S.
V. Củng cố (1p)
-Làm các bài tập trong bài ôn tập Tiếng Việt.
-Tiếp tục viết các đoạn văn giới thiệu tác phẩm, tác giả, vận dụng các thành phần câu, sự liên kết câu đã học.
- Tiết sau trả bài kiểm tra tổng hợp.
Ngày soạn:	
Ngày giảng: 	 
 Tiết 175:trả bài kiểm tra văn tổng hợp 
A)Mục tiêu cần đạt:
-H/S nhận được kết quả hai bài KT tổng hợp kỳ II.
-Phát hiện và sửa những lỗi đã mắc của bài KT.
-Giáo dục: ý thức, thái độ học tập.
B)Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; những số liệu cụ thể cần phân tích.
-H/S: Các yêu cầu bài kiểm tra tổng hợp.
C) Tiến trình bài dạy:
*Hoạt động 1. Khởi động.
1)Tổ chức:3)Giới thiệu bài:
Sự cần thiết của việc trả bài, sửa lỗi để hoàn thiện kiến thức; xác định những kiến thức trọng tâm của môn ngữ văn ở THCS.
*Hoạt động 2. Bài mới
G/V: Yêu cầu học sinh đọc lại 20 câu hỏi trắc nghiệm cho mỗi đề yêu cầu H/S:
?Trả lời từng câu hỏi? 
G/V: Nhận xét; kết luận rõ những đáp án đúng.
?Phạm vi kiến thức phần trắc nghiệm hỏi về những nội dung gì?
+G/V yêu cầu H/S đọc đề tự luận.
? H/S trả lời yêu cầu của đề?
?Cần giải quyết nhưũng nội dung cụ thể nào?
+G/V: Kết luận lại đáp án cho phần tự luận.
+G/V: Đọc điểm; yêu cầu học sinh sửa lỗi cho bài KT của mình.
I.Đề bài:
A.Phần trắc nghiệm: 4 điểm.
Đáp án: Đề 1: 
Câu 1: D Câu 11: A
Câu 2: A Câu 12: C
Câu 3: A Câu 13: D
Câu 4: B Câu 14: A
Câu 5: A Câu 15: C
Câu 6: A Câu 16: C
Câu 7: C Câu 17: B
Câu 8: A Câu 18: A
Câu 9: B Câu 19: B
Câu 10: B Câu 20: C
Đáp án: Đề 2: 
Câu 1: A Câu 11: A
Câu 2: D Câu 12: B
Câu 3: B Câu 13: D
Câu 4: D Câu 14: B
Câu 5: A Câu 15: C
Câu 6: A Câu 16: D
Câu 7: C Câu 17: B
Câu 8: C Câu 18: A
Câu 9: C Câu 19: D
Câu 10: B Câu 20: A
B.Phần tự luận: 6 điểm.
*Đề bài: Vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ “Mây Và Sóng” (Ta-Go).
*Đáp án: 
Phần II: Tự luận:
A.Yêu cầu chung:
-Đề bài không đưa ra những định hướng qua việc cụ thể với mục đích không gò ép sự cảm thụ tích cực của học sinh. Tuy nhiên trong bài viết, học sinh phải thể hiện được sự cảm thụ sâu sắc của mình về bài thơ, tự định hướng được vẻ đẹp của bài thơ là những vẻ đẹp gì? ý nghĩa của bài thơ là gì để từ đó bài làm có nội dung, có chủ đề rõ ràng, các luận điểm được tổ chức thành hệ thống mạch lạc.
-Biết cách vận dung các kiến thứuc và kỹ năng khi làm bài nghị luận vê một bài thơ đã được học vào bài làm; Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng trong quá trình làm bài.
B.Yêu cầu cụ thể
1.Mở bài
-Giới thiệu bài thơ “Mây và Sóng”
-Khái quát được vẻ đẹp và ý nghĩa của bài thơ: Đó là vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp cuộc sống con người, của tình người – tình mẫu tử. 
2.Thân bài:
Trình bày những cảm nhận của người viết về vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ:
a)Vẻ đẹp của bài thơ:
*Vẻ đẹp tình mẫu tử: Bài thơ là lời độc thoại của em bé với mẹ. Em đã thổ lộ tình cảm của mình với mẹ một cách tự nhiên. Nhưng đây không phải là lời bộc lộ thông thường mà là sự thổ lộ trong tình huống có thử thách.
Học sinh nêu hai tình huống thử thách: Lời rủ rê, mời gọi của những người sống trên mây và những người sống trong sóng.Mặc dù hình thức tổ chức câu thơ, ý thơ ở hai phần là tương đối giống nhau nhưng ẩn sau những những hình ảnh của từng phần là mạch cảm xúc phát triển, lời mời gọi quyến rũ hơn lời mời gọi trước.
/Lời gọi từ mây: Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà- Bọn tớ chơi với vầng trăng bạc
/Lời gọi từ sóng: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn – Bọn tớ ngao du nơi này, nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào.
...
Em bé đã phần nào bị lôi cuốn nhưng em không đánh đổi thú vui chơi với việc xa rời mẹ. Tình thương yêu mẹ đã chiến thắng lời mời gọi của những người sống trên mây và trong sóng.
Tình cảm với mẹ, sức mạnh của tình mẫu tử đã kéo tâm hồn phiêu lưu của em về với cuộc sống, về với mẹ.
II.Trả bài cho H/S:
Đọc điểm và cho học sinh nhận xét bài làm của mình so với yêu cầu đáp án đã nêu.
Sửa những lỗi còn mắc trong bài KT.
III.Giải đáp những thắc mắc của H/S (Nếu có).
*Hoạt động 3. luyện tập
G/V: Nêu yêu cầu phần luyện tập.
(Yêu cầu chữa lỗi đã mắc)
-Yêu cầu của bài KT
-G/V KT phần chữa bài của H/S những lỗi còn mắc là gì.
*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò
G/Vnêu Y/C về nhà
(3 yêu cầu)
+Chú ý: Nghị luận về những tác phẩm VH hiện đại VN.
-Học lại các bài ôn tập về Văn, Tiếng Việt và TLV ở SGK NV9 kỳ II.
-Tập viết các bài văn theo 4 dạng nghị luận đã học ở lớp 9.
-Học thuộc lòng các bài thơ hiện đại VN; tóm tắt được những tác phẩm truyện hiện đại VN.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 9 CA NAM.doc